Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ví, giặm Nghệ Tĩnh - từ “thổ sản” đến Di sản văn hóa thế giới

Thứ bảy, 10:06 31/01/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Chẳng biết ra đời từ bao giờ, nhưng ví, giặm Nghệ Tĩnh tồn tại như máu thịt, như hơi thở của người dân xứ Nghệ bao nhiêu đời qua.

Hành trình ấy chứng tỏ sức sống bền bỉ của dân ca ví, giặm, tuy nhiên, sau hào quang vinh danh, vấn đề bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa dân gian này cho xứng đáng với vị thế mới là cả công cuộc khó khăn nhiều thử thách. Từ một hình thức văn nghệ dân gian, dân dã của một cộng đồng người nơi miền Trung nhọc nhằn nắng gió, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Ký ức một thuở…

Không ai còn nhớ nổi hát ví phường vải có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng Kim Liên kể lại rằng: Ví phường vải là làn điệu dân ca độc đáo của Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ, trong đó, Nam Đàn là điển hình. Phường vải xuất hiện cùng với nghề quay xa kéo sợi dệt vải của người nông dân được hát theo lối ứng đối.

 

Nghệ nhânTrần Văn Tư với nỗi niềm ví dặm ký ức một thuở
Nghệ nhânTrần Văn Tư với nỗi niềm ví dặm ký ức một thuở

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Trần Văn Tư xóm Trù 1, Kim Liên, Nam Đàn, một trong những nghệ nhân hiếm hoi có công lưu giữ và truyền dạy hát ví phường vải vẫn còn minh mẫn.

Cụ bảo: "Trước kia, lời ví phường vải thường có các ông đồ bổ sung, chỉnh sửa, sau này tùy theo những sự kiện mà nội dung cũng được thay đổi theo cách trẻ học già, già dạy trẻ". Nói rồi cụ lấy hơi cất giọng: “Nhất vui là cảnh Kim Liên. Cảnh đà có cảnh, người tiên có người….”; rồi “Sáng trăng ngồi gốc cây mai. Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình. Ra về nước mắt trông chừng. Ngóng truông truông rậm, ngóng rừng rừng xa…”

Giọng cụ đã khàn và run nhưng vẫn cuốn hút lạ kì, như sống lại những đêm trăng ngày xưa của mùa kéo sợi, thuở mảnh đất này còn có nghề trông bông dệt vải, ngày cậu bé Tư mới hơn 10 tuổi đã theo anh chị đi hát ở phường vải bà Hoàng Thị An (Dì của Bác Hồ). Say câu hát ví từ thời thơ ấu, đau lòng khi thấy câu ví một thời gian dài chìm vào quên lãng sau những loạn li, đói kém, chiến tranh, vậy nên dễ hiểu cụ đã hồ hởi, phấn khởi đến thế nào khi hay tin hát ví dặm “ thức dậy”.

Biểu diễn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trên sâu khấu
Biểu diễn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trên sâu khấu

Cũng như cụ Tư, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam (Xóm Trù 2) năm nay đã 90 tuổi, vẫn đam mê tha thiết với những điệu giặm kể, giặm ru, giặm nối… Khi ôn lại một thời đam mê với hát ví phường vải, cụ hoạt bát hẳn lên khi kể rành rẽ các điệu : dặm kể, dặm ru, dặm nối… rồi cao hứng cất lên mấy làn điệu cho chúng tôi nghe và cắt nghĩa tường tận, nhịp, phách, tiết tấu, âm tiết mỗi làn điệu.

“Nếu điệu ví cất lên nghe man mác, bâng khuâng, xao xuyến, day dứt, ân tình thì điệu giặm thiên về tự sự giãi bày, nỗi niềm và có kết cấu hoàn chỉnh một trường đoạn. Ngày trước, tôi cũng say sưa dạy nhiều người hát phường vải lắm, nhưng nay đã già đi nhiều, không còn minh mẫn nhớ hết các làn điệu thuở chăn trâu cắt cỏ ngày nào…”, cụ Tam nói

 

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Tam (90 tuổi) làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Tam (90 tuổi) làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Hiện trong câu lạc bộ, người trẻ nhất là chị Xoan năm nay đã bước qua tuổi 44. Chị Xoan tâm sự: "Niềm say mê của tôi là ví phường vải. Từ khi lấy chồng về đây, đã được mẹ chồng tôi dạy cho hát…”. Hơn 20 năm, kể từ khi chị gắn bó với câu ví phường vải, có mặt ở nhiều hội diễn văn nghệ và cũng đã nhiều lần được nhận bằng khen. Để rồi hôm nay, hễ có thời gian rỗi là chị lại rủ thêm một số người trong làng cùng nhau tập hát để luyện giọng và để không lãng quên. Và tôi biết, đằng sau những làn điệu ví, dặm được ngân lên, da diết, sâu lắng như thể không có gì ngoài niềm đam mê.

Bền bỉ qua thời gian

NSND Hồng Lựu (Trung tâm bảo tồn Dân ca xứ Nghệ) cho biết: ví, giặm Nghệ Tĩnh có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ trong cộng đồng, vẫn được rất nhiều người dân hát so với nhiều loại hình văn nghệ dân gian khác. Đặc biệt, ví, giặm Nghệ Tĩnh có đội ngũ rất lớn những người có công nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ. Không chỉ các nhà văn hóa, nhà khoa học, mà còn có cả những người dân bình thường, yêu câu dân ca ví, giặm, vì muốn gìn giữ cho con cháu vốn di sản quý báu của quê hương, nên đã cẩn thận ghi chép lại và sáng tạo thêm nhiều lời mới.

