Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế tổng kết công tác y tế năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016

Thứ sáu, 16:18 15/01/2016 | Y tế

GiadinhNet - Sáng 15/1, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác y tế năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 và nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016-2020.

Tham dự Hội nghị, có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, các Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, đoàn thể….


Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Y tế năm 2015

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Y tế năm 2015

Những kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân

Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế trình bày tại Hội nghị cho thấy, năm 2015 ngành Y tế đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nỗ lực phấn đấu để thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề án, chính sách, các nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 5 năm và hàng năm, 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế nhiệm kỳ 2011-2016.

Trong giai đoạn 2011-2015, tình trạng sức khỏe của người dân có những cải thiện đáng kể thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản như: Tuổi thọ trung bình tăng từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,3 tuổi năm 2015;  tỉ số tử vong mẹ giảm từ 68/100.000 trẻ sinh sống năm 2010 xuống khoảng 58,3/100.000 trẻ sinh sống năm 2015; tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 15,8‰ năm 2010 xuống còn 14,73‰ năm 2015; tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 23,8‰ năm 2010 xuống còn 22,12‰ năm 2015; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 17,5% năm 2010 xuống khoảng 14,1% năm 2015.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị

Hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015 và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế đã đạt và vượt mức kế hoạch.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng luật, văn bản dưới luật, chiến lược, chính sách quan trọng đã được xây dựng và ban hành tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động; bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố và kiện toàn; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế ngày càng tăng cao.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, đã triển khai việc xử lý văn bản điện tử tới tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, công bố 20 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 10 dịch vụ công mức độ 4 thuộc các lĩnh vực an toàn thực phẩm, quản lý trang thiết bị y tế, quản lý dược, quản lý môi trường y tế.

Công tác y tế dự phòng được tăng cường, ngành y tế tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn kịp thời nhiều dịch bệnh dịch trong nước bùng phát, kiểm soát không để các dịch bệnh mới nổi như Ebola, H7N9, MERS-CoV... có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

Công tác khám chữa bệnh có những chuyển biến rõ rệt, được người dân đánh giá cao. Các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú; số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật năm sau tăng hơn so với năm trước, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm. Số giường bệnh trên vạn dân tăng từ 21,5 giường năm 2011 lên 24 giường năm 2015 (nếu tính số giường bệnh thực kê thì tăng từ 24,7 lên 31,4 giường bệnh trên vạn dân). Quy trình khám bệnh đã giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8 bước tùy theo loại hình khám bệnh, so với năm 2012 thời gian khám bệnh giảm trung bình 48,5 phút trên một lượt khám bệnh.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, góp phần giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tính đến nay đã hoàn thành được 610/766 bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh và huyện được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, hệ thống bệnh viện vệ tinh được hình thành tại hầu hết các tỉnh.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác của ngành y tế cũng được đẩy mạnh góp phần vào những thành tựu chung của ngành y tế như công tác y tế cơ sở, thanh kiểm tra, truyền thông giáo dục sức khỏe, hợp tác quốc tế, y học cổ truyền, sức khỏe bà mẹ trẻ em, tài chính y tế.

Trong công tác DS-KHHGĐ, báo cáo nêu rõ: Năm 2015, số trẻ em sinh ra tăng 1,4%, trong đó số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên tăng 0,39% so với cùng kỳ năm 2014; tỷ số giới tính khi sinh cả nước là 112,8. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc sàng lọc trước sinh lần 1, lần 2 tăng 31,8%, 32,7%; sàng lọc sơ sinh tăng 1% so cùng kỳ năm 2014.

Chất lượng dịch vụ DS-KHHGĐ từng bước được nâng cao, công tác truyền thông được đẩy mạnh với nhiều hình thức tới nhiều đối tượng khác nhau. Dịch vụ KHHGĐ được đưa đến gần với người dân tại 5.700 xã có vùng mức sinh cao, vùng khó khăn. Bảo đảm cung cấp đủ các phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo quy định, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tranh thai.

Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Trong thời gian qua ngành y tế đã chuẩn bị cho việc xây dựng các chính sách, chương trình hành động phù hợp, triển khai Đề án Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 29 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người cao tuổi cao.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng tự hào, nhưng năm qua, công tác Y tế vẫn tồn tại một số khó khăn, thách thức. Đầu tư của Nhà nước cho y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chưa có nguồn vốn đầu tư cho trạm y tế xã và y tế dự phòng tuyến huyện; tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao (khoảng 45%); người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế chiếm 25% dân số, khả năng cân đối quỹ BHYT và chia sẻ rủi ro còn thấp.

Khả năng tiếp cận của các cơ sở y tế tư nhân với các chính sách ưu đãi còn nhiều khó khăn, tỷ lê giường bệnh tư trên 10.000 dân mới đạt 1,1 giường. Giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ; việc điều hành, quản lý các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện công chậm được đổi mới; chưa có các mô hình, phương thức quản trị bệnh viện công phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vẫn còn có sự chênh lệch lớn về chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số về sức khỏe của người dân giữa các vùng, miền, tạo ra sự thiếu công bằng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đào tạo nhân lực y tế còn nặng về truyền đạt lý thuyết, khả năng thực hành hạn chế; việc phân bổ nguồn nhân lực y tế chưa hợp lý, thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng giữa các vùng, các tuyến…

9 nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện trong giai đoạn 2016-2020

Tại Hội nghị, ngành Y tế đã xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:

Giảm quá tải bệnh viện: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm tải, nâng cao chất lượng dịch vụ theo quy định tại Quyết định 92/QĐ-TTg của Chính phủ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao; hiện đại hóa và kết hợp chặt chẽ giữa YTDP và y tế hiện đại, giữa phòng bệnh và chữa bệnh.

Phát triển y tế cơ sở: Tập trung, ưu tiên đầu tư để tạo bước chuyển biến toàn diện về tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động của y té cơ sở, nâng cao chất lượng và hiệu qảu chăm sóc sức khỏe ban đầu; phát triển đội ngũ bác sĩ gia đình và lồng ghép mô hình bác sỹ gia đình vào y tế tuyến cơ sở.

Chú trọng công tác y tế dự phòng: Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu phù hợp với tình hình mới, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lương; chủ động phòng chống các bệnh dịch xâm nhập từ bên ngoài, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra; từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm có hiệu quả; tăng cường công tác y tế.

Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác phòng bệnh và khám, phát hiện và điều trị. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ y tế, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; bảo đảm cân đối trong phân bổ nguồn nhân lực y tế giữa các vùng, các tuyến, giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

Tiếp tục đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, hoàn thành việc chuyển ngân sách cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, y tế cơ sở, hỗ trợ các đối tượng  chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn tham gia BHYT, thực hiện BHYT theo hộ gia đình nhằm tăng độ bao phủ, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, giảm tỷ trọng chi tiêu tiền túi xuống dưới 40% tổng chi cho y tế vào năm 2020. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường xã hội hóa triển khai một số dự án PPP trong lĩnh vực y tế.

Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý an toàn thực phẩm, dược, vaccine, sinh phẩm và trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp dược, bảo đảm đủ thuốc, sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước cho công tác CSSK nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật để sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, trang thiết bị trong nước có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Tập trung đổi mới, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương theo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực các tuyến.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe: Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác truyền thông y tế giữa ngành Y tế và các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí. Nâng cao hiệu quả, tính chủ động của công tác truyền thông cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy, đảng, chính quyền, các cơ quan truyền thông, dư luận và mỗi người dân. Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top