Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền”

Thứ bảy, 08:43 27/03/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù người dân ở phố cổ Hà Nội đều đồng lòng với chủ trương giãn dân về khu đô thị Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội) nhưng không ít người lại mang trên mình nỗi lo “cơm áo gạo tiền” khi về nơi ở mới.

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 1.

Khu sinh hoạt chung của 3 hộ gia đình tại số nhà 74 Hàng Khoai. Ảnh: Bảo Loan

Nỗi lo mưu sinh

Ngôi nhà 4 tầng tại số 74 Hàng Khoai (quận Hoàn Kiếm) có diện tích chỉ vài chục mét vuông nhưng là nơi sinh sống của 3 hộ gia đình, với 4 - 5 người/hộ cùng sinh hoạt.

Gia đình 4 thành viên của anh Phạm Đức Bách (SN 1980) sinh sống trên tầng 4 của ngôi nhà này. Diện tích nơi sinh hoạt chỉ vỏn vẹn khoảng 20m2, không có cửa chính, một ô thoáng là nơi hút gió và cũng là lối ra vào của 4 thành viên gia đình anh Bách. Diện tích chật chội đến nỗi, mỗi khi có ý định sắm sửa đồ vật cho gia đình thì vợ chồng anh Bách phải suy tính thật kỹ để mua được đồ bé nhất, phù hợp với diện tích nơi ở và lối ra vào.

Theo anh Bách, 3 hộ dân sống trong ngôi nhà số 74 phố Hàng Khoai đều sử dụng chung một cổng ra vào, chung nhà vệ sinh. Diện tích lối lưu thông chỉ đủ một người đi qua. Diện tích hạn hẹp đến nỗi, các thành viên trong 3 gia đình đều phải sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp, để không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt chung của cả xóm. Cũng vì diện tích có hạn mà mỗi khi nhà nào có khách, sẽ phải ra quán cà phê ngồi tiếp.

Mặc dù là nơi khá ẩm thấp, chật chội nhưng đây là nơi sinh ra và lớn lên của 3 thế hệ gia đình anh Bách, nên dù có tiếc nuối với tuổi thơ hay đồng lòng với đề án quy hoạch phân khu phố cổ thì anh Bách tỏ ra lúng túng khi nhắc đến thu nhập. "Bởi nhiều năm nay, chỉ buôn bán lặt vặt ở phố cổ, tôi vẫn đủ để duy trì cuộc sống gia đình. Tôi lo lắng khi đến nơi ở mới, cho dù vẫn tiếp tục công việc buôn bán như hiện tại nhưng tiềm năng khách hàng sẽ khó có được như hiện nay", anh Bách cho hay.

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 2.

Không gian sinh hoạt của gia đình chị Lý chật chội, chưa đầy 20m2.

Chị Đinh Thị Lý (SN 1986, ở số 74 Hàng Khoai) cũng tương tự. Gần 10 năm làm dâu trên phố cổ, cũng từng ấy thời gian, công việc kinh doanh, buôn bán của chị diễn ra ngay trong con ngõ nhỏ hẹp giữa lòng phố nhỏ hẹp này. Mặc dù cảm thấy bất tiện nhưng quán phở nhỏ trên phố Hàng Khoai của chị Lý đã mang lại nguồn thu nhập đảm bảo để nuôi sống cả gia đình chị.

Chị Lý lo lắng: "Tôi sẵn sàng di dời cùng gia đình đến nơi ở rộng rãi, khang trang hơn nhưng công việc buôn bán đang thuận lợi nên tôi lo lắng. Liệu rằng, đến nơi ở mới, công việc buôn bán có được như hiện tại hay không? Và nếu không được như hiện tại thì mình phải làm gì để có tiền nuôi con ăn học?".

Hơn 10 năm thực hiện, nhà ở vẫn trên giấy?

Thực hiện Dự án phân khu Thủ đô: Dân phố cổ đối mặt nỗi lo “cơm áo gạo tiền” - Ảnh 3.

Tường nhà ở khu vực sinh hoạt chung được tận dụng làm nơi để đồ gia dụng.

Liên quan đến nỗi lo của người dân phố cổ, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Đặng Đình Bằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, những nỗi lo về kế sinh nhai của người dân cũng là nỗi trăn trở, là tâm tư của cơ quan chính quyền các cấp, do chủ yếu người dân ở phố cổ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong khi đó, sang nơi ở mới, nhiều người dân mang nỗi lo về công ăn việc làm, thu nhập…

"Về khó khăn này, chúng tôi sẽ có những phương án, đề xuất đến UBND quận Hoàn Kiếm rà soát lại đề án với tình hình thực tế, qua đó, nghiên cứu các chính sách để khuyến khích, động viên người dân trong việc di dời cũng như công ăn việc làm sau di dời", ông Bằng cho hay.

