Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuyên đêm nối bàn tay bị đứt rời cho bé trai 21 tháng tuổi bị tai nạn máy dập cốc

Thứ hai, 15:35 24/04/2023 | Y tế

GĐXH – Ca phẫu thuật kéo dài gần 8 giờ khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa bao gồm đặt lại xương, đặt lại khớp, cố định xương khớp vững chắc, nối gân cơ, khâu nối các mạch máu và dây thần kinh.

Kỳ tích: Lần đầu tiên tại Việt Nam nối thành công 2 cẳng chân bị đứt rời cho một bệnh nhânKỳ tích: Lần đầu tiên tại Việt Nam nối thành công 2 cẳng chân bị đứt rời cho một bệnh nhân

GĐXH – Theo các bác sĩ, tình hình đứt rời chi thể do mất an toàn trong lao động rất thường gặp, nhưng rất hiếm gặp trường hợp đứt rời cả 2 cẳng chân. Đây là trường hợp đầu tiên được trồng lại cả 2 cẳng chân trên một người bệnh ở Việt Nam.

Ngày 24/4, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã nối thành công chi thể đứt rời cho một bệnh nhi 21 tháng tuổi ở Bắc Ninh.

Cụ thể, 21h ngày 17/4, bệnh nhi được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực của bệnh viện trong tình trạng bàn tay phải bị đứt rời do tai nạn xảy ra với máy dập nắp cốc nước mía.

Ngay khi nhận được thông báo khẩn từ khoa Cấp cứu, khoa Gây mê hồi sức và chống đau đã nhanh chóng thông báo với các bác sĩ ngoại khoa, tạm dừng một số ca phẫu thuật có trì hoãn, đồng thời huy động và chuẩn bị mọi nguồn lực, thuốc men thật kĩ càng để có thể tiến hành phẫu thuật khẩn cấp cho cháu bé.

Xuyên đêm nối bàn tay bị đứt rời cho bé trai 21 tháng tuổi bị tai nạn máy dập cốc - Ảnh 2.

Ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ nối bàn tay đứt rời cho bệnh nhi. Ảnh BVCC

TS.BS Đỗ Văn Minh, Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao cho biết: "Cấu trúc giải phẫu của bàn tay có tính chất phức tạp, chức năng tinh tế nên việc phục hồi cả giải phẫu và chức năng cho người bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhận thức của người thầy thuốc và nhận thức của người bệnh/người nhà người bệnh để quyết định hướng điều trị đúng đắn nhất".

Xuyên đêm tỉ mỉ nối bàn tay cho trẻ

BS Nguyễn Hợp Nhân, Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao cho biết, ở cháu bé này, để đảm bảo cấp máu tốt nhất cho bàn tay và các chức năng về sau này, các bác sĩ đã quyết định nối 2 động mạch và 4 tĩnh mạch, gần như phục hồi toàn bộ mạch máu, phục hồi nguyên trạng cả về thần kinh quay, trụ giữa.

Theo các bác sĩ, trường hợp cháu bé 21 tháng tuổi bị đứt lìa hoàn toàn bàn tay có thể được xem là trường hợp nhỏ tuổi nhất, ít được báo cáo trong y văn. Vi phẫu nối chi thể bị đứt lìa khá phức tạp, các thao tác nối lại rất khó, cần sự khéo léo, tập trung cao độ, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm dày dặn về phẫu thuật vi phẫu.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao - một trong những bác sĩ phẫu thuật chính cho bệnh nhi cho biết: "Bất kỳ cuộc phẫu thuật nối ghép nào cũng tiềm ẩn nguy cơ thất bại, sớm nhất là tắc mạch gây hoại tử bộ phận được nối ghép, trường hợp này, nguy cơ cao hơn do mạch máu nhỏ, máy dập nhựa dễ gây bỏng và tổn thương lòng mạch".

Xuyên đêm nối bàn tay bị đứt rời cho bé trai 21 tháng tuổi bị tai nạn máy dập cốc - Ảnh 3.

Bệnh nhi đang được theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật. Ảnh BVCC

Theo TS.BS Phạm Thị Việt Dung, kỹ thuật nối ghép các bộ phận đứt rời trên bệnh nhân nhỏ tuổi khó hơn rất nhiều so với người lớn. Khó khăn thứ nhất là ca mổ kéo dài, kèm theo mất máu, mất dịch là một thách thức với ekip gây mê hồi sức, đòi hỏi phải xử lý chính xác, kịp thời và rất cẩn trọng trong toàn bộ quá trình phẫu thuật.

Thứ hai, các mạch máu, thần kinh ở vùng này bình thường vốn đã nhỏ bé, cần phải nối dưới kính hiển vi phẫu thuật thì trong trường hợp này, các mạch máu, thần kinh còn nhỏ hơn rất nhiều.

Một khó khăn nữa là các cấu trúc giải phẫu ở trẻ chưa ổn định, đang trong thời kỳ phát triển, rất dễ bị ảnh hưởng sau này như gân, xương, sụn khớp,… nên tất cả các thao tác đều cần sự tỉ mỉ và phải lựa chọn phương án sao cho hạn chế nhất sự ảnh hưởng này.

Cuối cùng là quá trình hậu phẫu cần sự bất động trong thời gian đầu và sau đó là tập phục hồi chức năng, cần sự phối hợp của bệnh nhân thì lại không dễ dàng thực hiện ở trẻ nhỏ do hiếu động, chưa ý thức được cần phải làm gì...

May mắn, sau gần 8 giờ thực hiện xuyên đêm, ca phẫu thuật đã thành công. Sau mổ, hầu như bệnh nhi không có rối loạn gì cả về lâm sàng lẫn xét nghiệm. Theo dõi bàn tay được nối lại tốt (đầu chi hồng ấm), các bác sĩ gây mê tiến hành gây tê thần kinh để giảm đau, và ngừng thuốc an thần cho bệnh nhi tỉnh dậy. Sau 6 giờ tình trạng ổn định, bệnh nhi được chuyển về Đơn vị phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao để theo dõi tiếp.

Hiện tại, bệnh nhi vẫn đang được chăm sóc và theo dõi phục hồi sau mổ, bàn tay hồng ấm và bắt đầu có những cử động lại của ngón tay.

Có nên tiêm nhắc lại vaccine Covid-19

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top