Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến”

Chủ nhật, 14:00 21/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “Với nhiều người, khi nhìn vào những tấm gương bác sĩ ngày đêm chiến đấu phòng chống COVID-19 thì đều nói đó là sự hy sinh, cống hiến thầm lặng. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi về điều này, rất nhiều bác sĩ đã phủ nhận và cho rằng đó là công việc của họ nên chống dịch là việc đương nhiên, là trách nhiệm. Họ đã xác định trước khó khăn đó rồi”, nữ nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 1.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại vùng dịch Sơn Lôi. Ảnh: NVCC

Làm việc "full" thời gian

Chúng tôi gặp nhà báo Nguyễn Chinh - Truyền hình Kỹ thuật số VTC trong một ngày tháng 6 trời "như đổ lửa". Chị vội vã đến sau khi cố dựng xong file cho chương trình sắp lên sóng. Chị bảo: "Những ngày này dịch đã được kiểm soát mà còn tất bật như thế thì bạn biết trong đợt dịch bận đến mức nào".

Chị kể, hai vợ chồng đều là phóng viên của VTC và cũng là những người xông pha vào trong vùng dịch suốt nhiều tháng qua. Chia sẻ về những ngày đầu khi Việt Nam mới có những ca nhiễm đầu tiên, thông tin về virus corona chủng mới chưa phổ biến rõ ràng khiến nhiều người hoang mang, hỏi chị có run không khi cứ dấn thân vào những nơi "bệnh tật" như thế, nhà báo Nguyễn Chinh thẳng thắn: "Nói đâu xa khi ngay cả bạn bè đồng nghiệp còn dè chừng tiếp xúc. Nhưng mỗi người một lĩnh vực mà, ai cũng sợ thì lấy ai làm tin".

Nữ phóng viên sinh năm 1986 tâm sự: "Nói không sợ thì không đúng vì tôi có chút lo lắng thời điểm mới có dịch, còn sau này tôi lại cảm thấy rất bình thường".

Nhà báo Nguyễn Chinh cho biết, chị đã có 10 năm theo dõi mảng Y tế nên trong quá trình tác nghiệp sẽ biết phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình. Hơn nữa ngay từ giai đoạn đầu, cơ quan cũng rất quan tâm đến sự an toàn của nhóm phóng viên hiện trường, vì thế không chỉ động viên tinh thần mà còn trang bị rất đầy đủ trang phục bảo hộ. Đặc biệt khi vào những vùng dịch như bệnh viện, khu cách ly thì chị và cả ê-kíp đều thực hiện đầy đủ quy định bảo hộ theo yêu cầu của Bộ Y tế: Ra vào đều sát khuẩn, máy quay cũng được phun xịt khử khuẩn sạch sẽ trước khi bước lên xe về cơ quan.

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 2.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Ảnh: NVCC

Theo chị, càng theo tin dịch lại càng thấy công việc của mình có ý nghĩa vì luôn cập nhật đến cộng đồng những nguồn tin chính xác nhất, bất kể đêm ngày. "Tôi nhớ mãi đợt dịch bùng phát, gần như những cuộc họp của Ban chỉ đạo diễn ra liên tục 2 ngày/lần, chưa kể các cuộc kiểm tra bệnh viện liên tục khiến tôi cũng như nhiều phóng viên khác, đặc biệt là các phóng viên theo dõi Y tế gần như bị "full" thời gian. Thời điểm giãn cách xã hội, trong khi cơ quan chia đôi nhân sự làm việc trong tuần thì tôi đi làm cả tháng không có ngày nghỉ nào: Không dự họp thì vẫn phải làm những tin vụ việc liên quan", nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Chị kể, quãng thời gian dịch căng thẳng nhất có lẽ là khi Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu bị phong tỏa. "Thời điểm đó, với báo viết, có thể lấy ý kiến từ Ban chỉ đạo hoặc thông cáo từ Bộ Y tế để viết bài lấy tin. Nhưng với báo hình, như vậy thì chúng tôi gần như không có hình, cũng không có ảnh để trám. Vì thế, VTC đã làm công văn gửi sang Ban chỉ đạo Quốc gia và được đồng ý để vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Lúc đó, ông xã tôi đã xung phong vào đây. Khi đi là giai đoạn bắt đầu giãn cách xã hội, đến khi ra khỏi viện là 25 ngày", nữ nhà báo nhớ lại.

Chia sẻ về những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội, chị cho biết để đảm bảo thông tin cho các chương trình bản tin nhanh, hot news (tin nóng)... chị đều đặn phải đặt báo thức. "Các con số, thông tin dịch COVID-19 đều được Ban chỉ đạo Quốc gia cập nhật đúng 6h00 sáng và 18h00 hàng ngày nên suốt nhiều tháng qua, sáng nào tôi cũng hẹn giờ để dậy cập nhật số liệu cho VTC kịp sóng", chị cười chia sẻ.

Chưa kể là giãn cách xã hội, bếp ăn cơ quan không có, hàng quán không bán nên chị lại tất bật nấu nướng để đem cơm đi làm. "Mặc dù cơ quan cho làm việc ở nhà, nhưng truyền hình là phải làm việc theo ê-kíp, có cả biên tập, quay phim, lái xe… Sau khi tác nghiệp hiện trường là về cơ quan đổ hình, dựng hình, nghe hình viết text, cắt dựng và có ê-kíp kỹ thuật chuốt file hoàn chỉnh để phát sóng. Vì thế, chúng tôi không thể làm việc ở nhà được, thành ra vừa bận việc lại vừa bận nấu cơm", nữ nhà báo hài hước kể lại.

