Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xạ thủ Trần Oanh: HCV bán không được và phận bạc cả khi đã khuất

Thứ ba, 21:54 09/08/2016 | Xã hội

Có mấy ai biết rằng, đằng sau những chiến công chấn động địa cầu của Trần Oanh - vận động viên xuất sắc nhất thế kỷ XX của Việt Nam, là những giọt nước mắt, nỗi đau xé lòng của người thân.

Nợ vợ con cả cuộc đời

"Ông lấy bà năm 1947, lúc đấy mới 20 tuổi. Rồi đi bộ đội biền biệt. Mười hai năm sau mới trở về sinh được anh cả - năm 1959. Rồi lại đi. Mỗi lần ghé về nhà, lại một đứa con nữa ra đời", người con thứ 3 của cố xạ thủ huyền thoại Trần Oanh bắt đầu câu chuyện như thế.

"Tôi sinh năm 1963, là kết quả của 3 ngày phép được thưởng sau chiến công phá kỷ lục thế giới thế giới môn súng ngắn ổ quay năm 1962 tại Tiệp Khắc. Ông đặt tên cho tôi là Trần Quốc Tiệp. Anh cả là Đức, kỷ niệm chuyến thi đấu của ông bên Đức.

Cô em thứ sáu, em út ra đời sau thời gian ông được nghỉ hưu là người duy nhất không được đặt tên theo đất nước mà ông từng đặt chân tới - Trần Thị Yến. Trước đó là Đức, Việt, Tiệp, Hoa (Trung Hoa) và Ba (Trần Cu Ba, sau đổi thành Trần Văn Ba).

Ông Trần Quốc Tiệp - con thứ 3 của cố xạ thủ Trần Oanh

Tiếng tăm của ông lừng lẫy, nói đến ông ai cũng biết, ai cũng tự hào, nhưng ông đi cả năm trời, chỉ cuối năm mới về ăn Tết cùng gia đình. Bà ở nhà một mình lo cho đàn con, cày cấy cho hợp tác xã, chăm lo ruộng vườn, ăn khoai, ăn sắn thay cơm để ông đi lập chiến công".

Vợ ông Tiệp, nước mắt rưng rưng khi nhắc lại câu chuyện về người bố chồng, rằng cuối đời, ông hay nhắc lại rằng cả cuộc đời ông có tiếng mà không có miếng, chẳng phải hờn trách hay oán thán, mà như xót xa thanh minh với vợ, với con về những gì họ phải trải qua.

Năm 1974, ông nghỉ hưu về quê, ngày ngày lên núi lấy củi, xuống biển hớt tép, cào ngao đổi lấy cái ăn cho gia đình và... mua rượu.

Nghỉ hưu rồi, ông vẫn vừa thi đấu giải ở tỉnh, vừa huấn luyện. Một năm đi chừng vài đợt, tiêu chuẩn gạo 13,5 cân và lương hưu ít ỏi cũng chẳng thể trang trải nổi gia đình.


Hàng trăm chiếc huân chương, kỷ niệm chương được dùng để đánh đáo, giờ chỉ còn lại từng này.

Hàng trăm chiếc huân chương, kỷ niệm chương được dùng để đánh đáo, giờ chỉ còn lại từng này.

Những năm cuối đời, cố xạ thủ Trần Oanh vẫn đau đáu nỗi đau về cảnh nghèo khó của gia đình, có lỗi với người vợ tảo tần hôm sớm để nuôi đàn con thơ. Thứ duy nhất ông để lại cho con là những tấm huân, huy chương, được mấy anh em dùng để đánh đáo, rồi mất gần hết.

Người ở lại vẫn phải sống đời cơ cực

Cố xạ thủ Trần Oanh mất năm 1986. Ông mất đi, gia tài còn lại cho cả gia đình chỉ là căn nhà gỗ năm gian mục nát ở quê. Những người con dần lớn, anh cả đi bộ đội, nghỉ hưu, rồi vào Bình Dương sinh sống. Người con thứ hai bôn ba kiếm sống, hiện đang lái máy xúc ở Gia Lai.

Ba người con nữa lần lượt theo anh vào Bình Dương, đi làm công nhân, làm thợ rồi định cư luôn ở đây, chỉ duy có người con thứ ba - Trần Quốc Tiệp ở lại quê giữ nhà, giữ vườn, nuôi mẹ già - năm nay đã tròn 90 tuổi.


Phần mộ của cố xạ thủ Trần Oanh.

Phần mộ của cố xạ thủ Trần Oanh.

Năm 1991, Cục Thể dục Thể thao và Sở TDTT Thanh Hóa về xây lại mộ cho ông, dời từ đồi cát ven biển về nghĩa trang Nồn Choàn gần nhà.

Nhưng mãi sau, theo lời ông Tiệp kể, gia đình mới biết số tiền xây mộ là do một người bạn của ông Trần Oanh quen ở Đức về, hỏi thăm mới biết ông đã khuất núi, bèn đứng ra "tài trợ" tiền xây mộ.

"Họ về, tính toán, đo vẽ rồi ước chừng mất hơn 20 triệu đồng để xây mộ cho ông, nhưng tôi là người coi thợ, trực tiếp xây sửa, tất cả chỉ chưa đến 4 triệu đồng".

