Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về những bức bích họa vẽ bằng máu ở Ninh Bình (cuối): Vén màn bí ẩn

Chủ nhật, 08:00 19/08/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Các nhà khoa học đã giải mã được một số chữ Hán và bước đầu đưa ra những giả thuyết tương đối hợp lý về niên đại và thông điệp của những bức bích họa.

 
Đoàn nghiên cứu có sự tham gia của PGS.TS Trình Năng Chung (người cầm mũ đứng giữa) chụp ảnh lưu niệm trước vách đá
 có những bức bích họa. Ảnh: H.C
 
Sự lạ kỳ của những bức vẽ trên vách đá ở Gia Vân đã khiến PGS. TS Trình Năng Chung cùng một số nhà khoa học, nhà Hán Nôm học tìm về tận Vân Long để tìm hiểu. Từ chuyến đi này họ đã giải mã được một số chữ Hán và bước đầu đưa ra những giả thuyết tương đối hợp lý về niên đại và thông điệp của những bức bích họa. Theo đó, đây là những bức vẽ mô tả những hình phạt thảm khốc rất gần với thời vua Lê Long Đĩnh. Và cũng qua bức vẽ này, người ta có thể nhận ra thái độ bất bình của một người dân lành hoặc một nhóm tù nhân với thời cuộc mà họ đang sống.
 
Mực thổ hoàng chứ không phải máu khô

“Những câu chuyện lịch sử đó khi áp vào những bức bích họa thì thấy những bức họa này là một ánh xạ của lịch sử. Nó đã phản ảnh khá rõ nét tâm trạng "bất bình" của tác giả với thời cuộc. Nghĩa là tác giả đã dùng nghệ thuật để nói chuyện thời cuộc. Chính chữ "bất bình" gây cho tôi và đồng nghiệp cùng đi phải trăn trở, nghĩ suy nhiều nhất"- PGS Trình Năm Chung chia sẻ.


PGS. TS Trình Năng Chung hiện đang là Trưởng phòng Khoa học của Viện Khảo cổ. Ông là người duy nhất ở Viện Khảo cổ có nhiều năm nghiên cứu về cổ sinh học và cổ thạch học. Ngay sau khi nghe được thông tin ở Ninh Bình có những bức vẽ kỳ lạ trên vách đá, mặc dù rất bận bịu với công tác nghiên cứu và giảng dạy nhưng ông đã cùng vợ và một số nhà khoa học, nhà Hán Nôm học tìm về tận nơi để tìm hiểu ngọn ngành.

Khi thuyền vừa đưa đoàn của ông đến nền đất cũ đền Bái Vọng, nhìn thấy những bức vẽ kỳ lạ này, PGS Trình Năng Chung đã không khỏi ngạc nhiên vì đây chính là những bức bích họa đầu tiên ông nhìn thấy ở Việt Nam. Mặc dù, trước đó, ông đã từng được nhìn thấy những bức bích họa như thế này ở Thái Lan, Trung Quốc, Châu Âu... Sau khi quan sát kỹ càng, ông khẳng định loại mực đỏ của những bức bích họa này là mực thổ hoàng chứ không phải máu người hay máu động vật như một số giả thuyết đã đưa ra. Đây chính là loại mực phổ biến mà người xưa dùng để vẽ bích họa từng được tìm thấy rất nhiều nơi trên thế giới.