Đội ngũ y bác sĩ là những chiến sĩ quả cảm

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 3.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại vùng dịch Hạ Lôi Ảnh: NVCC

Xông pha nhiều vùng dịch, bệnh viện, hỏi chị về những kỷ niệm của "những ngày không quên", chị cho biết: "Ấn tượng lớn nhất trong tôi đó là hình ảnh những y bác sĩ. Thực sự có những trường hợp vô cùng xúc động, có những người đi chống dịch từ Tết chưa một lần được về nhà".

Theo nữ nhà báo VTC, trong đợt kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chị đã có cơ hội phỏng vấn các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Chị kể: "Với người dân, khi nhìn vào những tấm gương bác sĩ ngày đêm chiến đấu chống COVID-19 thì đều nói đó là sự hy sinh, đó là một sự cống hiến thầm lặng. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi về điều này, rất nhiều bác sĩ đã phủ nhận và cho rằng, đó là công việc của họ. Họ lựa chọn nghề nghiệp này nên chống dịch là việc đương nhiên, là trách nhiệm. Họ đã xác định trước khó khăn đó rồi".

"Tôi nhớ mãi câu nói của BS Trần Thị Hải Ninh - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Chị ấy nói trong nghẹn ngào: "Chúng tôi xác định chọn nghề này là chấp nhận tất cả khó khăn, thử thách. Tôi chỉ thấy thiệt thòi cho những đứa con của mình. Chúng chẳng có quyền lựa chọn bố mẹ sinh ra. Những ngày lễ Tết, ngày nghỉ khi các bạn khác được bố mẹ đưa đi chơi thì con mình nhìn bố mẹ đi làm, đi trực. Đó mới là sự thiệt thòi. Còn công cuộc chống dịch bệnh này, với chúng tôi đó là cống hiến". Câu nói của BS Hải Ninh khiến tôi thực sự xúc động, cũng phần nào giúp tôi nhìn lại để tự hào hơn với công việc của mình", nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Chị kể: "Tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho chồng trước khi anh vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Nhưng đến nơi, anh gọi tôi ra kể rằng trong đó cái gì cũng có, đầy đủ hết. Những nguồn hỗ trợ từ người dân, các Mạnh Thường Quân… khiến vật chất không thiếu, chỉ khát khao tình cảm. Có điều dưỡng viên đã 2-3 tháng không gặp con, chỉ tranh thủ nhìn con qua cuộc video call vội vã. Hay nhiều cặp vợ chồng bác sĩ được VTC ghi nhận dù ở cùng bệnh viện nhưng do làm việc tại 2 khoa khác nhau nên cũng không được gặp mà chỉ gọi điện, còn con cái gửi ông bà trông... Chứng kiến những cảnh đó ai mà cầm được nước mắt. Nhưng bản thân các y bác sĩ lại vô cùng kiên cường".

Nữ nhà báo VTC cho biết: "10 năm tôi theo dõi mảng Y tế, sát sao cùng các y bác sĩ trên từng cây số mới thấy, không có dịch bệnh họ đã rất vất vả rồi mà khi có dịch như dịch sởi năm 2014, dịch COVID-19… mới thực sự thấu hiểu và cảm thông với họ. Đó thực sự là những chiến sĩ quả cảm!".

"Tôi đã thực sự thấy được: Nghĩa đồng bào"

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 4.

Nữ nhà báo Nguyễn Chinh. Ảnh: NVCC

Nhà báo Nguyễn Chinh cho biết, chị vô cùng khâm phục sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Ban chỉ đạo phòng dịch Quốc gia. "Tôi nhớ hôm đó là 29 Tết Nguyên đán (những ngày cuối tháng 1/2020), khi Tổ chức Y tế thế giới còn chưa đưa ra những cảnh báo lây nhiễm, khi một số nước còn coi thường dịch nhưng Ban chỉ đạo đã ý thức thực tế: Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc dài, đường mòn lối mở nhiều sẽ kéo theo nguy cơ dịch bệnh tràn vào dễ hơn. Và trong cuộc họp Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rõ: Việt Nam phải nâng hơn 1 mức so với cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới ngay từ đầu, không được chủ quan. Chính vì thế, dù bị đánh giá thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất thế giới nhưng qua đợt dịch này, thấy được tinh thần đoàn kết, đồng lòng của dân mình, sự tin tưởng dành cho Chính phủ", nhà báo Nguyễn Chinh bày tỏ.

Trong chiến dịch này, Chính phủ đã vào cuộc một cách quyết liệt, quyết tâm cao nên người dân được tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp xã hội. Ngay cả việc thực hiện giãn cách xã hội một cách nghiêm túc, hay việc huy động quân đội vào cuộc ngay từ đầu đã chứng minh Việt Nam là một trong số ít quốc gia làm được điều đó. Thực sự rất tự hào vì Việt Nam chúng ta.

"Đặc biệt, chiến dịch lần này đúng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói, chúng ta thấy được: Nghĩa đồng bào. "Với người Việt Nam ở nước ngoài, trường hợp thực sự cần thiết phải về nước thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào", nữ nhà báo VTC chia sẻ.

Nhiều cặp vợ chồng bác sĩ được VTC ghi nhận dù ở cùng bệnh viện nhưng do làm việc tại 2 khoa khác nhau nên cũng không được gặp mà chỉ gọi điện, còn con cái gửi ông bà trông... Chứng kiến những cảnh đó ai mà cầm được nước mắt. Nhưng bản thân các y bác sĩ lại vô cùng kiên cường”.

Mai Ngọc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 2 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 3 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 5 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 5 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top