Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị tướng không muốn cưới vợ để còn đi chiến đấu

Thứ hai, 12:45 05/05/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều người biết Trung tướng Phạm Xuân Thệ là một trong những người đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập và thảo văn kiện đầu hàng để Tổng thống Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975, nhưng ít người biết về “hậu trường” đằng sau giây phút lịch sử và chuyện tình của vị tướng nổi tiếng này.

Vị tướng không muốn cưới vợ để còn đi chiến đấu 1

Đại úy Phạm Xuân Thệ, cùng đồng đội bắt Tổng thống Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài Phát thanh Sài Gòn. Ảnh: T.L

 
Giây phút lịch sử

Đã 5 năm nay, gần như ngày nào, trong căn nhà ở đường Nguyễn Hoàng Tôn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Trung tướng Phạm Xuân Thệ cũng tiếp một vài vị khách ở các nơi đến gặp ông, mong tìm lại mộ của người thân đã hy sinh trong chiến trường phía Nam - đó cũng là công việc mà ông ưu tiên hàng đầu phải thực hiện được sau bao năm bận rộn công việc trong thời gian quân ngũ.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ, SN 1947 tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam - mảnh đất mà tuổi thơ ông đã gắn với nhiều kỷ niệm, đến bây giờ, mỗi khi nhắc lại lòng ông vẫn rưng rưng nhớ thương. “Vùng đất quê tôi nghèo nhưng có truyền thống yêu nước. Theo thế hệ cha anh, ngày 5/8/1967, khi đó mới 20 tuổi tôi xung phong nhập ngũ và hành quân về Thái Nguyên. Những tháng ngày đầu tiên ở quân ngũ, kỷ niệm nhớ nhất là lần bị lạc trong rừng mấy ngày không có lối ra vì đi tìm măng, cải thiện bữa ăn cho đơn vị”, ông nhớ lại.

Sau những ngày tháng huấn luyện, tháng 2/1968, đơn vị của ông nhận lệnh hành quân đi B, bắt đầu những ngày chiến đấu ác liệt nhất cho đến khi ông cùng đồng đội thẳng tiến vào Dinh Độc Lập, làm nên sự kiện lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.

“Khi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, những phát pháo hỏa lực đầu tiên của Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 bắn vào căn cứ Nước Trong và Trường Sĩ quan bộ binh của địch. Sau khi vượt cầu Thị Nghè đến Thảo Cầm Viên, chúng tôi gặp người đàn ông chừng 40 tuổi tay cầm cờ, tôi hỏi ông ta đường vào Dinh Độc Lập đi lối nào, ông ta bảo cho ông ta lên xe để chỉ đường. Khi xe chúng tôi cách ngã 3 còn khoảng 100m và phía trước một tòa nhà rất to, người đàn ông chỉ tay và nói to: Đó, Dinh Độc Lập đó. Chỉ nghe đến đó, chiếc xe Jeép của tôi nhanh chóng lách vượt qua những xe tăng, xe chở bộ binh lao lên, cách hàng rào khoảng 50m. Sau khi chiếc xe tăng húc đổ hàng rào trước cổng Dinh Độc Lập, chiếc xe chúng tôi cũng theo sau thẳng tiến vào, chúng tôi nhanh chóng xuống xe. Đồng chí Đào Ngọc Vân với tay lấy lá cờ của người đàn ông đi theo chỉ đường. Người đàn ông thấy vậy liền bảo, đây là cờ của tôi chứ? Thấy vậy, tôi hô: Cờ của ai cũng cứ mang lên mà cắm. Trong khi đang tìm đường lên cắm lá cờ, tôi gặp một người xưng là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Đồng thời người đàn ông này cho biết, toàn bộ nội các của chính quyền Dương Văn Minh đang trong phòng họp, mời chúng tôi vào làm việc.
 
Vị tướng không muốn cưới vợ để còn đi chiến đấu 2

Trung tướng Phạm Xuân Thệ đang giúp một thân nhân tìm mộ liệt sĩ. Ảnh: PB


Sau khi được giới thiệu, ông Minh bước lại gần tôi và nói: Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao. Theo phản ứng tự nhiên, tôi nghiêm mặt, hô to: Các anh là kẻ thất bại, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả.

Nghe xong, ông Dương Văn Minh thoáng chút bối rối thể hiện trên nét mặt và nói xin được bắt tay với Quân Giải phóng, tuy nhiên, tôi đã gạt tay đi. Lúc này, các thành viên của nội các đã tản dần ra ngồi ở ghế, nhưng tôi vẫn kiên quyết bắt Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Cùng thời gian trên, đồng chí Đào Ngọc Vân mang lá cờ giải phóng chạy lên ban công sảnh tầng 2 Dinh Độc Lập phất cờ báo hiệu quân ta đã chiếm được Dinh Độc Lập. Sau khi bàn bạc, ông Minh cùng một số tùy tùng đã chấp nhận đến Đài Phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng do tôi chắp bút”, Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại.
 