"Ở Phương Tây người ta thường dùng loại mực thổ hoàng này để bôi lên người, lên thi thể người chết. Trong các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học người ta đã từng tìm thấy các bàn nghiền, chày nghiền còn dính màu đỏ để tạo ra chất liệu mực đặc biệt này rồi. Mực đỏ thổ hoàng cũng là màu mực tương đối phổ biến trong việc vẽ bích họa. Vì theo các tài liệu nhân học thì người nguyên thủy quan niệm màu đỏ là màu của vĩnh hằng. Người ta dùng loại mực đỏ thổ hoàng bôi lên thi thể người chết là vừa có ý trang điểm cho người chết thêm đẹp, vừa có ý muốn cầu mong cho linh hồn người chết được tồn tại vĩnh hằng. Cũng bởi thế, mực thổ hoàng trở thành một thứ chất liệu của nghệ thuật trang điểm và vẽ trên vách đá, bờ tường... Đặc biệt, loại mực này nếu trộn với mủ hoặc nhựa của một số loại cây, củ, quả thì rất bền, rất giữ màu. Những điều này đã được kiểm chứng rất kỹ càng qua những công trình nghiên cứu khoa học rất công phu của một số nhà cổ thạch học nổi tiếng thế giới" - PGS Chung chia sẻ.

Các bức bích họa ở Vân Long chính vì được vẽ bằng mực thổ hoàng nên mực này đã ngấm rất sâu vào thớ đá và bền vững với thời gian. Tuy nhiên, do trước đây, ngay khu vực này có một số lò vôi của người dân hoạt động nên có thể sức nóng của lò vôi đã làm khô kiệt mạch nước ngầm trong đá khiến các khối đá ở đây trở nên khô kiệt, háo nước. Đó là nguyên nhân khiến các hình vẽ ở đây bị mờ nét và chỉ khi hắt nước lên thì mới thấy rõ. Cũng vì thế mà những hình vẽ này bị gán cho những câu chuyện ma mị mang tính tâm linh, huyền bí.
 
 PGS.TS Trình Năng Chung đang đo kích thước các chi tiết
trên hình vẽ của bức họa trung tâm.

Thể hiện thái độ bất bình về thời cuộc
PGS Trình Năng Chung cho rằng, tác giả vẽ những bích họa này là người có chữ. Và có thể người này có người thân phạm tội và bị vướng phải những hình phạt của triều đình hoặc chính bản thân họ bị nhưng may mắn trốn thoát được. Ông cũng thừa nhận, đây là những bích họa độc đáo và nó sẽ là điểm nhấn đặc biệt của du lịch sinh thái Vân Long.
 
Tuy nhiên, các nhà chức trách cần phải có phương án bảo tồn vì nếu cứ ai đến đây du lịch cũng có thể té nước lên đá để xem hình, rồi nước chảy đá mòn thì những hình vẽ này sẽ bị mờ rồi biến mất. Theo PGS Trình Năng Chung thì nên chép những hình vẽ này sang một hình vẽ khác để bảo tồn nguyên vẹn. Khách du lịch đến chỉ được xem những bức đã được sao chép thôi, đó là cách mà nhiều nước trên thế giới đang làm.

Trong số các hình vẽ trên vách đá, PGS Trình Năng Chung và những người bạn đồng nghiệp của ông cùng đi hôm đó rất chú ý đến bức vẽ người đàn ông to lớn, mặt mày dữ tợn, tay phải cầm chùy, tay trái cầm dao... Chính PGS Trình Năng Chung và TS. Đặng Công Nga đã cẩn thận dùng thước đo từng chi tiết nhỏ trên hình vẽ này. Theo đó, từ chỏm đầu đến chân hình người trung tâm này cao 50cm, bề ngang bức hình (từ cây dao đến chiếc chùy) là 32cm. Cây chùy dài 19cm, cây dao to bản dài 26cm, chỗ rộng nhất ở lưỡi dao là 2,5cm. PGS Chung và đoàn đi đều thống nhất với nhau, bức bích họa này chính là hình vẽ trung tâm, là điều mà tác giả của những bức vẽ ở đây muốn nhấn mạnh.

