Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường trong các cơ sở y tế tại miền Trung

Thứ hai, 09:00 18/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Hơn 10 năm qua, riêng tại miền Trung, tình trạng nước thải được xử lý thủ công, dụng cụ y tế đã qua sử dụng được thu gom không theo quy trình, các thiết bị xử lý chất thải quá cũ gây ô nhiễm... vẫn còn tồn tại ở những nơi vốn phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn như bệnh viện. Thời gian gần đây, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, bức tranh này đang dần đổi khác. Trong số 53 địa chỉ ô nhiễm của cả nước giai đoạn trước 2015, 13/14 cơ sở y tế tại 5 tỉnh miền Trung đã bắt đầu chung tay hành động với mục tiêu sớm rời khỏi danh sách này.

Nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Đỗ Bá
Nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Đỗ Bá

Xóa nỗi ám ảnh truyền nhiễm từ Viện Lao

Nằm trong nội đô TP Phan Thiết nhưng khu vực xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bình Thuận từng là nơi mà người dân rỉ tai nhau “hạn chế qua lại”. Ngoài tâm lý e ngại vốn có với bệnh nhân lao, hầu hết người dân nơi này còn có sự lo lắng không nhỏ về môi trường và hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện. Sự lo lắng ấy đến từ đâu?

Nếu ai đã từng đến bệnh viện này những năm trước đây sẽ thấu hiểu nỗi lo của người dân hoàn toàn có cơ sở. Theo thống kê của bệnh viện, tổng số bệnh nhân lao đang được quản lý và điều trị trên địa bàn tỉnh xấp xỉ 1.000 người, trong đó có khoảng 500 bệnh nhân có vi trùng. Với một không gian vừa phải, cơ sở vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị chưa đồng bộ thì niềm trăn trở của cơ sở y tế này không chỉ là chữa khỏi cho bệnh nhân mà còn làm sao để phòng ngừa và tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Ông Trương Thế Ngọc, Phó phòng Tổ chức – Hành chính của Bệnh viện cho biết, trước đây, nước thải chỉ được lắng lọc bằng phương pháp thủ công, rất nguy hiểm cho chính bệnh viện và người dân sinh sống quanh khu vực này. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010, hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng phía sau bệnh viện, sử dụng công nghệ vi sinh hiếu khí với công suất thiết kế 80m3/ngày đêm. “Toàn bộ hệ thống xử lý chất thải y tế tại bệnh viện được đầu tư nhờ Chương trình hỗ trợ các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trước đó. Hiện lượng nước thải tại bệnh viện xả vào khoảng 55m3/ngày đêm, được thu gom tập trung và xử lý đạt chuẩn theo quy định hiện hành, ông Ngọc chia sẻ.

Bên cạnh việc xử lý nước thải, hiện giờ bệnh viện cũng đang vận hành hệ thống xử lý chất rắn hiệu MediBurn (công nghệ Hoa Kỳ) sử dụng nhiên liệu Diesel. Hệ thống này có công suất 30kg/mẻ. Ông Ngọc cho biết: “Đối với chất thải rắn lây nhiễm, chúng tôi xử lý vào giữa khuya để tránh làm phiền khu dân cư xung quanh. Ngoài ra, chúng tôi ký hợp đồng với Công ty Môi trường Sao Việt xử lý với chi phí khoảng 16 triệu đồng/năm”. Sự đầu tư kinh phí và thay đổi công nghệ này dù mới chỉ thuộc tầm trung, cũng đã góp phần giải tỏa nỗi lo thường trực của cơ sở y tế, cũng như xóa bớt nỗi e ngại trong người dân. Nhờ những giải pháp này, đến nay Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bình Thuận đã thoát khỏi “danh sách đen” 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tỉnh mà Chính phủ đang quyết tâm xử lý triệt để trên toàn quốc.

Ứng dụng quy trình chuẩn và công nghệ cao cho... rác

Tại Ninh Thuận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh này cũng đang đảm trách hoạt động xử lý, tiêu hủy chất thải y tế rắn với các cơ sở y tế xung quanh thông qua các hợp đồng thường niên. Trung tâm Y tế dự phòng Ninh Thuận là một trong những cơ sở đặc biệt ưu tiên cho việc xử lý chất thải y tế. Người đứng đầu đơn vị này, BS Nguyễn Nhị Linh cho hay: "Dù số lượng chất thải rắn không lớn, mỗi năm trên dưới 600kg, nhưng tính chất nguy hại không hề thấp. Vì vậy chúng tôi thiết lập quy trình xử lý hữu hiệu, nhằm đảm bảo chuẩn an toàn sinh học cấp 2 đối với khu vực xét nghiệm".