Cưới vợ thời chiến
 
Vị tướng không muốn cưới vợ để còn đi chiến đấu 3

Ông Phạm Xuân Thệ và vợ thời trẻ. (Ảnh do gia đình cung cấp).


Kết thúc câu chuyện khi kể về giây phút lịch sử ngày 30/4/1975, ông nhìn vợ, bà Dung với ánh mắt trìu mến: “Với gia đình, không có gì bằng sự hy sinh của người vợ. Tôi cưới bà ấy chưa được 20 ngày, đã xách ba lô và đi biền biệt, thỉnh thoảng mới được lá thư gửi hỏi thăm. Ở nhà, bà ấy cứ ở vậy chờ tôi về mà không biết chồng có vượt qua được khói lửa, trận mạc hay không”.

Nói về duyên gặp được người vợ, ông cho biết, vào tháng 7/1972, khi chiến đấu ở bờ sông Thạch Hãn ông đã bị thương, phải về hậu phương điều trị. “Trong thời gian ở quê nhà, bố mẹ tôi ra sức thúc giục tôi cưới vợ, vì sợ khi tôi vào chiến trường miền Nam chiến đấu không biết sẽ sống chết ra sao? Thời gian này, anh trai tôi cũng mới hy sinh, còn em trai tôi đang đi học, nhà chỉ có bố mẹ và hai em gái. Mẹ tôi sức khỏe yếu, lại ốm đau liên miên, hai em còn nhỏ nên mọi việc trong gia đình mỗi mình bố tôi gánh vác, bố mẹ tôi muốn tôi cưới vợ để phụ giúp việc gia đình”, ông kể về chuyện lấy vợ.

Theo sự giới thiệu của họ hàng, bố mẹ ông đã lên xóm trên hỏi bà Dung cho ông. “Thực sự tôi chưa muốn lấy vợ lúc này vì ý định của tôi là khi sức khỏe hồi phục, tôi sẽ xin trở về đơn vị để cùng đồng chí, đồng đội tiếp tục chiến đấu. Chiến tranh còn kéo dài, nếu lấy vợ tôi sợ lại thêm một người nữa phải chờ đợi. Thật sự lúc đấy tôi rất khó xử. Sau được sự động viên và muốn bố mẹ yên tâm hơn khi tôi trở lại chiến trường, tôi đã lên xóm trên gặp Dung. Dung kém tôi đến 7 tuổi (ông Thệ 26 còn bà Dung mới 19-PV), đang công tác tại cửa hàng lương thực huyện Kim Bảng. Ngay lần gặp đầu tiên, Dung đã để lại trong tôi một ấn tượng tốt về một người con gái đảm đang”, ông Thệ nhớ lại lần đầu gặp vợ.

Sau lần gặp đầu tiên, ông Thệ đã có một tình cảm đặc biệt với bà Dung. Ông bảo, “nam nữ thời đó khác hẳn bây giờ lắm. Tuy đã được gia đình đồng ý nhưng chúng tôi cũng chỉ dám cầm tay nhau để nói chuyện. Vì thời gian của tôi nghỉ điều trị vết thương chỉ được một tháng, do vậy hai gia đình thống nhất sẽ tổ chức đám cưới trước khi tôi vào Nam”.
 
Vị tướng không muốn cưới vợ để còn đi chiến đấu 4

Trung tướng Phạm Xuân Thệ chia sẻ với phóng viên những ký ức hào hùng mà mình đã trải qua. Ảnh: P.B


Đang là thời chiến, nên đám cưới của ông cũng rất giản dị với sự chứng kiến của hai bên gia đình. Vì gia đình khó khăn nên mẹ ông đã đi vay hàng xóm một chiếc chăn hoa mà sau này mẹ ông kể lại phải dành dụm suốt mấy tháng để mua trả lại một chiếc chăn khác. Sau này, khi đã có điều kiện, các con khôn lớn nhưng chiếc chăn hoa cũ này vẫn được bà Dung lưu giữ như một kỷ vật.

Trong suốt những năm tháng chiến đấu, vợ ông ở nhà vẫn thay ông đảm đang công việc gia đình. “Nói thật, để hoàn thành nhiệm vụ, tôi luôn cảm ơn người vợ đã hy sinh cho tôi rất nhiều. Các con tôi được trưởng thành như ngày hôm nay, cũng là phần lớn một mình bà ấy chăm sóc, dạy dỗ”, ông Thệ nhìn vợ âu yếm.

Khi nói về đồng đội, giọng ông như chùng xuống. Có lúc tôi thấy ông nghẹn ngào xúc động, có những lúc ông không thốt thành lời. Chia tay ra về, ông bảo: Đời người có hai thứ, một thứ là trời cho và một thứ là đời cho. Về vật chất, tiền tài, danh vọng là đời cho, cái này thì rồi cũng có lúc hết. Nhưng tinh thần, đạo đức, cái tình người, là những thứ trời cho thì không chỉ kết thúc cho đến khi hết cuộc sống này mà là mãi mãi.
 
Phùng Bình
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 3 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 6 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top