Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông giáo và hành trình 4.000 ngày viết sách về Bác Hồ

Thứ ba, 11:00 03/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Tuổi cao, sức khoẻ giảm sút nhưng tình yêu, niềm đam mê tìm hiểu và viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn “sục sôi” trong tâm trí nhà giáo Nguyễn Khắc Nho (ở xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội). Ông quả quyết rằng, nếu còn sức khỏe thì ông còn tìm hiểu và viết về Bác Hồ.

Nhà giáo Nguyễn Khắc Nho trò chuyện cùng PV Báo GĐ&XH. Ảnh: PV
Nhà giáo Nguyễn Khắc Nho trò chuyện cùng PV Báo GĐ&XH. Ảnh: PV

10 năm xuất bản 2 cuốn sách về Bác

Sinh năm 1942, đến nay tuổi đã ngoài 70 nhưng ông Nguyễn Khắc Nho chưa một ngày vơi bớt niềm đam mê tìm hiểu và viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày cuối tháng tư, khi cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chia sẻ với PV Báo GĐ&XH về niềm đam mê của mình, ông nói, nếu ngày nào còn sức khỏe thì ông vẫn còn tìm hiểu và viết sách về người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Niềm đam mê viết lách ngấm vào ông Nho từ bé. Đến nay, tuổi đã ngoài 70 nhưng ông vẫn nhớ như in từng bài văn, câu thơ học từ thủa nhỏ. Hình ảnh những giọt nước mắt lăn dài trên má cậu học trò nghèo khi đọc xong những mẩu truyện cảm động vẫn in đậm trong tâm trí ông. Niềm đam mê văn chương và khoa học xã hội đến với ông từ bé là vậy. Lớn lên, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”, “dìu dắt bao thế hệ học trò. Ngã rẽ cuộc đời ông bắt đầu từ năm 1975, đây là lúc ông nhập học và trở thành học viên của Trường Nguyễn Ái Quốc 5. Trong 8 năm ở ngôi trường này thì 4 năm ông là học viên, 4 năm còn lại là giảng viên Khoa Lịch sử Đảng.

Được học, rồi sau đó giảng dạy trong ngôi trường mang tên Bác, nhà giáo Nguyễn Khắc Nho cho rằng mình có nhiều cơ may hơn bao người khác để có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và hiểu sâu về lịch sử Đảng, cũng như con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ấp ủ sau bao nhiêu năm trời, năm 2009, sau 5 năm về hưu và toàn tâm toàn ý dành cho niềm đam mê bất tận là nghiên cứu các tài liệu về Bác, ông đã cho ra đời cuốn sách đầu tiên mang tên “Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống Nhân - Trí - Dũng Việt Nam”. Tiếp tục hành trình tìm hiểu và viết về Bác, 4 năm sau ông cho ra đời cuốn sách thứ hai mang tựa đề “Hồ Chí Minh về văn hóa làm người”.

Hai cuốn sách ra đời trong 10 năm, tương đương gần 4.000 ngày cầm bút là những cách tiếp cận, góc nhìn về Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đến cho người đọc những tri thức mới về Người. Đánh giá về cuốn sách “Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống Nhân - Trí - Dũng Việt Nam”, nhà văn - nhà báo Nguyễn Uyển cho rằng: “Cuốn sách thể hiện sinh động truyền thống Nhân - Trí - Dũng của dân tộc và đi đến khẳng định: Đỉnh cao của Nhân là nhân dân; đỉnh cao của Trí là tư tưởng Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh; đỉnh cao của Dũng là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia chọn làm một trong 15 tác phẩm là tài liệu phục vụ cho phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Hiểu sâu mới dám đặt bút

Đánh giá về nghiệp cầm bút, ông Nguyễn Khắc Nho cho rằng, viết văn, viết báo đã khó, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh càng khó hơn gấp bội. Ông chia sẻ: “Các tác phẩm viết về Bác thì các “cây đa, cây đề” đã viết rất nhiều rồi. Vậy, khi mình viết về Bác thì phải viết cái mới. Có đọc các tuyển tập tài liệu về Người, so sánh, đối chiếu mới thấy có nhiều khía cạnh vẫn chưa có ai viết. Khi viết ra từ nào, câu nào phải hiểu sâu được từ và câu đó thì mới dám viết. Viết phải đúng, còn nếu viết để người đọc nghi ngờ, ái ngại hoặc vặn lại mà tác giả không trả lời được thì coi như hỏng. Những từ, tứ, đoạn viết ra phải thực sự thấm nhuần và thôi thúc trong lòng đồng thời phải có đủ tài liệu để chứng minh và bảo vệ thì mới viết. Có ngày ngồi cả buổi sáng nhưng không viết nổi hai dòng về Người. Viết về lãnh tụ không giống viết văn, không thể hư cấu, cái gì rất chắc chắn thì mới cầm bút”.

