Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nói gì với con khi bài thi không như ý?

Thứ sáu, 10:34 05/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Sau mỗi kỳ thi, nhất là các kỳ thi Đại học, Cao đẳng sẽ có nhiều thí sinh rơi vào những trạng thái chán nản, thất vọng vì không đạt được mong muốn của mình.

> Toàn cảnh thi ĐH - CĐ 2013

Nói gì với con khi bài thi không như ý? 1

Các phụ huynh cần chia sẻ kịp thời khi các em không thành công trong kỳ thi. Ảnh: Chí Cường.

Có nhiều em rơi vào những trạng thái phản ứng stress tiêu cực, thậm chí là có hành vi tự tử. Dưới đây là những cách để cha mẹ có thể giúp con vượt qua thời khắc khó khăn này.

1. Kỳ thi chỉ là bước ngoặt, không phải là tất cả

TS Ngô Thanh Hồi – Giám đốc BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết, thời điểm trước và sau mùa thi, bệnh viện thường tiếp nhận và điều trị cho không ít học sinh, sinh viên bị rối loại tâm thần. Nguyên nhân do những áp lực của việc học tập, đỗ đạt thi cử quá lớn của gia đình và bản thân, lịch học liên tiếp dồn dập khiến nhiều em không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến suy kiệt cơ thể. Nhiều em vào viện trong tình trạng chán ăn, mệt mỏi, lo lắng sợ hãi, ngại tiếp xúc với mọi người, mất ngủ dài ngày hoặc stress nặng, thậm chí hoang tưởng.
Sau kỳ thi Đại học, muốn giải tỏa stress ở các thí sinh, các bậc phụ huynh cần có hai chiến lược song hành. Đó là chiến lược hướng vào nhận thức của trẻ về kỳ thi Đại học và hai là hướng đến những hành vi tích cực để giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn.

Việc đầu tiên là giúp trẻ có những nhận thức tích cực về kỳ thi. Hãy cho trẻ thấy rằng kỳ thi là bước ngoặt cuộc đời nhưng nó không phải là tất cả để có thể thành công. Hãy cho trẻ thấy các gương thành công trong cuộc sống mà không qua Đại học. Cái quan trọng là họ có niềm đam mê, những mục tiêu theo đuổi cả cuộc đời chứ không phải là kỳ thi Đại học mới quyết định tất cả.

Phụ huynh cũng cần cho trẻ thấy rằng, các em đã cố gắng hết sức cho kỳ thi và bây giờ là lúc cần phải quên nó đi để chuẩn bị cho một cuộc sống mới, với một mục tiêu mới chứ không phải là cứ gặm nhấm với các thất bại đã qua.

Kỹ năng quan trọng để các bậc phụ huynh có thể làm được việc này chính là sự lắng nghe, thấu cảm và biết chia sẻ với những khó khăn của trẻ. Chúng đã rất kỳ vọng, cố gắng nhưng chưa thành công. Cuộc đời của chúng còn rất nhiều thời gian, các thất bại chỉ là những vấp ngã đầu đời cần phải có để chúng có thể có những trải nghiệm tích cực.

Tuy nhiên, việc giảm tải stress của kỳ thi không chỉ dừng lại ở thời điểm sau kỳ thi, mà ngay từ trước đó, phụ huynh cần phải chia sẻ và hướng cho trẻ đến một giá trị tích cực của cuộc sống. Cha mẹ cần trao đổi với con con đường thành công không nhất thiết phải là con đường Đại học. Đó có thể là giá trị hướng đến sự chia sẻ cộng đồng, là những giá trị tích cực khác mà mỗi cá nhân theo đuổi. Việc giúp trẻ xây dựng những mục tiêu của cuộc sống là rất cần thiết nhưng không nhất thiết phải thổi vào tâm hồn trẻ những tham vọng và bằng mọi cách để đạt được tham vọng đó. Điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn thi Đại học mà còn làm cho tâm hồn của trẻ không lành mạnh, trẻ sẽ không có một giá trị tích cực để theo đuổi. Hãy cho trẻ thấy rằng cái gì tốt đẹp nhất cần theo đuổi chứ không phải vào Đại học là con đường duy nhất.

2. Không nên mạt sát trẻ

Cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, không quá kỳ vọng, đưa mong muốn cá nhân của mình vào câu chuyện trao đổi với trẻ. Nhiều vị phụ huynh chỉ vì mong muốn hãnh diện về con với hàng xóm, dòng họ mà áp lực lên con cái. Điều này là tuyệt đối không nên vì trẻ phải sống với cuộc đời lâu dài của chúng chứ không phải sống cho những mong muốn của cha mẹ. Nếu cha mẹ có nhận thức tích cực về kỳ thi và ý nghĩa của nó với cuộc đời của trẻ, chúng ta sẽ có thái độ tích cực để giúp trẻ vượt qua khó khăn. Cha mẹ nên có những cử chỉ quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, chăm sóc thay vì những lời nói chỉ trích, mạt sát và thậm chí có bạo hành chỉ vì con cái không đỗ đạt. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân. Bản thân trẻ cũng phải biết cách chia sẻ, tự tìm cách giải quyết vấn đề khó khăn của mình.