Tại Khánh Hòa, hầu hết các bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện tư nhân), Trung tâm Y tế và Trung tâm thuộc hệ dự phòng đều phải tuân thủ Quy chế quản lý chất thải nguy hại một cách nghiêm túc. Các phòng khám đa khoa và chuyên khoa tư nhân, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh ít (dưới 1kg/ngày) thì sẽ ký hợp đồng với Hội Hành nghề y tế tư nhân để thu gom, đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để Công ty Môi trường Việt Xanh vận chuyển và xử lý theo quy trình được chuẩn hóa giống như đối với các cơ sở y tế nhà nước khác.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Diêm (thị xã Ninh Hòa) ngay từ khi đi vào hoạt động năm 2010 đã được đầu tư hệ thống thu gom nước thải và chất thải y tế nguy hại đồng bộ. Quy trình tại đây rất bài bản: Đầu tiên, chất thải y tế nguy hại (bơm, kim tiêm, chai lọ và các sinh, bệnh phẩm…) được phân loại và thu gom theo quy định, hàng ngày được chuyển về lưu kho, sau 24 giờ thì tiến hành xử lý. Với lượng chất thải y tế nguy hại bình quân khoảng 500kg/tháng, cứ 2 ngày bệnh viện xử lý một lần. Đây là hệ thống với công nghệ Nhật Bản, không phát sinh khói nên không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống này có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ đồng, công suất xử lý 120 - 160kg/ngày; khí thải đạt các tiêu chuẩn môi trường quy định.

Bệnh viện Đa khoa huyện Cam Lâm cũng được Sở Y tế đầu tư hệ thống xử chất thải từ năm 2013. “Sau khi được thu gom, phân loại từ các khoa, phòng và vận chuyển đến nhà lưu giữ, rác thải nguy hại sẽ được hệ thống tiêu hủy tập trung theo công nghệ Nhật Bản với công suất từ 15 - 20kg/h”, ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Tổ chức của bệnh viện cho hay.

Báo cáo môi trường y tế bằng phần mềm công nghệ

Ở Thừa Thiên Huế, việc quản lý môi trường y tế đã bắt đầu được thực hiện đồng bộ nhờ công nghệ thông tin. Thời gian qua, hàng chục buổi tập huấn công tác quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý và chuyên trách quản lý chất thải y tế của bệnh viện huyện, thị xã, TP Huế đã được tổ chức.

Từ năm 2015, để quản lý rốt ráo việc xử lý chất thải y tế, Sở Y tế đã giao Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối thống kê, tổng hợp báo cáo tình hình quản lý chất thải y tế, kết quả quan trắc môi trường y tế theo đúng các biểu mẫu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế). Theo đó, các bệnh viện phải sử dụng phần mềm báo cáo công tác quản lý chất thải y tế, cập nhật 32 cơ sở khám, chữa bệnh; 3 cơ sở đào tạo y dược; 2 cơ sở sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế; 18 cơ sở thuộc hệ y tế dự phòng và 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn của tỉnh vào hệ thống, giúp cho việc quản lý trở nên khoa học, đồng bộ và chính xác hơn.

Khi bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân cùng chung tay

Tại Quảng Bình, hiện nay có 8 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 1 bệnh viện tuyến tỉnh và 7 bệnh viện tuyến huyện đều có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tại chỗ. Việc phân loại chất thải tại đầu nguồn đạt tỷ lệ 100%. Việc kiểm tra, báo cáo định kỳ việc xử lý chất thải y tế là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả cơ sở này.

Không dừng lại ở đó, các bệnh viện tỉnh Quảng Bình còn hỗ trợ việc xử lý chất thải cho các cơ sở y tế tư nhân, đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân. BS Nguyễn Việt Phong, Khoa Sức khỏe cộng đồng và dinh dưỡng (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình) thông tin: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực phòng bệnh. Tại Trung tâm có hai bộ phận phát sinh chất thải nguy hại là phòng Tiêm dịch vụ và khoa Xét nghiệm. Tuy nhiên, số lượng chất thải y tế ở đây đều được quản lý và xử lý tốt. Dù cơ sở vật chất, tình hình tài chính còn nhiều khó khăn nên hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng đang xử lý chất thải tại chỗ, song tất cả các yêu cầu về quy trình đều đảm bảo...

Suốt dọc 5 tỉnh miền Trung, khó khăn thử thách trong việc xây dựng môi trường khám, chữa bệnh an toàn vẫn còn dài. Tài chính thiếu thốn, tình trạng quá tải, công nghệ luôn cần được cập nhật... là những thách thức vẫn hiện hữu hàng ngày. Tuy nhiên, với những cố gắng của mình, các bệnh viện địa phương đang xóa dần nỗi lo lắng thường trực của cả bác sĩ, bệnh nhân lẫn cư dân trên địa bàn. Đại diện các Sở Y tế địa phương đều chia sẻ quan điểm chung rằng, hoạt động xử lý chất thải y tế cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững. Bên cạnh nỗ lực gìn giữ môi trường tự nhiên theo quy định hiện hành, việc đầu tư và chuyên nghiệp hóa hoạt động xử lý chất thải y tế còn giúp các cơ sở y tế với đội ngũ y - bác sĩ của mình yên tâm tập trung vào công tác chuyên môn, cứu chữa cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.

Tháng 10/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1788, trong đó nhấn mạnh đến cuối 2015 sẽ tập trung xử lý triệt để, dứt điểm hàng trăm cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên toàn quốc. Dự án Xử lý chất thải y tế của Bộ Y tế là một trong những chương trình đem lại giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý các cơ sở y tế gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các địa phương trong suốt thời gian qua. Rất nhiều bệnh viện Trung ương và địa phương đã cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường và thoát khỏi “danh sách đen” nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ Dự án.

Nhóm phóng viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top