Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người phụ nữ gánh 100 gánh gạch một ngày kiếm tết cho con

Thứ tư, 14:00 21/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - 11h trưa, trời nắng nhưng cái rét vẫn tê buốt tay chân. Mặc cho thời tiết những ngày cuối năm khá khó chịu nhưng tại lò gạch triền đê sông Hồng, tốp phụ nữ vận mỗi manh áo sơ mi sờn cũ vẫn kĩu kịt gánh gạch từ lò xếp lên thùng xe tải. Nghề gánh gạch nặng nhọc nhưng kiếm ra tiền. Nhiều phụ nữ chọn công việc vất vả này để gom góp tiền khi cái Tết gần kề.

 

Nhọc nhằn mưu sinh. 	Ảnh: HP
Nhọc nhằn mưu sinh. Ảnh: HP

 

Làm “phu gạch” cũng không dễ

Chị Thu (41 tuổi quê ở Yên Phong, Bắc Ninh) vừa hoàn thành chuyến gạch cuối buổi sáng cho biết: “Năm nay, lò gạch thủ công giải thể hết rồi. Chỉ còn mấy điểm lò gạch “thân thiện” này được phép hoạt động. Phu gạch các nơi chạy đến đông nên để được gánh gạch giờ cũng khó”.

Lò gạch ven sông Hồng thuộc huyện Đan Phương (Hà Nội) là nơi mưu sinh của hàng chục phụ nữ. Hầu hết, họ đều đã ngoài 30 tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Năm cùng tháng tận, nghề gánh gạch trở nên “hot” khi những phụ nữ ấy đang cố gắng lao động bòn kiếm tiền về quê trang trải cho cái Tết đến gần. Mỗi gánh gạch khoảng 20 viên, nặng 30 - 40kg. Chị Thu cho biết, mỗi ngày mỗi chị em thường gánh 100 gánh gạch, tương đương với 2.000 viên gạch đưa từ lò xếp lên ô tô. Tính ra, mỗi người gánh đến 3 - 4 tấn và nhận được số tiền công 150.000 đồng/người. “Ai gánh nhiều thì tiền nhiều. Có người gánh được 120, thậm chí 135 gánh mỗi ngày. Rất nhiều chị em gia cảnh khó khăn đều đến đây xin gánh gạch thuê kiếm tiền”, chị Thu tâm sự.

Những người phụ nữ cần mẫn với quang gánh kĩu kịt từ lò ra đến ô tô tải. Họ nối nhau trèo lên tấm ván nhỏ bắc từ miệng lò lên thùng xe chênh vênh, không tay vịn. Chị Thu bảo rằng nghề này đổ nhiều mồ hôi hơn, nhưng ổn định và không phải lang thang. Trước khi đến với nghề gánh gạch, chị Thu đã nhiều năm kiếm sống ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân của Hà Nội với nghề buôn bán rau. “Hồi đó, 3h sáng tỉnh dậy ra chợ đầu mối mua sỉ rau củ quả, rồi chờ trời sáng bán ở các chợ cóc. Bữa đực, bữa cái. Từ nửa năm 2014, tôi chọn nghề gánh gạch để ổn định thu nhập”, chị Thu tâm sự.

Lang bạt bốc vác, hàng rong

 

Lao động thời vụ tại Nghệ An nhàn rỗi và thiếu việc.	Ảnh: HH
Lao động thời vụ tại Nghệ An nhàn rỗi và thiếu việc. Ảnh: HH

 

Không đủ sức khỏe như chị Thu, nhiều người khác cũng kiếm nghề làm thêm như làm tăng ca 3 tiếng/ngày, rửa bát, bốc xếp hàng hóa… Hồ Sỹ Hải, công nhân của một doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tháng vừa rồi tôi bị chậm lương nên phải đi theo xe tải đổ hàng tạp hóa cho một đại lý ở Long Biên. Mỗi tối làm 4 tiếng từ 19h30 đến 23h30 được 100.000 đồng. Sáng hôm sau 6h đã phải dậy đi làm rồi. Mệt nhưng vẫn phải gắng”. Không ít đồng nghiệp của Hải chọn việc tạm bợ như thế làm thêm để kiếm “xổi” qua ngày.