3. Đi du lịch, thăm họ hàng, chơi thể thao

Hãy tạo những cơ hội để gia đình cùng nhau đi du lịch hè, đi chơi cuối tuần, thăm viếng họ hàng hay dành thời gian bên nhau vào bữa tối để nói chuyện, chia sẻ. Đồng thời dành thời gian với trẻ tham gia các hoạt động thể thao như cùng chạy bộ hàng ngày, cùng đi bơi, chơi cầu lông,... Điều này giúp cho trẻ có cuộc sống và hành vi tích cực, chống đỡ được với stress tốt hơn.

4. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhiều em học sinh khi đến với chúng tôi chia sẻ rằng các em dường như không biết làm gì khác ngoài hoạt động học tập. Điều này làm các em mất dần đi cơ hội có các hoạt động giảm và phòng ngừa stress. Chính vì thế, việc các em tham gia các câu lạc bộ phù hợp với lứa tuổi, hay tham gia các hoạt động sinh hoạt đoàn, hội tại địa phương, giúp bố mẹ các công việc gia đình,... giúp các em có điều kiện tham gia các hoạt động mang tính vận động và sáng tạo. Đây là chiến lược chống đỡ và phòng ngừa stress thất bại trong kỳ thi rất hiệu quả, có thể mở ra cho các em nhiều mục tiêu hay hướng phấn đấu tích cực trong tương lai.

Ths Lê Minh Công
(Bộ môn Tâm lý học, ĐHKHXH&NV TP HCM)
 
DANH SÁCH BẠN ĐỌC ỦNG HỘ
QUỸ VÒNG TAY NHÂN ÁI TIẾP SỨC MÙA THI 2013
1. 3/7: Ao Thị Bích Thủy: 5.000.000
 
Trong chương trình tiếp sức mùa thi đại học năm 2013 cho những thí sinh có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng luôn khát khao học tập bằng những khoản trợ giúp được trích ra từ Quỹ Vòng tay nhân ái của Báo Gia đình và Xã hội, chúng tôi đã trao tặng:
- 5 triệu đồng cho 2 thí sinh đầu tiên là emNguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Anh Quyết
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Võ Văn Nhật;
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Nguyễn Văn Vọng
 
- 2 triệu đồng cho em Trần Thị Mỹ ở Chi Lăng, Lạng Sơn
 
- 2 triệu đồng cho em Ngô Huyền Linh ở Bạch Thông, Bắc Kạn
 
- 2 triệu đồng chothí sinh Võ Thị Thanh Thảo ở Kon Tum
 
Báo Gia đình và Xã hội kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân chia sẻ cả vật chất và tinh thần, chung tay cùng báo Gia đình và Xã hội hỗ trợ những thí sinh đặc biệt trong mùa thi năm nay.
 
Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:
 
1. Báo Gia đình và Xã hội, 138 A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871, Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại 04.22120681
 
2. Ủng hộ trực tuyến trên Giadinh.net.vn TẠI ĐÂY. Đề gửi Ủng hộ các thí sinh đặc biệt.
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 31 phút trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Giáo dục - 36 phút trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Thời sự - 2 giờ trước

SKĐS - Trải qua gần 10 năm trở thành cửa khẩu quốc tế, nhưng việc đầu tư vào hạ tầng chưa đúng mức, đồng bộ khiến Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) chưa thực sự khai mở hết tiềm năng.

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh đưa ra thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, kêu gọi người dân góp tiền đầu tư mua đất nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Pháp luật - 2 giờ trước

Liên quan vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải khiến 1 ngưởi tử vong, 24 người bị thương, Công an huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum thông tin đã khởi tố vụ án.

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

Pháp luật - 2 giờ trước

Bị chủ nhà phát hiện hô hoán, "siêu trộm" có 6 tiền án về tội trộm cắp tài sản, sợ bị bắt nên nhảy từ tầng 2 xuống bị gãy chân, không tự đi được và bị bắt.

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự kiến kể từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa từng vùng sẽ thay đổi theo chính sách cải cách tiền lương. Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Chi tiết danh sách gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất tháng 4/2024

Chi tiết danh sách gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất tháng 4/2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH – Tính đến giữa tháng 4/2024 đã có 80 trường công bố xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS. Cập nhật danh sách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cú va chạm mạnh giữa ô tô đầu kéo và xe máy khiến anh Q. tử vong tại chỗ, anh K. bị thương được đưa đi cấp cứu, các phương tiện bị hư hỏng.

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Bé gái khoảng 11 tuổi lên xe buýt số 32 tại điểm bắt xe dưới chân tòa nhà 302 Cầu Giấy. Bé sau đó đi đến điểm cuối là bến xe Nhổn rồi đi bộ ngược về Hồ Tùng Mậu, sau đó mất tích. Đến khoảng 9 giờ sáng 16/4, gia đình đã tìm được cháu.

Top