Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm mưu sinh trước nguy cơ “xóa sổ” làng nghề than tổ ong

Thứ sáu, 08:00 13/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Nghề đóng than, vận chuyển than tuy nặng nhọc, độc hại nhưng đối với những người dân lao động ngoại tỉnh lên Hà Nội mưu sinh lại vô cùng thích hợp. Cái nghề đen nhẻm này giúp họ mưu sinh, nuôi các con ăn học và ổn định hơn làm ruộng...


Mỗi ngày, chị Phạm Thị Lý đẩy xe than hơn 50km để giao hàng và chào mời khách.     Ảnh: PV

Mỗi ngày, chị Phạm Thị Lý đẩy xe than hơn 50km để giao hàng và chào mời khách. Ảnh: PV

Khắc khoải về nghề

Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong, đồng thời thay đổi thói quen sử dụng của người dân để góp phần cải thiện chất lượng không khí, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với Tổ chức phi Chính phủ Hà Lan rà soát, thống kê các xưởng sản xuất than tổ ong và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản thay thế bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.

Để tìm hiểu về công việc làm than tổ ong, chúng tôi tìm đến một số cơ sở ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Rất dễ để nhận ra một nơi sản xuất than bởi nó có những đặc điểm rất riêng. Khoảng sân trước nhà và kho xưởng luôn đặc một màu đen kịt bởi bụi than và các viên than dự trữ chất thành từng dãy cao ngút. Trong khu vực sản xuất có mái che thấp nhằm hạn chế gió mưa, những nhóm thợ đang cần mẫn làm việc.

Anh Vũ Minh Tuân (41 tuổi) - Người đã có 26 năm kinh nghiệm trong nghề đóng than tổ ong, nhiệt tình dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng và giới thiệu cách làm ra một viên than tổ ong. Qua lời kể tỉ mỉ của anh, chúng tôi nhận ra rằng để có được một viên than tròn trịa cũng thật cầu kì, nhiều khâu đoạn. Đầu tiên là nhập nguyên liệu than cám từ mỏ than ở đâu rồi đất thịt, đất sét lấy ở khu vực nào cho tốt. Sau đó trộn cùng chất phụ gia, chất kết dính rồi xúc vào máy trộn đều với một tỉ lệ nhất định, tiếp đến cho vào máy ép khuôn. Cuối cùng nhẹ nhàng nhấc từng viên xếp ra phơi dưới nắng hơn nửa ngày cho khô mới ra thành phẩm. Một viên than chất lượng tốt phải dễ bắt cháy, có thời gian đốt trên 2 tiếng rưỡi, ngọn lửa xanh bốc cao…

Theo lời của anh Tuân, vào thời kỳ hoàng kim của nghề, lượng người sử dụng than tổ ong nhiều vô kể, cung không đủ cầu. “Ngày đó công cụ còn thô sơ nên trung bình mỗi ngày chỉ đóng được 300 viên than, cơ sở nào làm năng suất lắm cũng chỉ đóng được khoảng 500 viên. Nhu cầu người sử dụng cao nên cứ làm được bao nhiêu là có chủ mối đến lấy bấy nhiêu. Dịp cao điểm, trung bình mỗi ngày chúng tôi làm ra cả nghìn viên than. Thu nhập từ nghề than của lao động còn cao hơn tiền lương của công nhân viên chức thời đó”, anh Tuân kể.

Trò chuyện cùng phóng viên, ông Nguyễn Khang miên man với những hồi ức về một thời quá khứ “hoàng kim” của những bếp than tổ ong và những người làm nghề này. Theo lời cụ ông 80 tuổi này vào năm 1990, than tổ ong bắt đầu xuất hiện nhiều ở Hà Nội. Ngày đó, dầu hỏa vẫn là chất đốt chính và mỗi gia đình sẽ được nhà nước cung cấp một lượng dầu nhất định vào mỗi tháng. Thế nhưng do giá than rẻ hơn và có công dụng thuận tiện hơn dầu hỏa nên người dân bắt đầu chuyển sang dùng. Suốt chục năm sau đó, bếp than tổ ong là công cụ chính phục vụ việc đun nấu đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Hình ảnh bếp than tổ ong xuất hiện ở khắp nơi, len lỏi trong từng ngóc ngách, tràn lan trên mọi vỉa hè của các tuyến phố.