Đặc biệt, PGS Trình Năng Chung rất chú ý đến phần bụng của nhân vật trong hình vẽ trung tâm này vì ở hình vẽ này, các đường nét khác tương đối thô giản chỉ riêng phần bụng lại được vẽ rất chi tiết các phần lục phủ ngũ tạng bên trong. Sau khi đưa máy ảnh chụp một kiểu thuận, một kiểu ngược phần bụng của nhân vật này và quan sát hai đường vẽ chéo từ cổ xuống bụng trên hình thể người này, PGS Trình Năng Chung nhận định: "Tôi cho rằng những nét vẽ trước bụng này là hình một chiếc đầu lâu hoặc một chiếc mặt nạ người được đeo trước bụng bằng hai sợi dây.
 
Mà ngày xưa, chỉ những tên đao phủ khi chuẩn bị ra pháp trường hành hình phạm nhân thì mới thường đeo loại mặt nạ này. Thêm vào đó, hai tay người này đang cầm hai loại vũ khí, một là dao to bản, một là cây chùy. Dao thì chuyên dùng để chặt, chém... chùy là biểu tượng của quyền trượng, nghĩa là người này đang đại diện cho một thế lực có quyền nào đó làm một điều rất quan trọng. Hơn nữa, dưới hai chân của người này là hai hình người khác nhỏ hơn, đang bị người này dẫm chân lên. Điều này cho thấy, đây là hình vẽ tả thực về một người đàn ông có quyền sinh sát trong tay (có thể là một tên đao phủ) đang sắp đeo mặt nạ để hành hình phạm nhân. Người họa sĩ xưa đã cố tình vẽ hình chiếc mặt nạ hoặc đầu lâu ở trước ngực người này để người xem dễ nhận biết".

Ngoài hình vẽ trung tâm này, PGS Trình Năng Chung và một chuyên gia Hán Nôm tên Vân đi cùng đã nhận diện được một số chữ Hán, cách hình vẽ trung tâm khoảng 80cm. Trong đó, hai chữ rõ nét nhất có thể đọc được chính là hai chữ "bất bình", những chữ khác bị nhòe nên hiện vẫn chưa thể giải mã. Từ những thực tế đã nhìn thấy, nhóm của PGS Trình Năng Chung đều thống nhất quan điểm: các hình vẽ đều giống nhau về chất liệu và có thể do một người hoặc một nhóm người vẽ trong cùng một thời điểm. Các hình vẽ và những dòng chữ Hán bên cạnh có liên quan mật thiết đến nhau và cùng truyền tải một thông điệp. Và chắc chắn thông điệp này liên quan đến tâm tư của tác giả và cả bối cảnh lịch sử lúc đó.
 
Đoàn nghiên cứu quan sát rất kỹ để đưa ra những đáp án
của riêng mình.

Từ đây, có thể đặt ra hai giả thiết. Thứ nhất, có thể những hình vẽ này do một số trẻ con vẽ vu vơ để thỏa mãn sự hiếu kỳ, nghịch ngợm. Thứ hai, đây là hình vẽ của một người hoặc một nhóm người đã chứng kiến cảnh tượng đao phủ hành hình phạm nhân hoặc có người thân là phạm nhân bị hành hình và cũng có thể họ chính là phạm nhân bị hành hình nhưng may mắn trốn thoát được.

"Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng, vùng Gia Viễn chính là vùng đất quê hương của các vua Đinh - Lê. Đây cũng là nơi khai sinh ra Nhà nước quân chủ tập quyền đầu tiên của Việt Nam. Vua Đinh là người đầu tiên đặt ra các hình pháp để trừng phạt người phạm tội. Ông đã cho đặt một vạc dầu ở giữa sân và nuôi hổ đói để trừng phạt phạm nhân. Điều này trong sử sách ghi rất rõ và trong khu di tích Đinh Tiên Hoàng bây giờ vẫn còn dấu tích của hình phạt này.

Sang đến đời Lê Hoàn, "Đại Việt Sử Kí Toàn Thư" ghi rất rõ rằng, hễ là quan hay quân, nếu phạm tội thì bị xử 100 roi hoặc 200 roi, đánh xong ít người có thể sống sót. Sang đến thời Lê Long Đĩnh sử cũng ghi rất rõ đây là một ông vua tàn ác...

