Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Tôi khóc nhiều khi không có chuyến xe tử tế đưa con về'

Thứ sáu, 19:11 16/09/2016 | Xã hội

Nhắc về sự ra đi của con gái, ông Pe kể mình đã khóc rất nhiều. Ông thương con gái không có nổi một chuyến xe tử tế để về nhà.

Câu chuyện anh Lò Văn Muôn (Sơn La) chở thi thể em gái, chị Lò Thị Phương, vượt gần 100 km từ bệnh viện về nhà bằng xe máy khiến nhiều người ngỡ ngàng và thương cảm.

Sáng 16/9, PV tìm về bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai - nơi sinh sống của chị Phương trước khi qua đời.

Người phụ nữ muộn chồng

Muốn vào bản Ít B, người dân phải lụy đò sang sông. Đường vào bến đò hiểm trở, khá nguy hiểm khi lái xe máy. Phải quen đường và tay lái thật vững mới có thể vượt qua hai con đường đất nhỏ, dốc đứng và xói lở vì mưa ở hai bến đò trên hồ thủy điện Sơn La.

Những người lái đò giúp anh Muôn đưa xác em gái sang sông ngày 12/9 đều đau xót khi chứng kiến cảnh tượng ấy. Họ cùng nhau giúp đỡ và miễn phí tiền đò để giúp hai anh em.


Chị Lò Thị Phương lúc còn khỏe mạnh. Ảnh gia đình cung cấp.

Chị Lò Thị Phương lúc còn khỏe mạnh. Ảnh gia đình cung cấp.

Ông Liềm Văn Chơm, lái đò có mặt hôm đó kể lại suốt quãng đường đi đò, anh Muôn chỉ im lặng, mặt trầm ngâm đầy nét buồn bã. Anh Muôn một mình bế xác chị Phương vượt con dốc đứng phía bên kia sông vào bản Ít B vì xe máy không thể đi được.

Chuyện chở thi thể người chết bằng xe máy một quãng đường xa về nhà không phải là chuyện phổ biến ở những bản thuộc xã miền núi này. Nên hầu hết người dân quanh đây khi biết chuyện đều ngỡ ngàng và xót xa. Ai cũng xót thương cho chị Phương, họ truyền tai nhau câu chuyện về những bất hạnh nối tiếp của gia đình chị.

Chị Phương là người con gái duy nhất trong gia đình. Khi còn trẻ, chị được xem là người có sắc vóc trong bản với thân hình cao, cân đối. Nhưng vì nhiều lý do nên chị muộn chồng.

Khi con gái trong bản rủ nhau lấy chồng, sinh con từ 14 - 15 tuổi, chị Phương vẫn ở nhà cùng bố chăm em trai bệnh tật. Ngoài 30 tuổi, chị Phương mới lập gia đình và sinh con trai đầu lòng. Tuy nhiên, cậu bé mất khi vừa tròn hai tháng tuổi.

Sau đó, chị Phương sinh bé Bạc Thị Bó, hiện 7 tuổi, học lớp 1 tại điểm trường bản Ít B. Thời gian này, chồng chị Phương phát hiện bị HIV, sức khỏe suy kiệt, không thể lao động, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị.

Cách đây 4 năm, chồng chị Phương mất vì căn bệnh thế kỷ, gia đình chị vốn đã nghèo lại càng cơ cực hơn. Bản thân người phụ nữ dân tộc Thái cũng mắc căn bệnh này, khiến sức khỏe giảm sút.

Khi còn gắng gượng được, chị Phương sống cùng con gái trong căn lán nhỏ trên nương cao. Hàng ngày, chị làm rẫy, kiếm sống qua ngày và nuôi con đi học.

Đến tháng 9/2015, bệnh tình chị Phương trở nặng khi mắc thêm bệnh phổi. Từ đó, hai mẹ con chị Phương về nương tựa ông Lò Văn Pe, cha chị, khi đó đang sống cùng người con trai út mắc bệnh tâm thần.

