Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng

Thứ năm, 16:14 12/09/2019 | Y tế

GiadinhNet - Đến hết ngày 31/7/2019, nhờ những nỗ lực vận động tiêm chủng số ca bệnh sởi đã giảm rõ rệt; trong khi bệnh sốt xuất huyết đang bước vào mùa dịch theo diễn biến hàng năm với số ca hàng tuần tăng nhanh; bệnh tay chân miệng ổn định.

Bệnh sởi đang giảm mạnh

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng - Ảnh 1.

Bệnh sởi ở TPHCM giảm mạnh do nỗ lực của cả cộng đồng chung tay phòng chống bệnh sởi. Ảnh: TTXVN

Trong tháng 7 đầu năm 2019, toàn thành phố có 269 ca sởi được báo cáo (trong đó có 141 ca nội trú và 118 ca ngoại trú), giảm 24% so với tháng 6 và giảm 82% so với tháng 1 – tháng có số ca bệnh cao nhất kể từ tháng 8/2018; diễn tiến này cho thấy vụ dịch sởi 2018 – 2019 đã đi vào giai đoạn cuối. 

Sự sụt giảm mạnh số ca bệnh sởi trong 4 tháng qua là kết quả từ những nỗ lực rất lớn của cả cộng đồng chung tay phòng chống bệnh sởi. Chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi – rubella đã bao phủ cho 97,2% trẻ em sinh các năm từ 2014 – 2017. 

Hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm vét thường xuyên được đôn đốc nhằm tiêm chủng đúng lịch cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó các hoạt động truyền thông đại chúng nhằm vận động tiêm chủng cho các độ tuổi lớn hơn, hoạt động kiểm soát ca bệnh, hạn chế lây lan tại cộng đồng cũng góp phần làm giảm số ca bệnh sởi.

Để thực hiện mục tiêu, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp như tăng cường các hoạt động quản lý đối tượng và truyền thông vận động trong tiêm chủng thường xuyên, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng công và tư tuân thủ lịch Tiêm chủng mở rộng...

Bệnh sốt xuất huyết vào mùa cao điểm hàng năm

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng - Ảnh 2.

Người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Trong tháng 7, số ca sốt xuất huyết tại thành phố được báo cáo là 6456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3696 ca nội trú và 2760 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 7 tháng qua là 31.787 ca (gồm 18.255 ca nội trú và 13.532 ca nội trú); tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018. Diễn tiến của bệnh tương tự như mùa dịch những năm trước, với mùa dịch bắt đầu từ tháng 6 năm trước và kết thúc khoảng tháng 3 năm sau.

Tại thành phố Hồ Chí Minh các hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết luôn là các hoạt động cốt lõi của Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm hàng năm với thông điệp xuyên suốt là "Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết". 

Tuy nhiên để kiểm soát được lăng quăng và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì phải xuất phát từ những hành động cụ thể của từng người, từng gia đình, từng cơ quan, công sở. Những hành động rất đơn giản, nhưng nếu chúng ta nhớ và làm hàng ngày sẽ góp phần giảm nguy cơ lây lan một căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ cho bản thân và mọi người xung quanh.

Thực hiện chỉ thị 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Sở Y tế Thành phố đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận huyện khẩn trương tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết, đã gửi văn bản đến các Ủy ban nhân dân quận huyện để phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm soát sốt xuất huyết tại từng địa phương; phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Giáo Dục – Đào tạo tổ chức các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng và các cơ quan tổ chức; giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật tham mưu tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng và chiến dịch truyền thông tại thành phố. 

Chiến dịch năm nay sẽ tập trung vào các giải pháp tác động đến hành vi của cá nhân trong phòng bệnh sốt xuất huyết, để "diệt lăng quăng" không chỉ là "công tác" của một cơ quan nào đó làm theo một kế hoạch, có thời hạn mà phải là "hành động" hàng ngày của mỗi công dân. Phương châm của các chiến dịch này là "Cuối tuần không lăng quăng, Cả tuần không có muỗi".

Bên cạnh việc truyền thông các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà rất cần được quan tâm. Trong 7 tháng qua, TPHCM có 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; trong đó có đến 5 bệnh nhân là người lớn, 2 bệnh nhân còn lại đều ở độ tuổi thiếu niên. Hầu hết các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện muộn. Ca bệnh là người lớn cũng chiếm hơn 40% tổng số ca bệnh. 

Trước đây bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ. Người lớn mắc bệnh, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sỹ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 21 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 7 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top