Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xóa bỏ tập tục hôn nhân cận huyết ở đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre

Chủ nhật, 09:17 09/02/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), đời sống đồng bào người Chứt đang dần ổn định, các tập tục lạc hậu, hôn nhân cận huyết tồn tại lâu đời được xóa bỏ.

Xóa bỏ tập tục hôn nhân cận huyết ở đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre - Ảnh 1.

Trẻ em người Chứt nay đã có xe đạp đến trường. Ảnh: Minh Lương

Bước sang trang mới

Vượt hàng trăm cây số đường rừng, men theo những con đường ngoằn ngoèo, uốn lượn chúng tôi đặt chân đến bản Rào Tre ở xã Hương Liên (huyện Hương Khê, nơi có đồng bào người Chứt sinh sống). Người Chứt có nguồn gốc từ người Má Liềng, nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi trong dãy Kà Đay và con sông Ngàn Sâu, là một tộc người lạc hậu, sống chủ yếu trong hang đá, sinh sống bằng săn bắt, hái lượm.

Vào năm 1991, Bộ đội Biên phòng phát hiện ra bộ tộc này. Thời điểm mới phát hiện, họ chỉ là một nhóm người sống biệt lập trong rừng sâu, xa cách với thế giới bên ngoài. Sau khi phát hiện, người Chứt được đưa về sống tập trung trong những căn nhà kiên cố, được học tiếng Kinh, được hướng dẫn cách thức sản xuất, chăn nuôi và thay đổi sinh hoạt theo lối cũ. Giờ đây đồng bào Chứt phát triển thành bản với 42 hộ/150 nhân khẩu.

Gần 30 năm thoát khỏi cuộc sống biệt lập, cuộc sống của họ dần ổn định. Tuy vậy đồng bào nơi đây vẫn còn hạn chế về nhận thức cũng như trình độ hiểu biết. Họ suốt ngày quanh quẩn bên căn nhà, ít lao động sản xuất, đa phần mọi thứ đều được Nhà nước hỗ trợ và các nhà hảo tâm ủng hộ.

"Chồng tôi mất sớm, thú thực giờ tôi cũng không biết mình đã bao nhiêu tuổi. Cuộc sống của người dân đã có nhiều đổi thay, các chú bộ đội Biên phòng cho gạo muối, cho chăn ấm, ốm đau thì được chữa bệnh, giờ không còn phải lo lắng nữa", bà Hồ Thị Bình (ở bàn Rào Tre) chia sẻ.

Những ngày đầu năm đến với bản Rào Tre, chúng tôi nhận thấy được niềm vui của đồng bào dân tộc Chứt. Họ vui bởi sự quan tâm của các Ban ngành, đoàn thể, của chính quyền địa phương. Chính vì những lẽ đó đã làm thay đổi những suy nghĩ, phong tục lạc hậu của họ.

Chị Hồ Thị Tình (31 tuổi, bản Rào Tre) cho biết: "Chúng tôi rất vui khi được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà sàn bằng bê tông cao 2 tầng, vừa chắc chắn, vừa rộng rãi. Dân bản yên tâm không còn lo gì nữa, ngoài ra nước sạch, đường điện cũng được đưa vào tận từng hộ dân bản, đời sống được đi lên nhiều rồi".

Xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết

Năm 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh có đề án 2571 giai đoạn 2015 - 2020 về hỗ trợ bảo tồn và phát triển đồng bào người Chứt phần nào có hiệu quả thiết thực. Song về lâu dài đang là bài toán đặt ra cho chính quyền nơi đây.

Theo một cán bộ Biên phòng cho biết, trước đây, việc vận động bà con xóa bỏ tập tục hôn nhân cận huyết trong thời gian qua rất khó khăn. Do quen với lối sống biệt lập trong sừng sâu, việc giao lưu, tiếp xúc với đồng bào các dân tộc khác bên ngoài còn hạn chế nên tình trạng con chị lấy con em, con dì lấy con cậu vốn dĩ rất bình thường.

Để xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống, Bộ đội Biên phòng cùng chính quyền đưa ra nhiều giải pháp, chính sách tuyên truyền nhưng vẫn không hiệu quả. Đến năm 2015, điều kỳ diệu đã xảy ra khi lần đầu tiên có hai cô gái người Chứt kết hôn với hai chàng trai người Kinh.

