Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ An toàn giao thông giải thích về đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày gây tranh cãi

Thứ hai, 08:44 11/05/2020 | Xã hội

GiadinhNet – Lãnh đạo Vụ An toàn giao thông cho biết, nếu Việt Nam không tiếp thu quy định bật đèn nhận diện suốt cả ngày thì sẽ phải báo cáo, giải thích với Hội đồng Công ước Viên để có biện pháp bảo lưu.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện vào ban ngày nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia và người dân.

Cụ thể, trong khoản 3, Điều 27 đề xuất: "Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau".

Đề xuất này khiến cả người dân và giới chuyên gia băn khoăn dù Bộ GTVT dẫn chứng nhiều nước châu Âu có quy định xe máy phải bật đèn cả ban ngày cũng như phù hợp với Công ước Viên mà Việt Nam tham gia.

Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga cho rằng, không phải quy định nào của các nước tiên tiến, các nước châu Âu thì Việt Nam cũng có thể bê nguyên về áp dụng trong nước, mà phải có chọn lọc.

"Mọi thứ so sánh đều là khập khiễng, quy định pháp luật cũng nên phải xem xét đến yếu tố địa hình, khí hậu cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Việt Nam có khu vực miền Nam quanh năm nắng nóng, quy định bắt buộc xe máy phải bật đèn sáng cả ngày là không cần thiết, thậm chí rất phản cảm", chuyên gia Đặng Chí Nga bày tỏ.

Đồng quan điểm, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên Tổ trưởng Tổ xử lý vi phạm - Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cho rằng, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, ít sương mù nên việc quy định bật đèn cả ngày là vô lý, rất khó để lực lượng CSGT xử lý vi phạm. Xe máy bật đèn cả ngày thì thành rừng đèn giữa thành phố, việc nhận diện không hiệu quả.

Theo Thượng tá Quỹ, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu khi ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều và xe máy ít nên cần bật đèn, ở Việt Nam thì không cần thiết.

Vụ An toàn giao thông giải thích về đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày gây tranh cãi - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia giao thông, đề xuất bật đèn xe máy vào ban ngày là không cần thiết, bởi nóng 40 độ C còn bật đèn xe thì rất khổ. Ảnh: Nhật Tân

TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng khoa Dân sự - ĐH Luật TP.HCM cũng chia sẻ: "Ở Việt Nam, loại phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy, vì vậy việc sử dụng đèn ban ngày, đặc biệt đèn pha, vào xe hơi, xe gắn máy lại mang tiềm ẩn sự bực tức của người tham gia giao thông. Ngoài ra, nhiều loại xe máy có chiều cao khác nhau, có những loại xe cao như Honda SH khi bật đèn là chiếu thẳng vào mắt, vào tầm nhìn của xe thấp hơn cũng là nguy cơ xảy ra tai nạn. Hiện người dân còn chưa chú trọng sử dụng đèn trong khi di chuyển, như thay vì bật đèn gần (đèn cốt) thì người lái xe lại sử dụng đèn xa (đèn pha).

Chưa kể, nếu áp dụng quy định này thì nguy cơ chủ xe "độ" đèn tăng độ sáng rất cao. Những loại đèn "độ" sáng sẽ khiến nguy cơ về TNGT tăng lên, còn gây tình trạng xe dễ bị cháy, nổ. Cân đối, so sánh giữa mặt lợi và mặt hại thì không nên đưa đề xuất này vào luật".

Liên quan đến đề xuất gây tranh cãi này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông (Bộ GTVT) giải thích, trong luật Công ước Viên 1968 có quy định phải bật đèn nhận diện suốt cả ngày đã được thông qua bởi hội đồng và được nhiều nước áp dụng.

Theo đó, đèn nhận diện là đèn DLR giống như đèn led (không phải đèn cost hay đèn pha) và cứ mở khóa bật điện là nó sẽ lên.

