Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (2): Người dân gần như trắng tay

Chủ nhật, 09:25 24/03/2019 | Xã hội

GiadinhNet – Đến nay, sau 10 năm tính từ khi trồng, hầu hết các hộ dân không có lợi ích từ các vườn cao su. Lý do bởi mức giá mủ cao su trên thị trường thấp trong khi phía công ty cũng chẳng mặn mà việc thu mua. Giờ bà con chưa được nhận sổ đỏ, không có hỗ trợ cũng chẳng thể đòi lại đất canh tác…

Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (1): Sau 10 năm góp đất trồng cao su Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (1): Sau 10 năm góp đất trồng cao su

GiadinhNet – Sau 24 năm đảm nhiệm chức vụ trưởng bản, ông Lường Văn Chương chẳng bao giờ nghĩ đến viễn cảnh buồn đến vậy. Mỗi ngày trôi qua dài đằng đẵng, dai dẳng như… cao su vậy.

Người dân không biết hợp đồng ở đâu?

Cây cao su được mệnh danh là “vàng trắng” và được kỳ vọng là cây thoát nghèo của người dân các tỉnh Sơn La. Sau một thập niên, khi những vườn cây cao su xanh tốt sắp cho thu hoạch, thì duyên nợ của người dân với cây cao su lại rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực hiện chủ trương trồng cao su hàng nghìn hộ dân ở Sơn La đã góp đất với Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (Công ty Cao su), trong đó chủ yếu là đất nương rẫy của hộ gia đình canh tác lâu năm, đây là diện tích đất hộ dân được UBND huyện Thuận Châu giao ổn định để sử dụng lâu dài. Một số hộ đã có sổ đỏ, một số hộ vẫn chưa có hoặc đất nông nghiệp giao 20 năm. Đây thông thường là các diện tích vườn của hộ dân; đất cộng đồng (các diện tích đất trước đây là rừng cộng đồng, được chính quyền giao cho bản để sử dụng chung…).

Khi cao su bắt đầu phát triển tại Tây Bắc, chính quyền thu lại các diện đất này từ cộng đồng và trao cho Công ty Cao su. Diện tích đất canh tách của hộ góp vào trồng cao su chiếm rất lớn tổng diện tích đất canh tác của tất cả các hộ trong bản, xã.

Ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, phụ trách kinh tế cho chúng tôi xem một chồng các bản hợp đồng phô tô - mỗi hợp đồng 3 bản. Ông Hạnh cho biết: “Toàn xã có 425, 25 ha đất trồng cao su. Bà con tham gia góp đất, có hợp đồng. Đầu tiên mỗi hộ có 1ha thì được 1 người vào làm công nhân”.

Ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La).

Ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La).

Điều đáng nói là, dù người dân góp đất với Công ty để trồng cao su từ năm 2007-2008, công ty hoàn toàn không có hợp đồng với người dân. Cho đến cuối năm 2018 đầu năm 2019 công ty mới dậm dịch thực hiện hợp đồng ký kết với bà con và có sự chứng nhận của UBND xã.

Theo người dân, bắt đầu từ khoảng tháng 6/2018 người của Công ty mới đi xuống một số bản, triệu tập các hộ ra nhà văn hóa thôn, đọc danh sách các hộ và “yêu cầu” các hộ ký 3 bản hợp đồng, có chứng nhận của xã. Ở một số bản khác, công ty thực hiện điều này sau Tết âm lịch vừa qua.

Còn đối với những hộ đã ký, họ cho biết hiện tại công ty giữ toàn bộ 3 bản hợp đồng này. Ngay cả ông Lường Văn Chương đã làm trưởng bản Lạnh B (xã Tông Lạnh) 24 năm nay cũng “hình như mình đã ký rồi”. Ông hoàn toàn không biết các điều khoản (trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi) hợp đồng là gì và giờ hợp đồng đó đang ở đâu?

Nói về câu chuyện làm hợp đồng với người dân khá muộn, ông Hồ Anh Đức – TGĐ Công ty Cao su Sơn La cho biết: “Vì ngày trước các hộ không rõ diện tích, không có sổ đỏ, hợp đồng thì phải cụ thể, chi tiết. Trước đây thống nhất trồng xong quay lại đo theo mật độ cây tính tạm thời diện tích, khi đó mới ký hợp đồng. Đầu tư ra đây không phải vì lợi nhuận mà vì chủ trương chính sách của nhà nước. Tổng các hộ dân là hơn 7.300 hộ, mà chỉ có một vài hộ so sánh thắc mắc”.

Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn do thu thập từ cây cao su quá kém...

Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn do thu thập từ cây cao su quá kém...

Cũng theo ông Huy, hiện nay còn nhiều hộ đã đo diện tích mà chưa có sổ thì công ty vẫn đang đợi. Hợp đồng cũng ghi rõ diện tích và nói khi nào hoàn thiện sổ đỏ thì sẽ có giá trị hợp đồng. Phòng đăng ký đất đai của huyện giữ sổ để cả công ty và người dân được cầm cố sổ đó. Hợp đồng cũng ghi rõ là không bên nào được phá hợp đồng.

Chỉ biết quyền lợi thông qua các cuộc họp miệng

Được biết, ban đầu bà con góp đất chỉ ghi vào danh sách, sau đó diện tích trồng cao su được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cấp sổ đỏ theo Luật đất đai. Sau khi có sổ đỏ thì phía Công ty Cao su mới tiến hành ký kết với người dân.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Làm sổ đỏ nguồn gốc quá trình phức tạp trong khi đó khi người dân bắt đầu góp đất trồng cao su thì có mấy loại đất: Loại không có sổ, loại có sổ, loại có sổ nhưng không chính xác…

Nhiều hộ dân góp đất trông cao su nhưng không đươc tiếp cận với hợp đồng cũng như hiểu rất mơ hồ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Nhiều hộ dân góp đất trồng cao su nhưng không đươc tiếp cận với hợp đồng cũng như hiểu rất mơ hồ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

“Nếu nguồn gốc quá trình sử dụng đủ điều kiện thì cấp, sau đó người dân làm hợp đồng với Công ty Cao su. Tuy nhiên, nhà có 3ha nhưng nói có 1ha, nên chỗ có bìa chỗ không. Từ khi trồng cao su đến nay không biết cấp bao nhiêu ha nhưng tất cả diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện Thuận Châu đã được cấp sổ”, ông Thắng nói.

Do các hộ không đươc tiếp cận với hợp đồng, hộ hoàn toàn không biết nghĩa vụ và quyền lợi của mình là gì. Hộ chỉ biết thông qua các cuộc họp miệng mà công ty/xã họp với dân và thông báo rằng đất hộ góp tương đương 10% giá trị đầu tư cho 1 ha và khi cao su đến tuổi khai thác, hộ sẽ được hưởng 10% lợi nhuận. Hộ cũng được thông báo cây cao su sẽ cho thu mủ 8 năm sau trồng và chu kỳ khai thác khoảng 20 năm.

Điều đáng nói, hầu hết các diện tích, một số nơi công ty đã thu mua, tuy nhiên chưa chia lợi ích với người dân nhưng lợi ích chia không đáng kể, một số hộ chỉ được vài nghìn, hộ nhiều nhất được vài trăm nghìn đồng....

Ông Quàng Văn Luân bí thư bản Lạnh B cho biết: Cây cao su đến nay “chưa có kết quả gì”. Còn vợ ông cho rằng: “Góp đất 11, 12 năm rồi mà chưa có kết quả, chẳng ăn thua gì đâu. Hợp đồng cũng chưa được cầm, hỗ trợ cũng không hỗ trợ mà đất cũng chẳng lấy lại được để canh tác”.

(Còn nữa…)

Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 50 giây trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 2 phút trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Phát hiện chị A. ngồi một mình gần bãi đất trống, Thái đã dùng dao khống chế rồi thực hiện hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Thời sự - 2 giờ trước

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố yêu cầu giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bản giá đất mới vì vậy kéo theo đó chi phí làm sổ đỏ có thể tăng.

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau thời gian ngắn quen biết qua mạng xã hội, nam thanh niên 20 tuổi tới nhà chơi và quan hệ tình dục với bé gái 13 tuổi.

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Để có tiền nạp vào app bán hàng trên mạng, Tuyết đã lừa người chị họ số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Top