Kỷ vật quý giá nhất ông Trần Oanh để lại cho gia đình là 5 tấm huy chương vàng quốc tế. Ông Tiệp còn giữ lại ở quê 2 tấm, 3 tấm còn lại xuôi Nam theo người anh cả "để còn có kỷ vật nhớ về ông".

Hai tấm huy chương GANEFO 1966 ông Tiệp còn giữ, một tấm vàng chóe, tấm kia màu đen. "Nguyên thủy chiếc kia cũng màu vàng, nghèo quá, anh Đức nghĩ là bằng vàng, đem ra khò thử, hóa ra mạ vàng, chỉ được vài dem vàng thật", ông Tiệp ngậm ngùi giải thích.

Những năm 80, thỉnh thoảng ông được đoàn Thể Công mời về Hà Nội để họp mặt. Khi về, ông lại nói với vợ con: "Ra ngoài đấy, toàn được bạn bè mời đi ăn phở, ngồi nhìn bát phở, thương vợ con phải ăn sắn, ăn khoai mà rơi nước mắt, không thể nuốt nổi"

Ông Trần Quốc Tiệp kể về bố mình - cố xạ thủ Trần Oanh

Vàng cho người sống, bạc cho người khuất núi

"Sau cái năm 91 xây mộ cho ông, ba năm sau họ còn về thăm bà, vào mỗi dịp ngày thể thao. Còn sau đó thì biệt tích, cho đến cuối năm ngoái, có đoàn cô Nhung (HLV Nguyễn Thị Nhung - PV) mới về thăm, nhân dịp kỷ niệm 55 năm bắn súng Việt Nam", vợ ông Tiệp nói trong nước mắt.


Tấm ảnh cố xạ thủ Trần Oanh vinh dự được ngồi cạnh Bác Hồ được gia đình treo trang trọng trên tường.

Tấm ảnh cố xạ thủ Trần Oanh vinh dự được ngồi cạnh Bác Hồ được gia đình treo trang trọng trên tường.

Năm 2000, cố xạ thủ Trần Oanh được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận là Vận động viên xuất sắc nhất thế kỷ XX của Việt Nam, nhưng gia đình bao nhiêu lần hỏi xem cái mảnh giấy chứng nhận trông nó ra làm sao, để được thấy tận mắt, để tự hào về ông mà vẫn bặt vô âm tín.

Chỉ mong được đưa ông về gần nhà

Căn nhà gỗ ngày nào cố xạ thủ Trần Oanh về nghỉ hưu, vui vầy cùng con cái ở xã Hải Yến ngày nào, giờ đã lọt thỏm giữa nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sừng sững, rộng ngút ngàn - chẳng còn dấu tích.

Thời may, dự án lấy đất, gia đình bà Cao Thị Xang - quả phụ của xạ thủ Trần Oanh và người con trai thứ ba được đền bù bằng hai mảnh đất ở khu tái định cư Hải Yến mới, cách đấy gần hai chục cây số.

Số tiền đền bù đất dư ra được dùng để cất hai căn nhà, bên ngoài khá khang trang - theo đúng quy định quy hoạch chung của khu dân cư, nhưng bên trong chẳng có mấy thứ vật dụng đáng giá, trừ chiếc tủ thờ của xạ thủ huyền thoại Trần Oanh ngày nào và những tấm huân chương và hình ảnh của ông.

Bà Cao Thị Xang, vợ của cố xạ thủ Trần Oanh năm nay đã 90 tuổi, 65 năm tuổi Đảng. Ngót 70 năm lấy chồng, nuôi con, chờ đợi và thờ chồng hiện vẫn đang rất mạnh khỏe. Ngày chúng tôi đến nhà, bà Xang vào Bình Dương thăm 5 người con còn lại, các cháu và chắt.

Hiện tại, bà đã có 13 cháu, 6 chắt và hết mực mong chờ được cầm tận tay tấm giấy chứng nhận người chồng quá cố của mình được công nhận là vận động viên xuất sắc nhất của Việt Nam thế kỷ XX.

Ngoài sân căn nhà là khoảng chục chiếc xích lô con con, thứ hai vợ chồng ông Tiệp dùng để mưu sinh bằng cách chiều chiều, lại cho các cháu nhỏ, và cả người lớn thuê với giá 10 nghìn đồng mỗi giờ để đạp xung quanh khu dân cư mới.

Mộ phần của cố xạ thủ Trần Oanh giờ đây nằm giữa nghĩa trang Nồn Choàn trơ trọi, với những đám đất xung quanh đang được san đi để làm dự án. Bên kia con đường đầy bụi mù mỗi khi xe tải đi qua, là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.


Những chiếc xích lô nhỏ này là kế mưu sinh của vợ chồng ông Trần Quốc Tiệp.

Những chiếc xích lô nhỏ này là kế mưu sinh của vợ chồng ông Trần Quốc Tiệp.

"Tôi cũng muốn đưa ông về đây cho gần con, gần cháu. Đất nghĩa trang mới đã quy hoạch xong rồi, có chỗ rồi, có điều chưa có tiền để xây cho khang trang, xứng với danh tiếng và hình ảnh của ông", ông Tiệp nói trong nghẹn ngào.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 2 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 3 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top