Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng các “vệ tinh” tăng cường năng lực cho y tế tuyến dưới

Hằng năm, các cơ sở y tế của TP Hồ Chí Minh khám và điều trị cho hơn 30 triệu lượt người bệnh, trong đó có từ 40 đến 60% số người bệnh đến từ các tỉnh khu vực phía nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng bức thiết, những năm gần đây, TP Hồ Chí Minh triển khai nhiều giải pháp như: các đề án 1816, Bệnh viện vệ tinh; cử cán bộ luân phiên nhằm hỗ trợ tuyến dưới nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bà P.T.Q.H. (58 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) khi đang đi trên đường thì va chạm với xe gắn máy, được đưa vào Trạm cấp cứu vệ tinh 115 - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (BVXA). Qua chụp CT, các bác sĩ (BS) xác định nạn nhân bị nứt hộp sọ, máu tụ ngoài màng cứng, nhu mô não bị chèn ép. Nạn nhân nhanh chóng được phẫu thuật mở sọ, lấy hết máu tụ và cầm máu kỹ lưỡng. Hiện sức khỏe bà P.T.Q.H. đang hồi phục.

Tương tự, anh T.N.D (28 tuổi, tạm trú Tây Ninh) bị tai nạn giao thông, được đưa vào BVXA cấp cứu trong tình trạng hôn mê, đa chấn thương. Qua CT, các BS xác định nạn nhân bị nứt sọ thái dương phải, máu tụ ngoài màng cứng thái dương phải cấp tính, nhu mô não bị chèn ép, dấu hiệu tụt não. Các BS lập tức tiến hành giải áp bằng cách khoan sọ cho máu tụ thoát ra ngoài nhằm tận dụng thời gian, giảm nguy cơ chết não do chèn ép. Sau đó mới phẫu thuật mở sọ. BS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc BVXA cho biết, từ khi thành lập, trung bình mỗi ngày Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tiếp nhận hơn 100 lượt khám và cấp cứu, trong đó, có nhiều ca chấn thương sọ não nghiêm trọng do tai nạn giao thông. Các trường hợp này đều được áp dụng quy trình báo động đỏ và xử lý phẫu thuật cấp cứu kịp thời.

Hiện nay các Trạm cấp cứu vệ tinh 115 đặt tại các bệnh viện ở các cửa ngõ thành phố đang phát huy hiệu quả trong việc tiếp nhận, cấp cứu cho các nạn nhân không may mắn. Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Lê Anh Tuấn cho biết, đến nay, có 16 Trạm cấp cứu vệ tinh 115 được đưa vào hoạt động tại các bệnh viện vùng ven, cửa ngõ, giúp cho việc cấp cứu nhanh chóng, cơ hội được cứu sống của người bệnh cao hơn. Có khoảng 30 kíp cấp cứu thường trực 24/24 giờ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu từ người bệnh. Khi người dân gọi điện vào số 115, mọi thông tin được tiếp nhận và chuyển đến trạm cấp cứu gần nhất. Tùy theo tình hình, các bác sĩ trực tiếp thực hiện hoặc hướng dẫn người nhà sơ cứu, sau đó, vận chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất hoặc phù hợp với chuyên khoa để tiếp tục điều trị.

Một cách làm khác để chăm sóc người bệnh tốt hơn, đồng thời giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối, tăng năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến dưới là công tác triển khai các khoa vệ tinh. Tại Bệnh viện huyện Củ Chi, sau sáu tháng triển khai khoa vệ tinh, số người bệnh đã tăng gần 200%. Theo Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi Hồ Hải Trường Giang, đạt được kết quả trên là do được mười bệnh viện tuyến thành phố về hỗ trợ nhân lực, chuyên môn, kỹ thuật với nhiều chuyên khoa như ngoại khoa, nhi khoa, da liễu, tai mũi họng, mắt, sản khoa, răng hàm mặt... Trước đây nhiều người bệnh phải chuyển tuyến thì nay đã điều trị tốt, kể cả những ca bệnh nặng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh mạch vành, cấp cứu nhiều trường hợp ngưng tim ngưng thở, rối loạn nhịp bằng các biện pháp như sốc tim, sốc điện, chuyển nhịp, đặt nội khí quản, thở máy…

Đến nay, Sở Y tế đã có 48 khoa vệ tinh được thành lập tại 12 bệnh viện tuyến quận, huyện; 271 lượt BS xuống hỗ trợ chuyên môn và tham gia khám, chữa bệnh trực tiếp tại các bệnh viện tuyến dưới; tổ chức 82 lớp tập huấn và đào tạo cho 944 lượt cán bộ y tế của bệnh viện quận, huyện, chuyển giao 114 kỹ thuật chuyên môn, trong đó có một số kỹ thuật như: Chẩn đoán và xử trí OAP, cấp cứu sản khoa và dự phòng các tai biến, phẫu thuật thoát vị thành bụng, phẫu thuật thoát vị thành bẹn đặt mảnh ghép, mổ bắt con, kỹ thuật chọc dò dịch não tủy, phẫu thuật nội soi sống lưng, phẫu thuật cắt đốt tiền liệt tuyến qua đường niệu đạo, nuôi ăn tĩnh mạch, chọc dò màng phổi,… Các bệnh viện thành phố còn chuyển giao hàng loạt gói kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến quận, huyện về: phẫu thuật cấp cứu sản phụ khoa, hồi sức sơ sinh, gây tê cạnh nhãn cầu, phẫu thuật trĩ hỗn hợp, nối gân duỗi, phẫu thuật u khoeo chân, đóng đinh nội tủy xương cẳng chân... Nhờ đó số ca bệnh phải chuyển lên tuyến trên từ các bệnh viện này đã giảm từ 70% đến 90%.

Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo ngành y tế thành phố phải tiếp tục đầu tư phát triển y tế chuyên sâu đối với các bệnh viện tuyến thành phố để các bệnh viện này có thể trở thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực. Song song đó là đầu tư xây dựng một loạt công trình y tế trọng điểm nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Theo Dương Minh Anh

Nhân dân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top