Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuất khẩu lao động bằng thỏa thuận miệng, nhiều người sắp mất nhà

Thứ sáu, 09:00 13/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng chục người đã vay nợ, đóng hàng tỷ đồng để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) rồi bị thả bơ vơ nơi xứ người, phải gọi về nhà cầu cứu mới thoát thân; người thì phải vắt sức lao động trong những môi trường cực kỳ khổ cực, lương không đủ sống. Đáng buồn, người khiến họ lâm cảnh khốn cùng đó là một... cựu Chủ tịch xã!

 

Ông Nguyễn Công Lực (giữa) và con trai Nguyễn Văn Thuận (phải) kể lại sự việc với phóng viên. 	Ảnh: VT
Ông Nguyễn Công Lực (giữa) và con trai Nguyễn Văn Thuận (phải) kể lại sự việc với phóng viên. Ảnh: VT

 

Cắm sổ đỏ mong đổi đời

Gia đình khó khăn nên ông Nguyễn Công Lực (SN 1965, trú tại khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) phải cầm cố tài sản, vay mượn số tiền hơn 100 triệu đồng để cho con trai là anh Nguyễn Văn Thuận đi XKLĐ ở quốc đảo Sip. Theo lời ông Lực, khoảng đầu tháng 5/2014, khi biết tin bà Trần Thị T ở cùng xã có thể đưa người sang Sip làm việc, ông đã đến tìm bà T để tìm hiểu. Lúc đó, bà T khẳng định rằng: “Không phải làm thủ tục, chỉ cần nộp tiền và lên đường đi. Sang bên đó sẽ có công việc ổn định, lương từ 14 đến 17 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm”. Giá cho một suất đi như thế là 120 triệu đồng. Tin tưởng, ông Lực đã không ngần ngại nộp số tiền nói trên cho bà T. Tháng 9/2014, anh Thuận được đưa vào TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị lên đường đi Sip.

Sang đến nơi, anh Thuận phải làm việc khổ cực, ăn uống thiếu thốn nên chỉ một thời gian ngắn không thể làm việc được nữa và phải tìm đường về nước. Tuy nhiên, sau khi anh Thuận lên đường về nước, gia đình không nhận được thông tin gì của anh nên rất hoang mang, chạy đi khắp nơi để hỏi. Mãi mấy hôm sau, ông Lực mới nhận được điện thoại kêu cứu của con trai: “Bố ơi, họ thả con ở Thổ Nhĩ Kỳ, bố cứu con với”.

Khi bị đưa xuống sân bay tại Thổ Nhĩ Kỳ, anh Thuận không có bất kỳ giấy tờ gì trong người, nên bị cảnh sát địa phương bắt giữ. Sau đó, anh may mắn liên lạc được với gia đình và nhờ sự can thiệp của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, nên anh đã được đưa về nước an toàn.

Cùng cảnh với anh Thuận là vợ chồng anh Trần Quốc Hoàn (SN 1982) và chị Vũ Thị Hồng Hạnh (SN 1985) trú tại khu 1, xã Thạch Sơn. Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi biết tin bà T có thể giúp hai vợ chồng ra nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao, gia đình đã không ngần ngại cầm cố sổ đỏ để vay tiền đi XKLĐ với ước mong đổi đời. “Sổ đỏ của gia đình tôi chỉ được 70 triệu đồng, bố mẹ còn mượn thêm sổ đỏ, rồi vay chỗ này chỗ khác được 240 triệu đồng cho hai vợ chồng nộp để đi”, chị Hạnh than thở.

Hay như gia đình ông Phạm Văn Tâm cùng xã cũng đóng 190 triệu đồng – là tiền đi vay - cho hai đứa con đi XKLĐ. Tuy nhiên cho đến bây giờ hộ chiếu không có, không đi được, tiền cũng không được hoàn lại...

Nhiều người dân cho hay, số tiền họ đóng cho bà T chủ yếu là vay từ quỹ tín dụng của xã trong vòng 1 năm, từ tháng 5/2014 đến bây giờ, sắp đến kỳ hạn phải trả gốc và họ đều sợ bị siết nợ mất nhà.

Làm ngày 14 tiếng, sống khổ cực

 

Căn nhà nơi anh Thuận và một số lao động Việt ở tại Sip.
Căn nhà nơi anh Thuận và một số lao động Việt ở tại Sip.

 

Chị Quản Thị Hương (SN 1972), một trong những nạn nhân XKLĐ đi Sip cho biết: “Sau khi sang đến nơi, tôi bị bán cho các chủ khác nhau. Hằng ngày tôi phải làm đủ thứ việc như: vác đá, xúc phân, đổ bê tông, rửa toa lét... không được ăn uống đầy đủ, tiền lương không được trả”.