Những câu chuyện lịch sử đó khi áp vào những bức bích họa thì thấy những bức họa này là một ánh xạ của lịch sử. Nó đã phản ánh khá rõ nét tâm trạng "bất bình" của tác giả với thời cuộc. Nghĩa là tác giả đã dùng nghệ thuật để nói chuyện thời cuộc. Chính chữ "bất bình" gây cho tôi và  đồng nghiệp cùng đi phải trăn trở, nghĩ suy nhiều nhất"- PGS Trình Năm Chung chia sẻ.
 
Cận cảnh hai hình người nhỏ bé bị người to lớn, dữ tợn
dẫm chân lên một cách rất tội nghiệp.

Toàn cảnh bức họa trung tâm


Có niên đại cách nay chỉ khoảng 800 đến 900 năm

Theo tìm hiểu, thời xa xưa, khu vực này rất âm u, nhiều loại thú dữ và rắn độc cư ngụ ở đây. Chỉ những người nào gan dạ lắm hoặc cùng đường thì mới chạy vào đây trú ẩn vì khu vực này là cực kỳ nguy hiểm. Cũng chính vì thế, theo PGS Trình Năng Chung, chuyện một người hoặc một nhóm người nào đó tìm đến đây vẽ những bức bích họa này là rất hợp với quy luật tâm lý. Theo quy luật tâm lí, khi bức xúc một điều gì đó, không nói ra được hoặc không thể nói ra được, người ta thường tìm đến một nơi vắng vẻ hét lên thật to để trút nỗi bực tức. Tương tự, ở đây, người dân vì thấp cổ bé họng, chứng kiến những chuyện bất bình mà không thể làm gì nên người ta tìm đến vách đá vẽ lên đây như một cách trút những bức xúc của mình bởi nếu vẽ công khai sẽ bị xử tội ngay. Cũng từ những điều này mà chúng ta nên suy nghĩ thêm về thời đại mà tác giả của những bức bích họa này sống.

PGS Trình Năng Chung cũng phản đối giả thiết cho rằng những bức bích họa này có từ thời Hai Bà Trưng và gắn liền với "Tứ Vị Hồng Nương" hay giả thiết nói có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Ông càng không thể chấp nhận được quan điểm cho những bức họa này do người nguyên thủy từng sống ở hang Thúi Thó cách đây 1 vạn năm vẽ nên.

"Tôi thấy những giả thuyết này mang tính mơ hồ và khiên cưỡng vì chúng không logic chút nào. Nếu dựa vào hình ảnh nhân vật trong bức họa trung tâm, ta thấy người này một tay cầm chùy, một tay cầm dao. Dao là công cụ lao động phổ biến của thời đại kim khí, dưới thời nguyên thủy làm gì đã có kim loại. Còn chùy lại là biểu tượng của quyền trượng mà thời nguyên thủy người ta sống bầy đàn, làm gì đã có sự phân chia quyền lực, chỉ khi bước sang chế độ phong kiến thì mới có chuyện này. Và chắc chắn càng không phải thời Đông Sơn bởi thời Đông Sơn chỉ có dao găm  nhỏ và cây kiếm chứ không có dao to bản, dao to bản này chỉ xuất hiện ở thời sau này. Dựa vào những vũ khí tôi có thể nói những bức bích họa này có từ thời phong kiến và chỉ khoảng 800 - 900 năm trở lại đây thôi. Nếu nói những bức bích họa này có từ thời Đinh cho đến thời Tiền Lê thì logic hơn cả về mặt lịch sử, về các khía cạnh nghệ thuật. Đặc biệt nhất là thời vua Lê Long Đĩnh" - PGS Trình Năng Chung lý giải.
 
Hà Chung
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 1 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 2 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Top