Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ban Quản lý Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội

GiadinhNet - Các tổ chức xã hội ngày càng có những đóng góp có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội đang gặp phải những thách thức lớn nhất là ở góc độ tài chính; đòi hỏi sự nỗ lực và những giải pháp sáng tạo của bản thân họ để phát triển bền vững trong bối cảnh mới.


Các tổ chức xã hội có sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: minh họa.

Các tổ chức xã hội có sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: minh họa.

Thành công và thách thức

Trong suốt thời gian qua, các tổ chức xã hội bao gồm: Hội, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức cộng đồng và một phần nào đó là các doanh nghiệp phi lợi nhuận có nhiều đóng góp cho xã hội Việt Nam.

Các tổ chức xã hội đã có một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 43.000 hội, hiệp hội không hưởng ngân sách, hơn 2.000 các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và hàng trăm nghìn các tổ chức cộng đồng. Các tổ chức này góp phần không nhỏ thực hiện công tác an sinh xã hội, trợ giúp người yếu thế, và là kênh truyền thông hiệu quả giữa nhà nước và người dân. Trong một nghiên cứu Dự án VUSTA phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Đại học Y Hà Nội (Báo cáo nghiên cứu thực trạng, vai trò và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Hà Nội, tháng 6, 2015) cho thấy: Các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong dự phòng HIV/AIDS với 3 hoạt động được triển khai nhiều nhất là cung cấp dịch vụ 98,2%, nghiên cứu 93,5% và vận động chính sách 71,1% .

Tuy vậy, trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các tổ chức xã hội đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động. Hiện nay, thách thức lớn nhất cho các tổ chức xã hội trong phòng chống HIV/AIDS là nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động này bị cắt giảm mạnh. Trước tình trạng này, Ban quản lý Dự án Quỹ toàn cầu đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội (VEPR) thực hiện nghiên cứu “Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dưới góc độ tài chính” (Nguyễn Đức Thành và cộng sự. Tháng 5/2017). Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, chính sách quản lý của các tổ chức xã hội hiện nay chưa hiệu quả, không phát huy được năng lực của các tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài các rào cản liên quan đến pháp lý và tài chính, tổ chức xã hội Việt Nam cũng đang gặp phải những rào cản liên quan đến môi trường hoạt động. Trong đó, đáng kể nhất là thái độ của người dân về hoạt động của tổ chức xã hội. Đa số các tổ chức hội, hiệp hội khảo sát gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động của mình. Chỉ có 31% các hội, hiệp hội đạt mức “hiệu quả” và “tuơng đối hiệu quả”. Khi bỏ qua nguồn hỗ trợ từ nhà nước (trực tiếp, gián tiếp và các dịch vụ nhà nước phân bổ), tỷ lệ các hội, hiệp hội hiệu quả trong việc thu hút nguồn lực giảm xuống còn 18%.

Cần có hướng đi sáng tạo, đa dạng

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc thường trực Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Tất các hoạt động nếu không có kinh phí thì không thể thành công. Tuy nhiên, việc các nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm mạnh là xu hướng tất yếu, khi Việt Nam đã bước ra khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình.

Hiện nay, các nhà tài trợ đã chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ kỹ thuật, đòi hỏi các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng phải tự nâng cao năng lực, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới. Do đó, để phát triển bền vững dưới góc độ tài chính, theo TS Phạm Nguyên Hà bên cạnh việc tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương vào các hoạt động để có sự chia sẻ kết quả, phối hợp thì các tổ chức xã hội cần tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm các giải pháp giúp tiết kiệm tài chính. Theo đó, các tổ chức xã hội cần có hướng đi sáng tạo và đa dạng hơn; phải chứng minh được hướng đi của mình để tìm kiếm tài trợ. Các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng cần chuyển sang hoạt động của một doanh nghiệp xã hội, cung cấp các dịch vụ, có chiến lược đầu tư vào các hoạt động đa dạng hơn.

Cùng chia sẻ về vấn đề này PGS.TS Vũ Sỹ Cường (đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) đã đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, cần đơn giản hóa các thủ tục thành lập tổ chức xã hội, quản lý tổ chức xã hội, đặc biệt ở những lĩnh vực phúc lợi xã hội, phục vụ nhóm yếu thế... để tạo điều kiện cho tổ chức xã hội tự huy động nguồn lực dễ dàng hơn, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng tài trợ thiện nguyện không qua các tổ chức nhà nước, hoặc thiện nguyện tự phát đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, địa phương cần xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách rõ ràng cho các tổ chức xã hội, dựa trên nhu cầu phúc lợi địa phương và qua hình thức đấu thầu quỹ hoạt động, theo đúng tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 2015. Đẩy mạnh giao cho các hội chuyên trách, phục vụ thành viên quản lý các nguồn tài nguyên có liên quan đến nguồn lợi của hội viên và thu thuế, đặc biệt là những hội hiện đang gắn liền với các nhiệm vụ được giao của Nhà nước.

“Cần xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể, rõ ràng hơn cho những đóng góp thiện nguyện của doanh nghiệp cho các tổ chức xã hội không thuộc nhà nước, đặc biệt là chính sách về thuế. Cần đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế cho các hoạt động phúc lợi của các tổ chức xã hội, xóa bỏ phân biệt trong việc hỗ trợ hoạt động thiện nguyện do các tổ chức quần chúng công phát động và hoạt động do các tổ chức ngoài công lập phát động”, PGS.TS Vũ Sỹ Cường kiến nghị.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top