Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16

GiadinhNet - 13/23 tỉnh, thành đang giãn cách theo Chỉ thị 16 tăng ca mắc trong tuần qua. Riêng TP. HCM, Bình Dương, số ca mắc mới vẫn ở mức cao (với khoảng 50% ghi nhận tại cộng đồng) và có xu hướng gia tăng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sáng 29/8.

13/23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 gia tăng ca mắc cộng đồng do đang tăng cường xét nghiệm diện rộng

Sáng 29/8, báo cáo tại cuộc họp trực tuyến giữa Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn tại 20 tỉnh, thành phố do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, từ 19/7 đến nay, 23 tỉnh, thành giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 ghi nhận 343.686 ca mắc.

Trong giai đoạn tăng cường thực hiện giãn cách xã hội từ 22-28/8, 23 địa phương này ghi nhận 78.147 ca mắc. Số mắc mới trong cộng đồng theo ngày có xu hướng gia tăng do các địa phương này đang tăng cường xét nghiệm diện rộng.

So với tuần trước đó, có 13/23 địa phương có số mắc mới tăng, trong đó Bình Dương tăng 1,5 lần với 14.689 ca và gấp 2 lần số mắc tăng của 12 tỉnh còn lại cộng lại. 10 địa phương ghi nhận số mắc giảm so với tuần trước đó là Long An, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cần Thơ, Phú Yên, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Nhận định chung về tình hình dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. TP. HCM, Bình Dương có số ca mắc mới vẫn ở mức cao (với khoảng 50% ghi nhận tại cộng đồng) và có xu hướng gia tăng. Tại Long An, Tiền Giang, số ca mắc tại cộng đồng đã có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức cao (chiếm khoảng 30-50%).

Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Các tỉnh còn lại tại khu vực miền Nam, tình hình dịch đang từng bước được kiểm soát; số ca mắc được phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng (khoảng 7-15%) có xu hướng giảm dần. Các tỉnh như Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Phước, Sóc Trăng, Bến Tre có số ca mắc tại cộng đồng thấp, trung bình dưới 20 ca/ngày, đa số rõ nguồn lây.

Tại Hà Nội và các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, dịch bệnh cơ bản trong tầm kiểm soát do thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội sớm, kịp thời. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn nên vẫn có thể ghi nhận thêm các ổ dịch mới.

Tại TP HCM, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết xu hướng tử vong tăng nhanh trong tuần từ giữa tháng 7 và cao nhất vào tuần thứ 2 và thứ 3 tháng 8. Xu hướng này giống nhau giữa các tầng điều trị và hiện đang có xu hướng giảm do hiệu quả bước đầu triển khai tích cực các biện pháp như: Triển khai gói điều trị F0 tại nhà, trạm y tế lưu động (411 trạm y tế tại TP. Hồ Chí Minh); hỗ trợ, hội chẩn, chỉ đạo chuyên môn từ Trung tâm hồi sức tầng 3 xuống các bệnh viện quận/huyện và bệnh viện dã chiến; vận hành các trung tâm hồi sức (tầng 3).

Các giải pháp đã có hiệu quả giảm số ca tử vong; mặc dù số ca phát hiện vẫn khá lớn, cao hơn trung bình những ngày trước khi triển khai xét nghiệm diện rộng.

Huy động tổng lực nhân lực, thuốc, trang thiết bị cho TP HCM và các tỉnh phía Nam

Về tiêm chủng vaccine COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến ngày 28/8, cả nước đã tiêm được 19.223.460 liều. 19 tỉnh phía Nam đã được phân bổ 12.306.010 liều vaccine, trong đó đã triển khai tiêm chủng được 10.551.088 liều (đạt 85,7%), 650.503 người tiêm đủ 2 mũi.

Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16  - Ảnh 2.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại TP HCM.

Riêng TP HCM đã triển khai tiêm chủng được 5.786.586 liều vaccine (đạt 81.6%), trong đó có 187.752 người tiêm đủ 2 mũi. Các địa phương đang triển khai tiếp nhận 810.150 liều vừa được phân bổ.

"Bộ Y tế đã huy động tổng lực ngành y tế cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Trên 16.000 y, bác sỹ và cán bộ y tế hỗ trợ cho khu vực này"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Bộ trưởng cũng cho hay Bộ Y tế đã điều động số lượng lớn các trang thiết bị, máy thở, vật tư thuốc men cho các địa phương này; thiết lập và vận hành hiệu quả 11 trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng tại khu vực phía Nam, riêng TP HCM đã có 6 Trung tâm (Trung tâm thứ 6 đặt tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng quận Tân Bình do Bệnh viện Thống Nhất điều hành) với lượng lớn số giường cấp cứu và đã có những kết quả tích cực trong việc giảm tử vong.

V.Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top