Chị Phạm Thị Lý (38 tuổi) một người từ tỉnh lẻ ra Hà Nội chở than thuê cho các cơ sở được 11 năm cũng tâm sự: Nếu như trước đây các mối khách tự tìm đến xưởng thì bây giờ mỗi ngày chị phải đi vòng quanh nội thành để giao hàng và chào mời hàng để duy trì nguồn thu. “Với cánh phụ nữ ít học như chúng tôi, công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định. Mỗi tháng, trừ tiền ăn ở và chi phí sinh hoạt, tôi để ra được 4-5 triệu đồng để gửi về quê”, chị Lý bày tỏ.

Vừa đi đẩy xe than vừa trò chuyện với chúng tôi, chị Lý thể hiện sự trân trọng đặc biệt với nghề. Mặc dù công việc tuy có vất vả, độc hại nhưng nó giúp chị giao tiếp với nhiều người, nhiều hoàn cảnh, mọi ngóc ngách trong xã hội để từ đó có một cái nhìn sâu sắc hơn trong cuộc sống.

Mong muốn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, nghề làm than tổ ong mang tính độc hại cao trong khi đó hầu hết các cơ sở đều không mua bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế cho người lao động do mang tính thời vụ. Chưa kể, bản thân người lao động cũng không trang bị các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, nón bảo hộ, găng tay vì sợ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc. Không chỉ vậy, có rất nhiều hộ dân sinh sống xung quanh các cơ sở làm than tổ ong cũng rất lo lắng bởi khói bụi bám đầy nhà cửa, ruộng vườn, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của cộng đồng.

Trước chủ trương từ nay đến năm 2020 sẽ xóa sổ hoàn toàn bếp than tổ ong, nhiều cơ sở sản xuất than nhỏ lẻ ở Hà Nội đã đóng cửa để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở một số xưởng sản xuất than lớn, việc chuyển đổi sang một số ngành nghề khác của những người lao động tại đây đã gặp phải không ít khó khăn.

Trước kia, cơ sở sản xuất kinh doanh than tổ ong của ông Nguyễn Văn Dũng (đóng tại huyện Thanh Trì) tiêu thụ ra thị trường khoảng 20 tấn than mỗi ngày. Nhưng cho đến nay chỉ còn 4 tấn một ngày, bởi nhiều hàng quán kinh doanh không còn sử dụng bếp than tổ ong nữa. Để mở xưởng sản xuất than tổ ong và kinh doanh cho đến hiện tại, ông Dũng phải đầu tư một khoản tiền khá lớn.

“Đầu tư một cơ sở như thế này không phải chuyện dễ, tôi cũng phải thu hút tất cả các nguồn vốn ở các nơi, từ nguồn vốn của gia đình đến việc vay ngân hàng. Giờ phải dỡ bỏ cơ sở thật sự là một điều khó khăn với bản thân tôi và người lao động”, ông Dũng cho hay.

Việc xóa sổ cơ sản xuất than tổ ong không chỉ khiến chủ cơ sở lo lắng, người lao động cũng không tránh khỏi nỗi hoang mang. Với nhiều người từ lâu đã gắn bó với nghề này, đây là nghề mưu sinh và phù hợp với khả năng của họ.“Để có tiền cho con ăn học, tôi đã lên Thủ đô làm nghề bán than hơn 5 năm nay. Giờ bỏ nghề này có lẽ tôi sẽ về quê làm ruộng, bởi khó mà tìm được công việc nào khác”, anh Hoàng đến từ Bắc Kạn chia sẻ.

Những công nhân, chủ cơ sở sản xuất than tổ ong trên địa bàn thành phố hơn lúc nào hết mong muốn song song với lộ trình xóa sổ bếp than tổ ong sẽ là những định hướng, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho mình.“Chúng tôi mong muốn Sở TN&MT Hà Nội nghiên cứu chuyển đổi sản xuất than sạch, để người lao động tiếp tục được gắn bó với nghề”, ông Dũng cho hay.

Liên quan đến vấn đề trên, bà Lưu Thị Thanh Chi (Phó Chi cục trưởng Chi cục môi trường, Sở TN&MT Hà Nội) cho hay: Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có những phương án kết nối những cơ sở sản xuất bếp than sạch với cơ sở sản xuất than tổ ong để cùng hợp tác, tạo ra một hệ thống phân phối bếp sạch và nguyên liệu sạch. “Sở TN&MT sẽ làm cầu nối để người sản xuất bếp than và than tổ ong làm các kênh phân phối cho các nhà sản xuất bếp sạch. Từ đó, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được những bếp đun thân thiện với môi trường. Việc hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp cũng đang được cơ quan chức năng tính toán kỹ để lộ trình này phát huy hiệu quả”, bà Chi nhấn mạnh.

Cao Tuân – Ngọc Tuấn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 9 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 10 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top