Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ban Quản lý dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm chính tiếp cận dịch vụ

GiadinhNet - Gỡ bỏ các rào cản về mặt pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV, tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Đó là một trong số mục tiêu Dự án VUSTA hướng đến và thực hiện hiệu quả trong suốt thời gian qua.


Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong việc thực hiện Dự án. Ảnh: T.G

Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong việc thực hiện Dự án. Ảnh: T.G

Đại diện cho những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV

Kể từ khi tham gia vào Cơ chế điều phối Quốc gia Việt Nam về quản lý viện trợ của Quỹ Toàn cầu (năm 2011) và trở thành thành viên của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (năm 2012), VUSTA đã tăng cường trao đổi với Ủy ban Quốc gia, các Bộ ngành, tổ chức và dự án có liên quan, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh, các cơ quan truyền thông… để phát huy vai trò đại diện tiếng nói và quyền lợi của những người có nguy cơ cao, nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, VUSTA cũng tìm kiếm cơ chế tài chính hỗ trợ cho sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và các nhóm chính; khuyến khích sự đối thoại giữa các tổ chức xã hội với nhau và giữa các tổ chức với các cơ quan xây dựng chính sách.

Dự án đã hỗ trợ việc hình thành và phát triển 99 tổ chức dựa vào cộng đồng, với 1.383 tiếp cận viên đồng đẳng, để thực hiện các hoạt động dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ toàn diện, đồng thời tăng cường năng lực để đảm bảo tính bền vững thông qua các hoạt động tập huấn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, cung cấp trang thiết bị làm việc và hỗ trợ thuê văn phòng. Dự án cũng hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới cho 4 mạng lưới quốc gia là: Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam, mạng lưới người sử dụng ma túy, mạng lưới hỗ trợ người lao động tình dục và mạng lưới Nam quan hệ tình dục đồng giới và Người chuyển giới Việt Nam, hơn 70% các tổ chức cộng đồng tham gia Dự án hiện là thành viên của các mạng lưới này.

VUSTA đã điều phối và tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế hoạt động trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tiến hành đối thoại với đại diện ban ngành liên quan ở Trung ương và địa phương về các chính sách và vấn đề liên quan đến HIV/AIDS thông qua các hội thảo thường niên với sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng và các mạng lưới trong phòng, chống HIV/AIDS.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi

Với mục tiêu tất cả người nhiễm HIV/AIDS đều được tiếp cận điều trị ARV thông qua bảo hiểm y tế, Dự án đã đề xuất triển khai thí điểm hoạt động này từ tháng 6/2017 tại Hải Phòng.

Mô hình thí điểm tại Hải Phòng được mong đợi sẽ là mô hình thành công để có thể chia sẻ với các địa phương khác. Và nhóm Sống tích cực – một tổ chức cộng đồng của người nhiễm HIV tại Hải Phòng, đồng thời là thành viên của Liên minh Hỗ trợ Tuân thủ điều trị dành cho người nhiễm HIV được lựa chọn làm đối tác thực hiện hoạt động. Theo chỉ tiêu cam kết trong năm 2017, nhóm sẽ hỗ trợ cho 720 khách hàng chuyển đổi điều trị HIV thành công sang bảo hiểm y tế và 50% số khách hàng sẽ được hỗ trợ tái khám và nhận thuốc đúng hẹn 3 tháng liên tục sau khi được chuyển đổi điều trị sang cơ sở điều trị bằng bảo hiểm y tế tuyến quận, huyện

