Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

Thứ sáu, 10:47 23/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Tại báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có nêu mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS".

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIV, sáng 23/10, Quốc hội thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Tại Báo cáo, ban soạn thảo đã cơ bản tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 18, Ủy ban về các vấn đề Xã hội (gọi tắt là Ủy ban - PV) đã thẩm tra dự án Luật trên cơ sở Tờ trình số 438/TTr-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Ủy ban tán thành sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật đã được thể hiện trong Tờ trình.

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) - Ảnh 2.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.

Thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS";

Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, tập trung chủ yếu vào các quy định về: mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.

Dự thảo Luật cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục quan tâm rà soát tính đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật với quy định của các luật hiện hành và các dự án Luật mà Quốc hội đang tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Các nội dung của Dự thảo Luật

Về thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HIV (sửa đổi, bổ sung Điều 30). Để bảo đảm việc thực hiện quy định về quản lý nhà nước trong việc phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tế và lợi ích của người nhiễm HIV, dự thảo Luật bổ sung một số chủ thể được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV.

Ủy ban thấy rằng, chính sách này có liên quan và ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin của cá nhân người nhiễm HIV. Việc điều chỉnh chính sách này cần hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng cũng cần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, đặc biệt là quyền bảo mật thông tin của cá nhân và cần phù hợp với khuyến nghị của quốc tế. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định mang tính chất nguyên tắc về đối tượng có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV (sửa đổi, bổ sung Điều 21): Ủy ban thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 21 theo hướng cụ thể hóa các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Tại Tờ trình số 438/TTr-CP, Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) một số quy định để: bảo đảm người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế không bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; và bảo đảm người nghiện ma túy được tiếp tục điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trong cơ sở giam giữ.

Ủy ban nhận thấy, nội dung này liên quan đến dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), do đó, đề nghị Chính phủ thống nhất về quan điểm, xác định rõ mục tiêu, đánh giá tác động chính sách này trong dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Kinh phí xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 35): Việc sửa đổi quy định này đã bổ sung việc chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi thực hiện xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn.

Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi, bổ sung Điều 43): Ủy ban tán thành việc sửa đổi, bổ sung Điều 43 về nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS đã góp phần thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết số 20-NQ/TW và phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi có một loạt thách thức về tài chính đối với chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát bổ sung quy định để giúp tăng nguồn lực, nâng cao trách nhiệm của các địa phương và tăng sự tham gia, đóng góp của xã hội, cộng đồng và cá nhân trong phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhận thấy, một số quy định về nguồn lực thực hiện chính sách chưa rõ ràng, không bảo đảm tính khả thi của chính sách, đề nghị Chính phủ rà soát và có quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ, ngành và ngân sách bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách.   

Ngoài ra, Ủy ban đề nghị Chính phủ quan tâm đến các nguồn lực từ Quỹ bảo hiểm y tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS khi sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế.

Về đề nghị bãi bỏ Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV (Điều 44): Ủy ban thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay khi nguồn lực dành cho công tác phòng, chống AIDS, đặc biệt nguồn viện trợ quốc tế liên tục giảm thì việc huy động nguồn nội lực là rất quan trọng. Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV có thể là một cơ chế tài chính thu hút nguồn lực xã hội cho phòng, chống HIV/AIDS. Vì vậy, Ủy ban đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc bãi bỏ Quỹ này.   

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 6 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Top