Ngày 7/4/2015, đám cưới của Hồ Thanh Mai (dân tộc Chứt) với chàng trai Lê Xuân Công (người Kinh) được mọi người gọi là "sự kiện lịch sử" của bản Rào Tre. Năm tháng sau, đồng bào Chứt tiếp tục tổ chức lễ thành hôn cho Hồ Thị Mỹ Duyên (người Chứt) và chàng trai Nguyễn Đình Nhân (người Kinh).

Trước đây, tập tục cưới hỏi của các cặp vợ chồng cũng rất đơn giản. Khi chàng trai yêu cô gái chỉ cần lên rừng chặt một bó củi vác về đặt trước cổng nhà gái. Nếu đồng ý, gia đình nhà gái vác bó củi vào đốt lửa, rồi ngay tối đó, chàng trai khăn gói quần áo sang nhà cô gái ở cho hết thời hạn quy định thì cả hai dắt nhau về nhà chồng, dựng nhà cửa rồi sống với nhau. Vì thế, những đứa trẻ sinh ra từ cái vòng luẩn quẩn của hôn nhân cận huyết đều chậm lớn và mang trong mình những mầm mống bệnh tật ảnh hưởng đến nòi giống của người Chứt.

Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng, nhiều hoạt động nhằm kết nối, giao lưu giữa thanh niên dân tộc Chứt với thanh niên người kinh, thanh niên dân tộc Chứt ở Quảng Bình tạo điều kiện cho họ làm quen, hẹn hò, tìm hiểu. Nhiều chính sách khuyến khích người dân tộc khác kết hôn cùng người Chứt được thực hiện, hỗ trợ 30 triệu đồng, được cấp đất làm nhà, được tổ chức đám cưới cũng là động lực xóa bỏ hôn nhân cận huyết.

Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Hương Liên cho biết, hiện nay nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào người Chứt không còn nữa, do hạn chế về trình độ nhận thức nên việc đồng bào chủ động sản xuất đảm bảo cuộc sống chưa thể thực hiện được, chủ yếu đang dựa vào nguồn hỗ trợ. Tình trạng hôn nhân cận huyết được xóa bỏ song về lâu dài, vấn đề này đang đặt ra cho địa phương nhiều khó khăn.

"Hiện nay, cơ bản người Chứt vẫn sống riêng biệt. Việc để người Chứt kết hôn với người Kinh và các dân tộc khác đang là bài toán khó. Về lâu dài cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành hỗ trợ cùng địa phương để người Chứt được giao lưu ra bên ngoài nhiều hơn nhằm bảo tồn và phát triển dân tộc này", ông Cảnh cho hay.

Thượng tá Nguyễn Văn Sâm - Đồn trưởng đồn Biên phòng Bản Giàng cho biết, vấn đề hôn nhân cận huyết tồn tại lâu đời ở người Chứt ảnh hưởng đến trình độ nhận thức của bộ tộc này, tuổi thọ trung bình của họ chỉ dưới 60 tuổi, việc để người Chứt tiếp cận ra bên ngoài đang gặp nhiều khó khăn. Thượng tá Nguyễn Văn Sâm chia sẻ: "Hiện tại, tỷ lệ đàn ông ở người Chứt chiếm đa số, cứ 18 người đàn ông có 3 người phụ nữ. Mặc dù đã có đề án hỗ trợ xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống nhưng trong 3 năm qua mới chỉ có 6 cặp vợ chồng được kết hôn giữa người Chứt với người Kinh. Từ đó, những vấn đề hệ lụy theo lối sinh hoạt cũ vẫn đang có nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc sống của người dân nơi đây".

Bản Rào Tre có 41 hộ dân với 145 nhân khẩu, trước đây, người Chứt sống du canh, du cư tại các địa bàn rẻo cao huyện Hương Khê. Từ năm 2001, được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện và đưa về định cư tại bản Rào Tre. Từ đó, Bộ đội Biên phòng cùng chính quyền địa phương tích cực trong việc tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ tập tục lạc hậu, dạy chữ, hướng dẫn đồng bào biết cách cày, cấy trồng cây lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm...

 Nguyễn Minh Lương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 45 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 1 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 1 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 14 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Top