"Công ước cũng quy định, nếu xe không có đèn nhận diện, thì người ta cho phép dùng đèn cost (không được dùng đèn pha). Công ước họ cũng lường trước các nước có trình độ khác nhau", ông Tùng nói và cho biết, hiện nay các loại xe máy đều được sản xuất có đèn nhận diện.

Ông Tùng giải thích thêm, luật Công ước Viên có từ năm 1968 và được cập nhật hàng năm trên cơ sở đề xuất của các nước. Đến năm 2014, Việt Nam mới tham gia luật Công ước Viên 1968. Khi Việt Nam tham gia luật này, quy định bật đèn nhận diện vào ban ngày chưa được đưa vào Luật Giao thông đường bộ của nước ta bởi vì khi đó, chúng ta chưa sửa đổi luật.

"Hiện tại, chúng ta sửa đổi Luật Giao thông đường bộ nên quy định phải bật đèn nhận diện được đưa vào dự thảo này, để nội luật hóa Công ước Viên 1968 vì mình đã tham gia. Quy định này sẽ được lấy ý kiến người dân khoảng đến hết tháng 5, rồi được tổng hợp lại, sau đó trình Chính phủ, Quốc hội thông qua", Phó Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông nói thêm.

Theo ông Tùng, nếu nước ta không tiếp thu quy định bật đèn nhận diện suốt cả ngày của Công ước Viên thì sẽ phải báo cáo, giải thích với Hội đồng Công ước Viên để có biện pháp bảo lưu.

Vụ An toàn giao thông giải thích về đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày gây tranh cãi - Ảnh 2.

Đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày khi tham gia giao thông đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Nhật Tân

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông chia sẻ thêm rằng: "Khi đưa quy định này vào, chúng tôi cũng mong muốn tham khảo ý kiến của người dân để đưa ra một lộ trình cho phù hợp với Việt Nam. Cụ thể, có thể chúng ta xây dựng theo hướng không hồi tố với các loại xe máy cũ chưa được thiết kế đèn nhận diện, chỉ áp dụng với các xe sản xuất mới. Mục đích để các nhà sản xuất trong và ngoài nước khi sản xuất xe máy phải trang bị đèn nhận diện.

Chúng tôi nhìn nhận quy định mới bao giờ cũng gặp rất nhiều ý kiến trái chiều. Điển hình như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, trước đây nhiều người cũng phản ứng gay gắt nên Việt Nam phải mất 10 năm tranh cãi mới quyết tâm thực hiện. Giờ nhìn lại, chúng ta thấy quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm là cần thiết. 

Tóm lại, đây cũng chỉ mới dự thảo nên chúng tôi xin tiếp thu các ý kiến chuyên gia, người dân đóng góp cho dự luật để chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi không cứng nhắc, việc nội luật hóa các quy định chung của quốc tế phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam".

Luật sửa đổi phải có sức sống trên 10 năm

Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, tại kỳ họp vào tháng 10 tới, Bộ GTVT sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi, trong đó có quy định về xe máy phải bật đèn nhận diện ban ngày. Trong kỳ họp đầu năm 2021, nếu không có thay đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng cho biết, để dự thảo đạt chất lượng, Bộ GTVT đã thành lập ban soạn thảo gồm 52 thành viên đến từ nhiều Bộ, ngành Trung ương và ban biên tập gồm 76 thành viên. Dự thảo Luật đã được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, hiệp hội, doanh nghiệp. Đến thời điểm này, Bộ đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp có ý nghĩa để hình thành Luật GTĐB mới.

"Thời gian qua, nhiều vấn đề mới xuất hiện như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm hành chính, các loại hình giao thông thông minh, các loại hình vận tải mới như Uber, Grab... Do đó, trong lần sửa đổi này, Bộ GTVT sẽ lồng ghép các nội dung mới vào Luật. Đặc biệt, một số xu hướng mới như: giao thông thông minh, lái xe tự động… sẽ được đưa vào trong Luật, đảm bảo Luật có sức sống từ 10 năm trở lên", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 25 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 27 phút trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 2 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Top