Thông tin về đồ án quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) UBND quận Hoàn Kiếm vừa công bố, ông Đặng Đình Bằng cho biết, đến nay, dự án nhà ở giãn dân phố cổ vẫn đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 1. "Dự án nhà ở giãn dân phố cổ vẫn chưa xây dựng nên việc di dời người dân sang khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) chưa thực hiện được. Dự án này do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm thực hiện", ông Bằng thông tin.

Theo ông Bằng, có 2 đối tượng thuộc diện di dời, gồm đối tượng bắt buộc là cư dân sống khu vực di tích, trường học... và đối tượng giãn dân tự nguyện là cư dân sống tại các nhà cũ xuống cấp, có diện tích dưới 5m2. Qua rà soát, thống kê đến nay, có khoảng 470 hộ dân thuộc diện bắt buộc di dời và gần 4.000 hộ dân thuộc diện tự nguyện di dời.

Ông Bằng cho biết, cả 2 đối tượng trên đều gặp khó khăn trong rà soát, thực hiện. Cụ thể, đối tượng thuộc diện bắt buộc sinh sống trong khu vực di tích, quản lý công sản thì rất khó xác định ranh giới. Bởi số lượng di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có đến 190 di tích nhưng việc xác định khoanh vùng, bảo vệ di tích hiện nay lại có số lượng lại rất ít. Cần phải xác định rõ phạm vi bảo vệ di tích đến đâu mới có thể thống kê được số hộ dân di dời.

Bên cạnh đó, có những di tích có tên trong danh mục quản lý nhưng khi kiểm tra thực tế thì lại không còn dấu tích, nên việc giải quyết cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, do liên quan đến cơ sở pháp lý nên việc cần làm là vẫn phải xác định rõ các di tích, danh giới tồn tại hiện hữu của các di tích… để giải quyết chuyện di dời của người dân. Đây cũng là cơ sở để áp dụng biến pháp hành chính sau này.

Ông Bằng cho hay, nhiều hộ dân thuộc diện tự nguyện chưa quá mặn mà với việc di dời. Bởi chính sách tái định cư là nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Trong khi trước đây, thành phố áp dụng chính sách tái định cư như nhà ở xã hội. Do đó, không khuyến khích được người dân tham gia.

Đề án di dân phố cổ đã được Hà Nội đặt ra chủ trương từ năm 1998, với mục tiêu giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 832 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha, mục tiêu thực hiện đến năm 2020. Theo đó, khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Tháng 1/2013, đề án giãn dân phố cổ chính thức được phê duyệt. Theo đó, đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 trên khu đất có diện tích 11,12ha tại khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) để nghiên cứu di dời khoảng 1.153 hộ dân bắt đầu từ quý IV/2013, hoàn thành vào quý IV/2016.

Giai đoạn 2, thành phố bố trí khoảng 30ha để di dời 5.020 hộ dân sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc. Việc thực hiện đề án giãn dân Phố cổ dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020.

Tuy nhiên, sau nhiều năm "ngủ đông", giữa năm 2019, đề án giãn dân phố cổ được tái khởi động.

Ngày 22/3, UBND TP Hà Nội đã công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng để cải tạo, chỉnh trang đô thị nhằm tạo cho bộ mặt Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại. Cụ thể, có khoảng 215.000 người cùng hàng chục cơ quan sẽ được di dời khỏi khu nội đô lịch sử theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Pháp luật - 27 phút trước

GĐXH - Ngoài hàng trăm viên ma túy tại địa điểm sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện thêm hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc tại nơi làm việc của một đối tượng trong nhóm.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Giáo dục - 28 phút trước

GĐXH - Trong hai ngày 8 và 9/6, các thí sinh thi vào lớp 10 sẽ thi bằng 3 môn thi, trong đó mỗi em chỉ được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng xét tuyển.

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh yếu kết hợp một số hình thái thời tiết khiến mưa giông diện rộng, mưa lớn cục bộ kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Nam Bộ chiều nay nắng nóng dịu bớt do có mưa trái mùa. Trong khi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông diễn ra trong nốt sáng nay.

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Giáo dục - 1 giờ trước

Theo các chuyên gia, xu hướng tuyển sinh bằng xét tuyển chứng chỉ Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ vẫn được nhiều trường đại học duy trì.

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Thời sự - 2 giờ trước

Trận mưa đá lớn kéo dài hơn 30 phút xảy ra tại nhiều xã của 2 huyện miền núi ở Nghệ An đã khiến nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân bị thiệt hại, hư hỏng.

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trước khi xảy ta sự việc, cháu T. điều khiển xe máy đi trên tuyến đường nội thị từ bãi tắm Bãi Cháy về hướng cầu Bãi Cháy. Khi lưu thông đến khúc cua, phương tiện do nam sinh điều khiển bất ngờ tự ngã xuống đường khiến nạn nhân không qua khỏi.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 12 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Tối 28/3, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra 2 tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 13 giờ trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Top