Bi kịch gia đình

Suốt hơn một tháng chị Phương đổ bệnh nặng phải nằm viện, ông Pe luôn túc trực ở bệnh viện để chăm lo cho con gái. Trước nỗi đau mất con, người đàn ông gần 80 tuổi không giấu nổi sự xúc động.

Gạt vội giọt nước mắt trên khuôn mặt khắc khổ, ông Pe cho biết vì gia đình quá nghèo, không có nổi 5 triệu để thuê xe cấp cứu đưa con về. Không may, con chết trên đường đi khiến ông buồn và đau đớn vô cùng.

Người cha già với mái đầu bạc trắng, khuôn mặt sạm đen, buồn bã kể về lời dặn trước lúc ra đi của con gái mình: “Trước khi mất, con tôi bình thản lắm, nó biết trước là mình không qua khỏi nên chấp nhận. Phương dặn đi dặn lại, nhờ tôi nuôi nấng, chăm sóc giùm bé Bó, con gái nó. Tâm nguyện duy nhất của Phương là mong sao Bó được ăn học nên người”.

Hôm nay cũng là ngày bé Bó đi học lại kể từ khi mẹ mất, bé học lớp 1 tại điểm trường của bản cách nhà 600 m. Cô bé có thân hình gầy nhom nhưng cao ráo hơn hẳn so với các bạn bằng tuổi.

Từ ngày mẹ mất, Bó chỉ im lặng, đi học về là sà ngay vào vòng tay của người thím Lò Thị Chỉnh, em dâu chị Phanh. Cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ luôn nép sau lưng người lớn trong nhà khi có người lạ đến thăm hỏi.


Bé gái 7 tuổi sống cùng ông ngoại sau khi cha mẹ qua đời. Ảnh: Hoàng Lam.

Bé gái 7 tuổi sống cùng ông ngoại sau khi cha mẹ qua đời. Ảnh: Hoàng Lam.

Nghe ông ngoại kể về tâm nguyện của mẹ trước khi mất, Bó khẽ nấc lên rồi bật khóc tức tưởi. Đôi mắt sáng, to tròn buồn bã của em đẫm nước mắt, cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ nép vội vào người ông ngoại để tìm sự che chở.

Giờ đây, ông ngoại chính là người trụ cột, chăm lo và nuôi dưỡng Bó đến khi trưởng thành. Nhưng tuổi già sức yếu, ông Pe chia sẻ lo lắng không biết mình có thể nuôi dưỡng cháu ngoại duy nhất của mình đến bao giờ.

Nhắc lại về sự ra đi của con gái mình, ông Pe kể mình đã khóc rất nhiều trên đường đi vì quá thương con gái không có nổi một chuyến xe tử tế đưa về nhà, phải nhờ người đi đường mua hộ cái chiếu che thân một cách sơ sài. Không chỉ ông, những người trong gia đình ai cũng đau xót vì chị Phương mất dọc đường, không được an lành ra đi trong mái nhà có người thân bao bọc.

Những hôm đầu khi chị Phương mới mất, ông Pe và mọi người trong nhà buồn nhiều lắm. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những câu chuyện buồn khi vợ mất sớm. Người con trai út là Lò Văn Xương bị tâm thần từ nhỏ, nay đã gần 40 tuổi nhưng tâm trí điên loạn, không biết cả nói năng hay tự lo những sinh hoạt cơ bản của mình.

Vì sợ anh Xương làm loạn, phá phách hay bỏ đi, người nhà phải xích anh vào căn chòi nhỏ dựng cạnh nhà. Mọi sinh hoạt của người đàn ông này đều do một tay người cha già chăm lo. Anh trai sinh đôi với anh Xương cũng thỉnh thoảng lên cơn thần kinh, đã lớn tuổi nhưng chưa có con.

Những ngày ông Pe lên chăm chị Phương ở bệnh viện, ông phải nhờ hàng xóm, họ hàng trông hộ anh Xương. Ông sợ lúc mình không có ở nhà, anh Xương lên cơn, lại phá phách hay bỏ đi.

Chị Phương mất, mọi người thân trong gia đình đều buồn bã, khóc thương. Chỉ có người em trai út vẫn không biết gì, cười đùa, nói những lời ma mị trong thế giới của riêng mình.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top