Do không có công việc ổn định, nên chị Hương đến gõ cửa cơ quan chức năng nhờ họ giúp đỡ. Trong một lần đi như vậy, chị bị tai nạn và phải nằm viện. May mắn thay, chị được cộng đồng người Việt tại đây quyên góp giúp đỡ, nên có đủ chi phí để chữa trị và về nước.

Chị Vũ Thị Hồng Hạnh thì cho biết, ngày đầu tiên đi làm, chị phải làm 14 tiếng. Công việc thay đổi hằng ngày. “Hôm nay tôi làm việc này, mai lại làm việc khác. Lúc thì đi vác đá, hôm lại đi đổ bê tông. Lúc đi làm có những người quản lý đi kèm, kè kè súng bên người, không làm không được. Có hôm chúng tôi phải gánh phân đổ vào từng gốc cây trong cái trang trại hàng cây số. Hôm trời nắng còn đỡ, những hôm trời mưa, đất lầy lội, chúng tôi phải lội dưới bùn mà trên vai vẫn gánh phân bón cho cây, khổ không chịu được”, chị Hạnh hãi hùng kể lại.

Cũng theo chị Hạnh, dù công việc cực nhọc, vất vả, nhưng chị và nhiều người không được trả bất kỳ một đồng lương nào. Những người chủ luôn tìm cách để từ chối việc trả lương cho người lao động. Chính vì vậy mà công việc của họ luôn phải thay đổi, đôi khi không có tiền để ăn, họ phải đi vay tiền.

Hàng chục lao động tại Lâm Thao khi sang Sip đều lâm vào tình cảnh tương tự. Họ đều không được bố trí công việc ổn định, không được trả lương khi đi làm việc, không được nghỉ ngơi mà phải làm đến 14 tiếng mỗi ngày với những công việc nặng nhọc. Khi không thể làm được, họ lại được chuyển đến một ông chủ ở một trang trại khác, công việc có đỡ hơn nhưng vẫn phải làm từ sáng đến tối mịt mới được về.

Hợp đồng không dấu, không chữ ký

Giấy nhận tiền viết tay của bà Trần Thị T.

Giấy nhận tiền viết tay của bà Trần Thị T.

 

Theo lời kể của những nạn nhân, sau khi nộp tiền, họ được một người có tên Trần Văn D đi cùng xuống Hà Nội để mua vé máy bay, làm thủ tục tại sân bay. Sau khi hoàn tất thủ tục, những lao động này lên máy bay vào TP Hồ Chí Minh và được một người phụ nữ tên H đón tại sân bay, sau đó đưa vào phòng trọ. Sau khoảng 1 tháng chờ đợi, những người lao động được đưa sang Sip. Khi đến nơi, họ được người con trai của bà T là Nguyễn Mạnh C và vợ là Hoàng Thị D đón rồi đưa đi gặp chủ lao động.

“Lúc chúng tôi đi qua sân bay nước bạn, không phải trình bất kỳ một loại giấy tờ nào, không bị kiểm tra hành lý, tự do đi qua cửa an ninh để nhập cảnh”, anh Nguyễn Văn Thuận cho biết.

Trước đó, khi tiếp xúc với các gia đình để đề nghị họ đóng tiền cho con cái đi XKLĐ, bà T đều hứa sẽ tìm công việc ổn định, thu nhập từ 14 đến 17 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm đầy đủ. Bà T khi trao đổi công việc với các nạn nhân đều đưa một tờ “hợp đồng”, nhưng không có số, con dấu không rõ ràng, không có chữ ký, chỉ có phần chữ ký của người lao động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Trần Thị T trước đây từng làm Chủ tịch xã. Vì sống cùng địa phương, lại có họ hàng với một số người, cộng thêm việc trước đây bà T từng làm Chủ tịch xã, nên nhiều người tin tưởng hoàn toàn vào những lời hứa của bà. Còn Trần Văn D, người trực tiếp đưa các lao động xuống sân bay Nội Bài là cháu (con của em trai) bà T. Các nạn nhân cho biết, người phụ nữ tên H đón họ tại TP Hồ Chí Minh chừng hơn 30 tuổi, quê ở Nghệ An.

 

28 người nộp 2,5 tỷ đồng để đi Sip

“Vụ việc này đúng là có xảy ra trên địa bàn xã. Những người lao động gia đình phần đa đều gặp khó khăn, hoàn cảnh rất éo le. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với bà T để làm việc nhưng không thể liên lạc được... Số người nộp tiền cho bà T là 28 người, với tổng số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng”.

Ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng công an xã Thạch Sơn

 

Dù bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nộp cho bà T nhưng do sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên những thỏa thuận giữa người đi XKLĐ và bà T chỉ là thỏa thuận bằng miệng, không có bất kỳ một văn bản nào có giá trị về mặt pháp lý. Chỉ có duy nhất một giấy biên nhận viết tay có chữ ký của bà T sau khi người đi XKLĐ đã đưa tiền.

Viết Thanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top