Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viết 16.000 lá thư giúp tìm mộ, thân nhân liệt sĩ

Thứ bảy, 07:45 26/12/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Suốt 15 năm qua, bất kể nắng mưa, ngày hè hay đêm đông, ông vẫn cần mẫn đạp xe đi tìm thông tin về liệt sĩ và phần mộ ở khắp miền, rồi lại cặm cụi viết thư gửi cho các gia đình thân nhân, với ước mong giúp các liệt sĩ có thể “đoàn tụ” với gia đình họ.

Ông là Lê Văn Cam ở xóm 10, thôn Đông Hạ (xã Vũ Phúc – TP Thái Bình).
 

Ông Cam đang giới thiệu hồ sơ liệt sĩ.

 
Hành quân giữa thời bình
 
Ông Cam khoe thế khi bắt đầu câu chuyện về những cuộc hành trình suốt 15 năm qua. Ông từng là một người lính, nhập ngũ từ năm 1959 và trải qua nhiều chiến trường máu lửa, đến năm 1981 may mắn còn sống, xuất ngũ về địa phương. Được sống hạnh phúc cùng gia đình trong hòa bình độc lập, nhưng ông luôn bị ám ảnh bởi những ngày đêm vừa chiến đấu vừa chôn cất đồng đội trên chiến trường. Một trong những kỉ niệm thương đau mà ông không thể nào quên là trường hợp hy sinh của Liệt sĩ Trịnh Bá Trân (quê Bá Thước - Thanh Hoá) ở chiến trường Lào. Ông nhớ lại: “Hôm đó, Trân đang đứng gác ở hố cá nhân thì bị địch bắn vào đầu. Đêm đó, cả nhóm thay nhau thức canh thi hài, và nhắc nhau cùng hứa là đứa nào còn sống phải nhớ báo cho gia đình Trân biết nơi chôn cất để đến đưa về...”.
 
Năm 1995, ông thấy đài báo đưa tin đã quy tập được mấy trăm mộ liệt sĩ hy sinh bên chiến trường Lào về tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Anh Sơn (Nghệ An). Đêm đêm ông thường mơ thấy các đồng đội về bên ông. Nghĩ đến liệt sĩ Trân và những lời hứa khi xưa, ông lập tức sắm sửa hành trang gồm chiếc xe đạp cũ, bộ quần áo, giấy chứng minh nhân dân và cơm nắm, muối vừng cùng chai nước treo đầu xe để lên đường. Ông kể: “Tôi bắt xe khách vào đến Vinh. Rồi đạp xe gần 70km đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Anh Sơn đã gần 4h chiều. Thấy cổng khép hờ, mừng quá, tôi lẻn vào. Đứng trước hàng trăm phần mộ, tự dưng người tôi sởn gai ốc, tay run run. Nước mắt trào ra khi tôi ngồi bên mộ có bia ghi liệt sĩ vô danh. Một lúc sau, bên tai tôi như văng vẳng tiếng ai đó nhắc nhở phải khẩn trương ghi chép... Thế là tôi vội lấy sổ cẩn thận ghi tên, địa chỉ, vị trí các phần mộ. Đang làm thì người quản trang xuất hiện và ngăn cản, giải thích mãi, đưa cả chứng minh thư ra... nhưng người quản trang vẫn đuổi đi vì sợ “lộ bí mật...”.
 
Chuyến đi đó không tìm thấy mộ liệt sĩ Trân, về nhà ông bắt đầu viết thư về những gia đình của liệt sĩ mà ông sưu tầm được rồi gửi đi. Từ đó, ông liên tục tìm đến các nghĩa trang, đến chiến trường xưa để ghi chép thông tin về phần mộ liệt sĩ. Mỗi chuyến ông đi thường kéo dài từ 10 -15 ngày, thậm chí cả tháng trời mới về. Những chuyến đi biền biệt “lạ thường” của ông đã khiến xóm giềng ì xèo rằng “ông Cam bị dở” hoặc “ông ấy bị tâm thần rồi”.  Vợ con cũng phản đối nhưng ông vẫn cứ đi. Mỗi khi về nhà lại cặm cụi ghi chép, viết thư gửi đi.
 

