Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh luận nóng bỏng vì... chém lợn, đâm trâu

Thứ hai, 13:13 02/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Việc tổ chức lễ chém lợn tại làng Ném Thượng (Bắc Ninh) vào ngày mùng 6 Tết hằng năm một lần nữa khuấy lên cuộc tranh luận về những nghi thức truyền thống đang bị một bộ phận dư luận xem là dã man, kém văn minh và cần được xóa bỏ.

Ranh giới giữa tín ngưỡng và nhận thức

Dù diễn ra ở vùng miền nào thì những nghi thức như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu... cũng đang bị lên án bởi hình ảnh máu me, bạo lực khi trực tiếp đâm chết các con vật trước sự chứng kiến của người xem.

Một số ý kiến còn cho rằng, những phong tục trên có thể kích thích tính bạo lực, tác động gián tiếp tới việc hình thành những đối tượng biến thái về nhân cách trong xã hội mới.

Trao đổi với phóng viên, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này.

“Xuất phát điểm của những nghi thức này là tín ngưỡng biểu hiện cho sinh khí của đất đai, sự thông linh trời đất, đời sống con người. Trong xã hội hiện đại, con người phần nào đã quên mất bản chất tâm linh, vẻ đẹp tư duy của những nghi thức này. Bởi thế, tôi cho rằng nếu cứ đứng ngoài và phán xét về sự dã man vì đâm chém thì vấn đề trở nên méo mó và bất công vô cùng”, Giáo sư Trần Lâm Biền – người có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng – chia sẻ.

Nhiều người nhúng tay vào máu vật tế để cầu may

Nhiều người nhúng tay vào máu vật tế để cầu may

Ông cũng cho biết, bây giờ chưa nên đặt vấn đề bảo tồn hay xóa bỏ mà cần lý giải, cung cấp đầy đủ thông tin về những nghi thức ấy cho người đến xem, để họ nhìn nhận từ góc độ của chính cộng đồng bản địa, chứ không nhân danh bất cứ điều gì khác để áp đặt, gán ghép các ý nghĩa, cảm xúc từ bên ngoài.

Đồng quan điểm với Giáo sư Trần Lâm Biền, Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, mọi nghi thức của lễ hội đều có căn cứ của nó và vấn đề cần giải quyết là nhận thức của con người và nếu muốn duy trì hay dẹp bỏ thì phải dựa trên sự tự nguyện của cộng đồng nơi diễn ra phong tục ấy”.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng cần giải quyết nhận thức của cộng đồng

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng cần giải quyết nhận thức của cộng đồng

Công nhận về ý nghĩa, tín ngưỡng ở các lễ hội trên nhưng PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triển lại khẳng định: “Văn hóa cũng thay đổi theo thời gian nên những hủ tục không còn phù hợp nên được sửa đổi. Người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo. Đó là truyền thống đẹp, cần được phát huy. Hành động chém, giết lợn trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của dân tộc”.

Gian nan tìm lời giải

Duy trì hay chấm dứt những nghi thức chém lợn, đâm trâu... tại lễ hội đã được đặt vấn đề từ khá lâu nhưng theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cần có cái nhìn thận trọng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng văn hóa, không áp đặt cho một nền văn hóa, bản sắc của cộng đồng khác.

Bày tỏ quan điểm trước vấn đề trên, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á cho biết: “Trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất “độc ác” và “dã man” của tập tục này. Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Lý do là: “Quyền của động vật còn quan trọng hơn các nghi lễ tôn giáo”. Lễ hội nào thì cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương, văn hoá của dân tộc đồng thời truyền bá được tính nhân văn cho thế hệ sau”.

Nhiều trẻ em sợ hãi khi chứng kiến con vật bị giết

Nhiều trẻ em sợ hãi khi chứng kiến con vật bị giết

Theo ông Phan Đình Tân – Người phát ngôn Bộ VH,TT&DL – thì những nghi thức như chém lợn trong lễ hội của làng Ném Thượng có phần phản cảm, nhưng đó chỉ dừng lại là quan điểm cá nhân. Việc tiếp cận vấn đề liên quan tới phong tục tập quán cần rất thận trọng. Đầu tiên, phải tổ chức nghiên cứu kỹ lễ hội và những ảnh hưởng của nó tới tâm lý con người. Và không nên vội vã đưa ra quyết định chấm dứt hay cấm đoán bất kỳ một nghi lễ nào, kể cả nghi lễ chém lợn của làng Ném Thượng. Việc bỏ hay không là do cộng đồng làng Ném Thượng quyết định.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) đưa ra giải pháp tham khảo: “Tôi nghĩ rằng, các lễ hội trên vẫn nên bảo tồn nhưng cần lược đi những đoạn đâm, chém phản cảm".

Chém lợn là nghi thức không dễ bỏ ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh)

Chém lợn là nghi thức không dễ bỏ ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh)

“Người dân làng Ném Thượng không làm gì trái pháp luật, họ chỉ thực hiện nghi lễ có từ bao đời mà thôi. Nên không thể nói bỏ là bỏ được. Thay vì sự áp đặt, cưỡng bức cấm thì chúng ta nên khuyên họ thực hiện trong cộng đồng. Không có sự tham gia của người ngoài cộng đồng. Cùng với đó, cũng không nên cho trẻ em tham gia, bởi rất có thể những hình ảnh từ nghi lễ này sẽ gây ra những tác động không tốt. Chúng ta có nhiều cách để đi đến hạn chế và dần dần xóa bỏ đi việc chém lợn, nhưng tôi nhắc lại, tôi phản đối người bên ngoài nói vào, đồng thời sử dụng các biện pháp có tính chất cưỡng bức, áp đặt”, Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói.

Thùy Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top