Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuổi thơ và lịch sử đại gia đình của Đại tướng Lê Đức Anh ở quê nhà Thừa Thiên – Huế

GiadinhNet - Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 01/12/1920 trong một ngôi nhà tranh tại gia đình ông bà nuôi ba ông ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.


Đại tướng Lê Đưc Anh có tên khai sinh là Lê Văn Giác.

Đại tướng Lê Đưc Anh có tên khai sinh là Lê Văn Giác.

Theo hồi ký "Cuộc đời và sư nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh, NXB Chính trị Quốc gia, quê gốc của ông ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Tên ba má ông đặt cho ông ban đầu là Lê Văn Giác.

Năm đầu tiên đi học, mắt kém, lại tên là Giác, vần G thì phải ngồi ở phía sau, nên thầy giao mới nói với ba má ông đổi tên sang vần A để được ngồi lên phía trên, nhìn bảng cho rõ hơn.

Ba má ông nhất trí với thầy đổi tên Giác thành tên Anh. Và ông mang tên Lê Đức Anh từ đó. Gia đình ông mấy đời làm ruộng. Ông nội Đại tướng là cụ Lê Thảng, sinh ngày 6-11-1861, mất ngày 11-5-1939.

Cụ là một sĩ phu từng tham gia phong trao Cần Vương chống Pháp. Bà nội là Cung Thị Luyến, ngày tháng năm sinh gia đình không nhớ, chỉ nhớ là bà mất ngày 18 tháng 9.

2 cụ sinh được sáu người con (hai trai, bốn gái). Ba của Đại tướng Lê Đức Anh là con trai cả, tên khai sinh là Lê Quang Túy, sinh ngày 25-11-1885, dân làng thường gọi là “Thầy khóa Túy”.

Ba Đại tướng mất ngày 26-6-1969. Khi đó, ông đang cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ huy đánh địch trên chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Má ông là bà Lê Thị Thoa, sinh năm 1886, mất ngày 16-11-1967. Khi đó, ông đang cùng Bộ Chỉ huy Miền khẩn trương chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Ông bà nội, ông bà ngoại và ba má Đại tướng đều ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Phú Lộc là huyện cửa ngõ phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 39km.

Quê ông có núi Truồi và sông Truồi. Sông Truồi bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây của huyện Phú Lộc đổ ra phá Tam Giang. Sông Truồi có nguồn nước dồi dào làm cho làng xóm hai bên bờ trở nên sầm uất và làm cho cánh đồng quê ông tươi tốt.


Đại tướng Lê Đức Anh chụp ảnh cùng các chiến sỹ.

Đại tướng Lê Đức Anh chụp ảnh cùng các chiến sỹ.

Bà cô của ba Đại tướng là Lê Thị Khiêm lấy chồng ở làng Trường Hà, xã Vĩnh Phú, huyện Phú Vang. Chồng bà là ông Lý Quang Cảnh làm thầy thuốc và dạy chữ Nho.

Ông bà sống hiền lành, chân chất nhưng không có con. Theo sự sắp xếp của gia đình, ba Đại tướng Lê Đức Anh sang làm con nuôi của ông bà. Ông bà nuôi, truyền nghề làm thuốc Đông y cho ba Đại tướng và cho ba ông học chữ Nho, rồi cưới vợ cho ba ông.

Ba má ông sinh được 13 người con, 4 người chết lúc nhỏ, còn 9 người. Anh chị em của Đại tướng Lê Đức Anh đều sinh ra ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang.

Trường Hà là một làng quê nghèo bên phá Tam Giang. Ruộng canh tác rất ít, đất pha cát rất khó cấy trồng vì trồng cây gì cũng phải khổ công chăm bón.

Ngày trước, người dân quê ông thường xuyên phải chịu cảnh làm ruộng nhờ trời. Mùa màng thất bát liên miên. Nhiều cụ già than thở: "Cơ sự thế này thì rồi dân làng mình cũng chết mòn chết mỏi hết thôi!".

Sự nghèo đói cũng đi liền với thất học. Hầu hết người dân quê ông không biết chữ, một vài người được gọi là có học thì cũng chỉ học được một ít chữ Nho, biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, và biết mấy phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Muốn học lên tiếp thì phải đi xa nhà, nhưng cũng chỉ được đi học một vài năm khi còn nhỏ tuổi, lớn lên một chút là phải đi làm để kiếm sống.

Ông và ba của Đại tướng có thêm nghề thầy thuốc, phần lớn là chữa bệnh cứu người, làm phúc, song cuộc sống cũng đỡ cơ cực hơn. Tuy nhiên, gia đình đông con nên ba má ông phải tần tảo, bươn chải, vừa làm ruộng, vừa làm thuốc, vừa đi làm thuê kiếm sống.

Làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, khoai sắn là chính, nhưng ba má ông vẫn chăm lo cho các con học hành. Đại tướng được ba má cho là sáng dạ nên ưu tiên cho đi học từ nhỏ. Lên 5 tuổi, ông học chữ Nho tại nhà. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi, ông học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc.


Đại tướng Lê Đức Anh và gia đình sớm tham gia cách mạng.

Đại tướng Lê Đức Anh và gia đình sớm tham gia cách mạng.

Trường xa nhà, nên buổi sáng đi học ông thường nhịn đói. Ngày ấy, những cậu học trò nhà quê như ông không có giày dép, đi đâu cũng chân trần.

Trên chặng đường tới trường ở Dưỡng Mong phải trải qua một trảng cát, những ngày trời nắng, cát bỏng như rang phải lấy những cái bẹ nang của cây tre, rồi dùng dây bẹ chuối cột dưới bàn chân để đi qua trảng cát cho đỡ bỏng chân.

Năm ông 11 tuổi, ba má cho ra thành Vinh (Nghê An) để chị gái Lê Thị Hiệp (tức Nở) và anh rể nuôi ăn học. Những ngày sống ở Vinh, một hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức của ông là dân ta nghèo khổ quá, đói triền miên.

Học hết tiểu học ở trường Vinh, ông trở về quê Phú Vang giúp đỡ ba má làm ông nghiệp. Các anh chị dạy ông cách trồng khoai, trồng sắn. Hàng ngày, ông và các anh chị lội xuống phá Tam Giang lấy cây rong về làm phân và phủ lên luống khoai, luống sắn, rồi ganh nước tưới cho khoai, sắn.

Khoai, sắn quê ông trồng trên đất cát nên rất ngon, khoai ngọt, sắn bùi, nhiều bột. Anh chị em ông sống và lớn lên nhờ củ khoai, củ sắn là chính.

Ba má ông yêu thương nhau hết mực và tất cả vì con cái, sống chan hòa, gắn bó với bà con xóm giềng. Ba má ông luôn dạy con cái phải biết thương yêu, kính trọng mọi người, biết ơn những người giúp đỡ gia đinh lúc khó khăn.

Ba má ông quanh năm làm lụng vất vả, bươn chải để nuôi 9 anh chị em ông, gồm 2 trai, 7 gái. Ông là con thứ bảy. Các gia đình anh chị em ông đều tích cực tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Có gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng dưới hầm nhà; hai anh rể là liệt sĩ: ông Trần Mạnh Kiệp- chồng chị Lê Thị Ngọc Tỷ và ông Hồ Nguyên- chồng chị Lê Thị Kha- đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...

Đinh Kim Dung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top