Lướt web và xử lý thông tin phần mộ liệt sĩ trên mạng là công việc hàng ngày của ông Cam.

 
Ông kể, không phải thư nào gửi đi cũng thuận. Có thư bị trả lại vì sai địa chỉ (tên xã, huyện, tỉnh đã có thay đổi...). Chẳng hạn, có liệt sĩ, trên bia mộ ghi địa chỉ: Đông Viên, Chợ Đông, Bắc Thái (cũ). Sau khi về nhà, ông viết thư gửi theo địa chỉ đó. Rồi ông nhận được thư trả lại vì không có địa chỉ là Chợ Đông. Ông lặn lội tìm lại nghĩa trang đó để xác thực lại địa chỉ xem có nhầm lẫn không. Nhưng ông không chép sai. Một năm sau, tình cờ ông đọc báo  thấy địa chỉ của một người quê ở Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Thái. “Lúc đó tôi mới phát hiện ra sự nhầm lẫn về địa chỉ quê quán của liệt sĩ kia. Tôi liền viết ngay một bức thư khác ghi đúng địa chỉ Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Thái và gửi đi. Không lâu sau, tôi nhận được thư cảm ơn của gia đình rằng nhờ thư tôi chỉ mà họ đã tìm lại phần mộ liệt sĩ đó....” – Ông kể.
 
Gia tài là hồ sơ phần mộ liệt sĩ
 
Hằng ngày, nếu không đi đến các nghĩa trang thì 3 - 4 giờ sáng, ông lọ mọ thức dậy tra cứu tài liệu lấy được từ những chuyến đi, từ nghe đài và nhiều nguồn khác rồi ông viết thư gửi cho thân nhân các liệt sĩ. Ông khoe: “15 năm đi sưu tầm, giờ gia tài tôi khánh kiệt về kinh tế, nhưng bù lại, tôi có trong tay danh sách hơn 27.000 liệt sĩ, với nhiều thông tin quí giá. Bình quân tôi gửi đi khoảng 20 lá thư/ngày. Ước tính tôi đã gửi khoảng gần 16.000 lá thư cho thân nhân liệt sĩ ở mọi miền đất nước và có khoảng 8.000 lá thư hồi âm”. Ông uống một ngụm nước rồi đứng dậy bảo tôi cùng tiến lại giá sách phía góc nhà (mà nãy giờ tôi cứ ngỡ đó là góc học tập của cháu ông). Tôi nhẩm đếm sơ sơ có đến hơn 100 cuốn vở. Ông cười bảo: “Toàn hồ sơ phần mộ liệt sĩ cả đấy”. Cạnh đó là hàng ngàn bì thư, mấy trăm bìa lịch cũ mà ông bóc ra và ghi chép lên đó.
 
Tôi đọc một lá thư của chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm Khau Thua, xã Ngọc Xuân, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, con gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Lệnh, có đoạn viết: “Công ơn của bác thật sâu nặng đối với cháu song cháu là phận gái theo chồng. Hoàn cảnh cũng còn gặp nhiều khó khăn chưa thăm bác được ngay. Từ ngày cháu đi tìm được mộ bố cháu là ngày 2/7/1999 (âm lịch). Như vậy thời gian thấm thoát trôi đi đã 7 năm trời rồi, cứ đến ngày 27/7 cháu lại nhớ đến bác...” . Ông Cam bảo: “Mỗi khi nhận được thư của thân nhân liệt sĩ, tôi hồi hộp lắm, bóc thư mà lòng chỉ mong họ báo liệt sĩ đã “đoàn tụ” với gia đình”.
 

Những lá thư ông Cam chuẩn bị gửi cho thân nhân liệt sĩ.