Càng cuối năm càng có nhiều người ở tỉnh lẻ đổ xô về Hà Nội kiếm sống. Phố Nguyễn Phúc Lai (quận Đống Đa) tồn tại cả khu trọ lụp xụp nhếch nhác hàng chục năm nay. Khu trọ này được ngăn ra làm hai tầng, các tầng lại được chia thành ra nhiều phòng. Mỗi phòng kê một chiếc giường rộng choán gần hết cả diện tích phòng. Mỗi chiếc giường ấy nằm tối đa được 7 người và những người lao động nghèo phải bỏ ra 10.000 đồng/đêm để đổi lấy chỗ ngả lưng. “Sáng ra được nhận một khay với đủ thứ từ móc chìa khóa, ví, khẩu trang… bán dạo, lúc nào mệt thì về. Có hôm ế hàng thì 9h tối về đến nhà trọ”, bác Phương (56 tuổi, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết. Hàng trăm “cư dân” ở đây đang rất lo lắng bởi ngay phía sau họ, một tòa cao ốc đang vào thời gian hoàn thiện. Bác Phương lo lắng: “Chẳng biết lâu nữa thì họ giải tỏa nơi này. Nếu ngày đó đến, hàng trăm người lao động như tôi chưa biết ở nơi nào”. Bác Phương ở khu tạm bợ này đã 11 năm. Ở khu trọ này, càng gần Tết số người góp mặt càng đông.

 

Nghệ An: “Cửu vạn” cũng… cạn việc!

Gần 11h trưa một ngày đông mưa lạnh, rét như cắt da cắt thịt nhưng dọc tại các tuyến đường trong TP Vinh (Nghệ An), từ khu vực cầu Bưu điện, cầu Kênh Bắc đến “tam giác quỷ”, chợ Vinh… vẫn rất nhiều lao động tự do đang ngồi co cụm với nhau.

Co ro trong tấm áo tơi, giấu khuôn mặt gày gò, khắc khổ, xám xịt vì lạnh sau tấm khăn bịt mặt, chị Lê Thị Sáng (xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên) tâm sự: “Trước đây chồng tôi làm nghề “cửu vạn” nhưng từ ngày chồng mất do tai nạn điện giật, tôi đã thay chồng theo nghề này để nuôi 6 đứa con ăn học. Năm ngoái, dịp này công việc nhiều, chạy không xuể, nhưng năm ni thì chỉ bằng khoảng gần nửa. Có bữa ngồi chờ từ sáng tới tối không ai thuê cả”. Theo chị Sáng thì nhóm các chị đến từ nhiều vùng lân cận TP Vinh như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… Thậm chí, có cả một số người khác từ Hà Tĩnh cũng sang đây kiếm việc.

Cũng như chị Sáng, chị Nguyễn Thị Mạnh (55 tuổi ở xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc) cùng với mấy chị em khác ngồi ở đoạn cầu Kênh Bắc,  thuộc phường Hà Huy Tập chờ từ sáng tận trưa mà chưa ai đến thuê. Chị than thở: “Tui đi làm được hơn 20 năm rồi, cứ mùa màng xong lại xuống Vinh. Cứ 4h sáng là dậy, cơm đùm cơm nắm rủ nhau đi, trưa ngồi dưới gốc cây giở cơm ra ăn, tối 6, 7h mới về. Bọn tui làm tất, từ chặt cành cây, quét sơn, quét vôi, dọn vệ sinh, bốc vác… Năm ni việc ít, tui như ngồi trên đống lửa, không biết có đủ trang trải cho con học hành không nữa, nói chi đến chuyện Tết”. Nguyên nhân của sự ế ẩm này, theo chị Mạnh là bởi “kinh tế khủng hoảng, người ta không bán được đất, không xây nhà mới, nên không ai thuê làm cả”.

Những lao động thời vụ tập trung về TP Vinh thường đi mỗi nhóm 10 – 20 người. Họ thường cố gắng làm công việc đồng áng xong trước Tết khoảng 1 tháng để vào thành phố kiếm việc làm thêm. Năm nay, công việc ế ẩm, một ngày chỉ có vài người tìm đến thuê, làm việc khoán trọn việc với mức tiền công từ 300.000 – 400.000 đồng, sau khi chia đều ra, mỗi người được khoảng dăm ba chục nghìn đồng.   

 Hồ Hà

Hà Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 26 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 2 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 5 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Top