 

Hát đối trên sông Lam

Cảnh hát ví, đối đáp trên sông Lam

Ví, giặm Nghệ Tĩnh là vốn di sản quý báu, đã từng được nhiều danh nhân văn hóa, nhà thơ, nhà văn sử dụng làm tư liệu đưa vào trong các tác phẩm của mình như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu... Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có nhiều đợt điền dã khắp các miền quê trong tỉnh để sưu tầm ghi âm, biểu diễn, ghi chép, biên tập, tập hợp lại trong các công trình, bài viết, các sáng tác và được lưu truyền từ xa xưa đến nay như: Hát giặm Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đổng Chi), Hát phường vải ( có giáo sư Ninh Viết Giao), Nguyễn Chung Anh – Hát ví Nghệ Tĩnh, Dân ca Nghệ Tĩnh (Vi Phong)…

Ngoài ra, ở khắp mọi làng quê xứ Nghệ, có rất nhiều người tự ý thức gìn giữ bảo tồn sáng tạo dân ca ví dặm, âm thầm lặng lẽ lưu giữ tiếng hát cha ông cho lớp con cháu sau này. Cụ Nguyễn Nghĩa Hợi (SN 1934), Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn là người có tình yêu đặc biệt với những làn diệu dân ca xứ Nghệ. Cụ đã sưu tầm hàng trăm bài hát cổ, sáng tạo thêm những lời mới và thành lập nên đội văn nghệ Khe Bai, trao truyền tất cả vốn liếng ví, giặm mình có cho các thành viên. Hay như cụ Nguyễn Trọng Đổng xã Thanh Tường huyện Thanh Chương tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn, bao nhiêu năm qua vẫn miệt mài lưu giữ và truyền dạy điệu hát ví phường vải cho bao thế hệ.

NSND Hồng Lựu chia sẻ thêm: “Những dịp đi điền dã về những làng quê, chúng tôi nghe có những người hát dân ca ví, giặm hay như những nghệ sĩ thực thụ, và chính chúng tôi, qua đó đã học hỏi được rất nhiều từ người dân, thấm đẫm tình yêu dân ca xứ Nghệ”.

 

Sinh hoạt diễn xướng ví, giặm tại Đô Lương, Nghệ An
Sinh hoạt diễn xướng ví, giặm tại Đô Lương, Nghệ An

Giờ đây ví, giặm đã có sự biến đổi tương đối rõ: ít có sinh hoạt tự phát kết hợp với lao động tập thể như hát theo phường trước đây, mà chủ yếu được hình thành trong các sinh hoạt lễ hội, liên hoan. Ví, giặm trước đây chủ yếu hát “chay”, nay đã có sự tham gia của các nhạc cụ dân tộc, và nhạc cụ hiện đại, tiết tấu, nhịp điệu, giai điệu ngày càng phong phú thể hiện được sinh động hơn các cung bậc cảm xúc, ca từ của ví, giặm cũng được phát triển nhiều hơn có thể phản ánh và biểu hiện được muôn mặt của đời sống hiện đại.

Qua thời gian, môi trường hát ví, giặm ngày xưa nay đã không còn. Quá trình hiện đại hóa của xã hội khiến mối quan hệ giữa âm nhạc và cuộc sống hàng ngày đã trở nên phai nhạt dần. Dân ca ví, giặm vẫn sống, nhưng chủ yếu là trên sân khấu chuyên nghiệp, trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong một số hoạt động lễ hội và thấp thoáng đâu đó trong một số ca từ đương đại mà không có được sự tồn tại tự nhiên trong dân gian như những ngày xưa.

Bến nước, con đò, con sông … sống trong dân ca ví dặm
Bến nước, con đò, con sông … sống trong dân ca ví dặm

Theo ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An việc bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm quả thực là rất khó nhưng phải làm. Phải bắt đầu từ việc làm cho nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhiều không gian, thời gian.

Đó là việc thành lập các CLB dân ca ở khắp các địa phương trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để tập hợp các nghệ nhân hát dân ca, trên cơ sở đó, phải cải biên được dân ca theo thể biên hiện đại, để dân ca vẫn sống, vẫn tồn tại trong cộng đồng, trong cuộc sống thường ngày của người dân. Ngành văn hóa cũng tăng cường đưa dân ca vào trong trường học; Đẩy mạnh phong trào toàn dân hát dân ca, duy trì thi liên hoan dân ca hằng năm ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và tổ chức thi hát liên tỉnh hai năm một lần. Đồng thời tiếp tục công tác sưu tầm, thống kê, bảo tồn kho tàng di sản dân ca ví, giặm...

Cùng với đó, là việc tôn vinh nghệ nhân, hiện có danh sách 78/ 200 nghệ nhân được gửi lên UBND tỉnh đề nghị tôn vinh là “Nghệ nhân ưu tú”. Bởi hơn ai hết, họ chính là những hạt nhân quan trọng nắm giữ làn điệu và trao truyền lan toả đến các

Lễ đón nhận bằng UNESCO vinh danh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức vào 19h30 ngày 31/1/2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh (tỉnh Nghệ An). Lễ vinh danh gồm 2 phần: phần lễ và chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Về miền ví giặm” sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 và VTV4. Chương trình có sự tham gia của đông đảo các bộ, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương và các “báu vật nhân văn” đang nắm giữ, trao truyền di sản ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hồ Hà 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 3 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 5 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 7 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 20 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 23 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Top