Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh không lây nhiễm (1): Phát hiện sớm và phòng bệnh hen suyễn

Thứ năm, 15:39 30/05/2019 | Y tế

GiadinhNet - Hen suyễn hay hen suyễn là bệnh mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Bệnh gây sưng phù, sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở; gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh.

Bệnh hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp thường gặp nhất, ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới với khoảng 250 ngàn bệnh nhân tử vong hàng năm do hen.

Tại Việt Nam, có 4,1% dân số bị mắc bệnh hen suyễn, nhưng chỉ có 29% trong số đó được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen suyễn. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng, điều này gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh không lây nhiễm (1): Phát hiện sớm và phòng bệnh hen suyễn - Ảnh 1.

Hen suyễn là một bệnh lý của đường phế quản, có hai đặc điểm cơ bản đó là co thắt đường thở và hiện tượng sưng viêm trong lòng phế quản. Ảnh minh họa

Phát hiện sớm bệnh hen suyễn

Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu chứng vừa là tất cả phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa hen phế quản thực chất là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.

Nếu hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; tâm phế mãn tính; suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Bệnh không lây nhiễm (1): Phát hiện sớm và phòng bệnh hen suyễn - Ảnh 2.

Hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt nếu làm đúng cách. Ảnh minh họa

Làm sao để dự phòng bệnh?

Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự nóng lên của trái đất khiến bầu không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và độc hại. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp, trong đó có hen phế quản gia tăng. Vì vậy một biện pháp an toàn, dễ dàng sử dụng và không tốn kém được khuyên dùng cho bạn đó là luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Cách thức này rất hiệu quả để hạn chế khói bụi và các vi sinh vật nhỏ bé trong không trung có thể lọt vào hệ thống hô hấp của bạn.

Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói t huốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà. Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.

Giữ ấm cơ thể: Tác nhân dễ khiến bạn mắc phải những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Chính vì vậy mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc trở rét bạn nên hạn chế ra ngoài đường. Tuy nhiên với cuộc sống bận rộn và công việc liên miên thì cơ hội được làm "gấu ngủ đông" của bạn chắc chắn là rất hiếm. Vì thế nên bạn hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khăn, mũ, áo choàng, cùng như găng tay và tất thật ấm áp để bảo vệ mình trước sự lạnh lẽo của khí trời.

Tập thở: Động tác tập thở cũng đơn giản: Tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top