 
Tôi hỏi về những nơi ông đến, ông Cam bảo: “Đi nhiều lắm rồi, chẳng nhớ hết.  Suốt ngoài Bắc, trong  Nam đã vài chục tỉnh”. Ông thường đi xe đạp cho tiết kiệm, chỉ xa lắm mới đi xe khách nhưng vẫn mang theo xe đạp. Hành lý đi xa của ông thường có nước uống, đồ khô, cơm nắm và cả chiếc màn để ngủ nhờ bà con dọc đường, đỡ tiền thuê nhà trọ. Nhưng không phải lúc nào chuyện xin ngủ cũng thuận lợi. Có lần hết tiền, đêm nhỡ đường, vào nhà dân ven đường, đưa chứng minh thư ra xin mượn manh chiếu, mắc màn đem theo để ngủ ở ngoài hè, ngoài vườn nhưng bị người ta xua đuổi. Thậm chí, bí quá, vào nghĩa trang nằm ngủ nhờ nhưng quản trang cũng không cho vì sợ ông... đào trộm mộ. Ông lủi thủi đạp xe trong đêm và khóc vì tủi thân.
 
Nhiều lần hết sạch tiền để mua tem thư cho thân nhân liệt sĩ, ông nghĩ cách viết chữ to ngoài bì thư “Kính biếu thân nhân liệt sĩ...” thế là nhân viên bưu điện vẫn nhận. Nhưng gửi thư không tem nhiều lần một chỗ cũng ngại nên ông phải đạp xe đi sang những huyện khác để gửi.
 
Nhìn gia cảnh nhà ông rất đơn sơ, tôi hỏi ông lấy tiền đâu mà đi khắp nơi vậy được? Ông thật thà kể, trước đây toàn bỏ tiền túi ra, bán lúa gạo, vay giật anh em, bà con. Rồi tiền con cái cho cũng chẳng dám tiêu pha gì, đi đường mà mua giấy tờ, bút, thư hết... Bây giờ thi thoảng cũng có người nhà liệt sĩ tìm được mộ, họ biếu vài chục nghìn đồng, ông dành mua tem, phong bì hết. Năm 2008, có một nhà hảo tâm biết ông làm việc thiện, mua cho cả bộ máy tính và máy in... Thế là ông đi học máy tính mất hơn 1 tháng. Giờ thì ông thường xuyên ở nhà “lướt web” đọc báo, nghe đài, xem ti vi và luôn sẵn sàng ghi chép thông tin để in thư và gửi cho người nhà liệt sĩ.
 
Hỏi về đời tư, ông rưng rưng mắt: “Có 4 đứa con, lập gia đình, ở riêng cả rồi, thằng cả mới mất hồi năm ngoái. Hơn chục năm nay chỉ cặm cụi “viết thư giúp liệt sĩ” chẳng làm được gì đâu...”. Hiện nay, hai vợ chồng ông Cam (71 tuổi) và vợ (bà Nguyễn Thị Hoa, 69 tuổi, bệnh tật) sống cùng nhau trong căn nhà nhỏ. Hằng ngày, bà cần mẫn cơm nước và chuẩn bị hành lý mỗi khi ông lên đường. Mỗi tháng ông chi khoảng 500 ngàn đồng tiền phong bì, điện, giấy, Internet... cho việc lập hồ sơ liệt sĩ và gửi thư cho thân nhân liệt sĩ, ông bà phải ky cóp và chi tiêu dè xẻn lắm. Ông bảo: “Tôi cứ ao ước, giá mình có tiền mua được chiếc máy ảnh kỹ thuật số đem theo để chụp ảnh bia mộ liệt sĩ, về đưa lên blog cho nhiều người biết cùng tra tìm thì tốt biết mấy...”.
 
Trần Xuân Thân
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 3 phút trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 4 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 53 phút trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Thời sự - 2 giờ trước

Vụ chìm sà lan làm 5 thuyền viên mất tích, đến nay cơ quan chức năng vớt được 3 thi thể trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Pháp luật - 2 giờ trước

Trong lúc mâu thuẫn, Trần Nam Thanh đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ đang mang thai tháng thứ 8 rồi châm lửa đốt.

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe máy do nam sinh điều khiển với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, khi đi qua nút giao thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô con đang sang đường.

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Top