Tiếp đó, VUSTA cũng đẩy mạnh việc quảng bá về hình ảnh, vai trò của các tổ chức cộng đồng trên một số phương tiện truyền thông. Xuất bản bản tin chuyên đề phổ biến kiến thức dưới dạng số hóa để truyền đạt các thông tin đến các mục đích phổ biến thông tin, kiến thức cập nhật về phòng, chống HIV/AIDS cho hệ thống Liên hiệp hội địa phương tại 15 tỉnh/thành phố thực hiện Dự án và các tổ chức cộng đồng. Tổ chức cuộc thi viết bài về HIV/AIDS. Đối tượng tham gia là các anh chị em trong cộng đồng những người dễ bị tổn thương, các thành viên, tiếp cận viên các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội, lãnh đạo các nhóm tổ chức cộng đồng của Dự án.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Dự án đã tổ chức các hội thảo, tọa đàm: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tài chính cho các tổ chức xã hội” (3/2017) với mục đích chia sẻ kết quả cuối cùng của nghiên cứu “Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dưới góc độ tài chính”. Cũng trong tháng 3/2017, Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật trợ giúp pháp lý” đã thảo luận về các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thương do HIV/AIDS; đồng thời tổng hợp các ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội với dự thảo Luật trợ giúp pháp lý. Hội thảo cũng đã tổng kết hoạt động phối hợp với Hội Luật gia thực hiện thí điểm hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng chính của Dự án tại 5 tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.

Trong tháng 5/2017, Dự án tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS”. Hội thảo đã chia sẻ kinh nghiệm hoạt động nhằm cải thiện chất lượng chương trình phòng, chống HIV/AIDS; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và thảo luận về các biện pháp nhằm tăng sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị ARV: Dự phòng lây nhiễm HIV; chuyển gửi khách hàng đi xét nghiệm HIV, thực hiện xét nghiệm HIV không chuyên; điều trị ARV và các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.

Song song với các hoạt động trên, Dự án VUSTA tiếp tục duy trì tư vấn pháp luật miễn phí qua đường dây nóng 18001029 về các vấn đề: Liên quan đến hôn nhân-gia đình, dân sự-hành chính: Đất đai, tài sản thừa kế; hình sự: Sử dụng ma túy, hành nghề mại dâm; tham gia chương trình điều trị Methadone, xét nghiệm HIV, điều trị ARV, bảo hiểm y tế. Tính đến hết 30/6/2017, đã có 1.267 cuộc gọi tư vấn qua đường dây nóng.

Đại diện Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ: Trong những năm gần đây, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự đã được minh chứng là một trong những kênh hiệu quả hỗ trợ Ban quản lý Dự án trong triển khai các hoạt động dự án, nhằm đóng góp tích cực trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Do đó, trong thời gian tới, cần phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng trong việc tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của xã hội về HIV/AIDS. Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc huy động nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cho đến nay, 80% nguồn tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến từ các nhà tài trợ nước ngoài. Vì vậy, khi nguồn viện trợ bị cắt giảm, trong cơ chế nhà nước, kinh phí công hay huy động từ doanh nghiệp và cộng đồng để bảo đảm nguồn tài chính là một thách thức lớn. Dự án cũng hy vọng sẽ nhận được nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để bảo đảm những kết quả Dự án đã đạt được và đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

Dự án đã hoàn thiện nội dung và xuất bản các tài liệu truyền thông của Dự án như: Báo cáo thường niên về hoạt động của Dự án; báo cáo tóm tắt nghiên cứu “Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dưới góc độ tài chính”. Duy trì và cập nhật đăng tải tin bài về hoạt động của Dự án trên website của: http://www.aids.com.vn. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình xây dựng chuyên mục, đăng tải bài viết, phóng sự phản ánh sự phát triển của các tổ chức cộng đồng và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức này trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

VUSTA cũng đã huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; báo cáo giữa kỳ về tiến độ thực hiện “10 mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS” tại Việt Nam năm 2012 (Thực hiện Tuyên bố Chính trị 2011 về HIV/AIDS), báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu giai đoạn 2012-2013. Ngoài ra, VUSTA còn chủ động xây dựng Chiến lược tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS và nhiều chính sách, văn bản liên quan đến người nhiễm HIV và các nhóm chính, góp phần tăng cường năng lực cho người nhiễm HIV và các nhóm chính về chính sách và các văn bản, thủ tục pháp luật có liên quan đến HIV/AIDS.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top