Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ chủ quan, con mắc ho gà dễ gặp biến chứng nặng

Thứ tư, 08:30 30/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, ho gà là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có nhiều biến chứng. Tuy nhiên, vì triệu chứng của ho gà khá giống với những chứng bệnh ho, cảm thông thường nên nhiều bố mẹ có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về cho con uống. Đến khi thấy trẻ ho nặng, cơ thể bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp, nhiều trường hợp đã tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm phòng vaccine là biện pháp hữu hiệu để ngừa bệnh cho trẻ nhỏ. Ảnh: N.Mai
Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm phòng vaccine là biện pháp hữu hiệu để ngừa bệnh cho trẻ nhỏ. Ảnh: N.Mai

Bệnh lây lan nhanh, có nhiều biến chứng nặng

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu thành công một ca bệnh ho gà bị biến chứng nặng. Theo đó, bệnh nhân là một bé gái 16 tháng tuổi, trú tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) bị ho kéo dài kèm sốt cao, đã được điều trị cơ sở y tế địa phương nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh trong tình trạng ho nhiều, sốt cao kèm khó thở. Tại đây, các bác sĩ tiến hành thăm khám, hội chẩn và xác định bệnh nhân bị suy hô hấp, viêm phế quản, thiếu máu do biến chứng của bệnh ho gà. Bệnh nhi được lọc máu liên tục và điều trị tích cực. Sau 20 ngày điều trị, cháu bé có thể tự thở, hết ho sốt và sức khỏe đã ổn định trở lại.

Các bác sĩ trực tiếp điều trị cho cho biết, đây là một trong những ca bệnh nặng do biến chứng của bệnh ho gà. Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca mắc ho gà. Tuy nhiên, điều đáng nói, phần lớn trẻ mắc ho gà nhập viện và có diễn biến nặng đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ hết các mũi phòng bệnh này.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà gây nên, lây theo đường hô hấp. Khi mới mắc bệnh, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Sau đó, các biểu hiện này tăng dần, khiến trẻ ho từng cơn, các cơn ho xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Trong cơn ho, trẻ có tiếng thở rít, nôn dãi trắng và rất dính. Trẻ ho từng chập 15-20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, tím tái, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, chỉ thấy trẻ tím tái do ngừng thở, trẻ nhỏ có thể tử vong trong cơn ho. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề.

ThS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ho gà là bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng như gây viêm phổi nặng. Đây là biến chứng rất hay gặp, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng. Biến chứng nguy hiểm tiếp theo là viêm não, gây tỷ lệ tử vong rất cao ở trẻ. Ngoài ra, còn một số biến chứng khác như xuất huyết não, xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải và rất nhiều vấn đề phức tạp khác.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho gà

Theo các chuyên gia, vì triệu chứng của ho gà rất giống với những chứng bệnh ho, cảm thông thường nên nhiều bố mẹ có tâm lý chủ quan, tự chữa tại nhà cho con vô tình khiến trẻ bị bệnh nặng thêm. Sai lầm thường gặp của bố mẹ là cho con mặc quá nhiều quần áo để giữ ấm khiến trẻ gia tăng tình trạng sốt cao, ngột ngạt và đôi khi cảm thấy khó thở.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng cho trẻ dùng kháng sinh sớm hoặc dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có thể làm trẻ gặp phải một số biến chứng không đáng có. Một số phụ huynh thắc mắc, tại sao những trẻ sơ sinh được chăm sóc cẩn thận tại nhà, không tiếp xúc với người lạ nhưng vẫn bị lây bệnh, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội) lý giải: Đến 2 tuổi, phổi ở trẻ nhỏ mới phát triển hoàn thiện, do vậy khả năng đề kháng với các yếu tố bên ngoài còn yếu. Trong khi môi trường sống của chúng ta luôn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển nhanh và gây hại đến trẻ. Bên cạnh đó, sở dĩ trẻ dễ bị lây bệnh một phần cũng do người lớn. Chẳng hạn, sau khi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đi ngoài đường, tiếp xúc với nhiều khói bụi và các nguồn ô nhiễm, về nhà chưa thực hiện vệ sinh (tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh tay...) đã tiếp xúc, ôm hôn, bế ẵm trẻ. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ ngoài môi trường tự nhiên xâm nhiễm gây bệnh cho trẻ. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, bản thân bà làm trong bệnh viện - môi trường có vi khuẩn nhưng không bị nhiễm bệnh do sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, bà lại vô tình mang vi khuẩn đó về nhà khiến con bị lây bệnh. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyến cáo, việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ là việc làm rất cần thiết để bảo vệ trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo, ho gà là bệnh có tính lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cũng cần phải tránh nguồn lây nhiễm bệnh cho trẻ như hạn chế tiếp xúc nơi đông người; hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày cũng như đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ mắc ho gà cũng rất quan trọng. Theo ThS.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản nhất trong điều trị ho cho trẻ là sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và chế biến chúng ở dạng lỏng, dễ nuốt. Tuyệt đối không ép trẻ ăn sau khi ho vì sẽ gia tăng tình trạng nôn trớ. Nên cho trẻ nghỉ một thời gian và cho trẻ ăn trở lại bằng cách cho ăn ít một và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho trẻ.

Để đề phòng bệnh ho gà, Bộ Y tế khuyến cáo, phụ huynh nên cho con tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh ho gà. Lịch tiêm cụ thể như sau: Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai 1 tháng; mũi thứ tư tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top