Và để có đủ tri thức về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các tài liệu để đối chiếu, so sánh, thẩm định… ông Nho đã phải đối diện với không ít khó khăn. Ông cho biết, ngoài các tài liệu phổ thông thì ông phải tìm, đọc và sở hữu bằng được những tài liệu ít người biết đến. Những tài liệu không sở hữu được thì ông mượn hoặc gặp bằng được các nhân chứng sống để tìm hiểu về Người. Biết có nhà văn sở hữu rất nhiều tài liệu về Bác, thế là ông lọ mọ từ Đông Anh sang nội thành Hà Nội để tìm gặp. Gặp một đôi lần chưa thỏa mãn, ông lại tìm sang thêm nhiều lần khác và bao giờ có được đủ thông tin thỏa mãn nhu cầu thì ông mới cầm bút. Trong số các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông sở hữu có trọn bộ “Hồ Chí Minh toàn tập”. Để có bộ tài liệu này, ông cũng phải đến tận NXB Chính trị Quốc gia tìm mua vì “cả huyện Đông Anh không ai có, không nơi nào có”.

Những tưởng để có bộ tài liệu “Hồ Chí Minh toàn tập” đã khó, khi biết còn có bộ “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, ông liền cất công đi tìm nhưng cũng gặp khó khăn không kém. “Bộ này thì đúng tuyệt nhiên không ai có để mượn. May thay, trong xóm có đứa cháu làm ở Văn phòng Trung ương Đảng. Tôi nhờ cháu tìm và mượn từ Văn phòng này thì mới đọc được”. Không chỉ tìm đọc để viết mà ông Khắc Nho còn cho rằng: “Theo tôi, tất cả những tài liệu viết về Bác thì ai cũng nên tìm đọc cho bằng hết, kể cả những mẩu truyện nhỏ Bác viết, răn dạy thiếu niên nhi đồng. Càng tìm hiểu về Bác, mỗi chúng ta sẽ trau dồi, bồi bổ về cả tâm hồn và trí tuệ. Tìm hiểu về Bác là cả một quá trình chứ không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai, một vài hay dăm mười năm”.

Khi chia sẻ câu chuyện của mình, nhà giáo Nguyễn Khắc Nho luôn nhấn mạnh về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh là cả một quá trình. “Nếu như có ai đó dành cả đời để nghiên cứu về Bác Hồ thì chắc hẳn mới có đủ thời gian để hiểu một phần về con người, trí tuệ và tâm hồn Bác. Bởi những lời răn dạy của Người ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nên thường Người không đi sâu giải thích mà để cho người nghe phải tư duy. Ví dụ, nói về con người, Bác nói cần phải có 4 chữ là Cần – Kiệm – Liêm – Chính. Thiếu một trong 4 đức này đều khó thành người. Ngẫm lời Người dạy mới thấy: Không Cần là lười biếng, không Kiệm là hoang phí, không Liêm là tham lam, không Chính là gian tà. Là người mà lười biếng, hoang phí, tham lam, gian tà thì liệu có thành người hay không?”, ông Nho nói.

Kể về quá trình cho ra đời 2 tác phẩm được xếp hàng xuất sắc khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà giáo Nguyễn Khắc Nho cho biết, chính người đứng đầu nhà xuất bản nơi ông gửi bản thảo đã phải giật mình. Ông kể: “Khi đọc bản thảo, ông Giám đốc Nhà xuất bản giật mình hỏi ông tác giả này ở đâu ra mà viết được tác phẩm như thế này? Sau đó, cũng chính ông Giám đốc hỏi những chi tiết trong sách tôi lấy từ đâu ra để đưa vào sách? Tôi trả lời rằng có thể nêu vanh vách từng tài liệu một, dẫn chứng từng từ để bảo vệ cho nội dung mình viết ra. Có những từ là của Bác Hồ viết chứ không phải tôi tự tiện đưa vào”.

Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 10 phút trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 25 phút trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 1 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top