Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những kỉ niệm “kinh dị” của tài xế vùng biên

Thứ sáu, 11:00 12/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Có những lần ùn tắc tại khu vực biên giới cả tuần, cánh tài xế phải ở lỳ trên xe, túc trực nổ máy để bảo quản hàng tươi. Việc tắm giặt cũng tận dụng vào nguồn nước từ máy lạnh trên xe thải ra…

Hàng trăm xe container và xe tải chở hàng ùn ứ tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Cao Tuân
Hàng trăm xe container và xe tải chở hàng ùn ứ tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Cao Tuân

Ngủ gầm xe, mở mắt thấy...bát hương

Gắn bó với nghiệp cầm lái 18 năm, anh Nguyễn Trung Kiên, một lái xe container (hay gọi là xe “công”) chuyên chở nông sản từ Nam ra Bắc rồi xuất khẩu sang Trung Quốc đã trải qua đủ chuyện xảy ra trên đường.

Với khuôn mặt chai sạm, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, anh Kiên bảo: “Lái xe là một nghề nguy hiểm nhưng với cảnh tài xế đường dài thì gian nan gấp bội. Chú thấy đấy, khi ngồi lên chiếc xe đầu kéo dài mấy chục mét, nặng ba bốn chục tấn khiến áp lực tâm lý đè lên vai người cầm lái rất nhiều”.

Anh Kiên kể, thường những người nhận chở “công lạnh”(container có điều hòa) là những lái xe có nhiều kinh nghiệm. Bởi nếu không có kinh nghiệm chở loại hàng này, lái xe sẽ bị tổn thất nặng nề bởi những phiền toái mà loại hàng hóa này mang lại. Theo đó, mỗi “công lạnh” được xuất cảng đều yêu cầu thời gian di chuyển rõ ràng với lái xe bởi tính đặc thù của loại hàng. Lái xe phải tuân thủ nghiêm ngặt giờ đi, giờ đến để đảm bảo hàng hóa đến địa điểm đúng thời hạn, tránh việc bị hỏng, không tiêu thụ được. Khi đã giao hàng xong, nếu chậm trả vỏ “công”, mỗi tiếng lái xe bị phạt hơn 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc các đơn vị nước ngoài chú trọng đến các chi tiết như từng chiếc ốc vít, chiếc đinh tán trên mỗi “công lạnh” cũng gây ra nhiều phiền toái cho lái xe.

Trước khi mỗi “công lạnh” được bàn giao cho lái xe, các lực lượng chức năng ở cảng sẽ kiểm tra từng con ốc, từng đinh tán, từng miếng nhôm trên “công lạnh” đó. Nếu lái xe kiểm tra không kỹ trước khi nhận “công”, lúc trả vỏ cho cảng, thiếu mỗi con ốc là lái xe sẽ bị trừ 1 USD đến vài trăm USD. Các cấu kiện khác trên “công lạnh” bị thiếu hụt, mất mát sẽ được quy ra tiền và trừ vào tiền công của tài xế.

Do thường xuyên ngồi sau vô lăng trên những cung đường dài cả nghìn km, trung bình mỗi ngày anh Kiên chỉ ngủ được khoảng 3 đến 4 tiếng. Đôi lúc, do quá mệt, cánh lại xe tranh thủ chợp mắt một lúc để lấy lại tinh thần thì cũng xảy ra đầy sự rắc rối.

Anh Kiên kể, trong một lần chạy xe đường dài qua đường Hồ Chí Minh do quá mệt nên anh kéo kính xuống và tranh thủ chợp mắt luôn trên ca bin. Khoảng 5 phút sau, thấy động bên cạnh, anh giật mình tỉnh giấc và phát hiện có người vừa thò tay qua cửa kính cabin lấy trộm điện thoại. Đường tối và vắng, tên trộm nhanh chóng lên xe máy chạy mất, còn anh thì không thể quay đầu xe chở hàng để đuổi bắt.

Đó mới chỉ là những câu chuyện bình thường đối với cánh lái xe, kỷ niệm nhớ nhất với anh Kiên là tại Quốc lộ 5 chạy qua Hưng Yên. Đó là mùa đông năm ngoái khi anh đang lái container chở nông sản đi giao hàng thì xe phát ra tiếng kêu lớn. Dừng xe kiểm tra, anh phát hiện xe bị lỏng một con ốc nhưng không thể nào vặn ngay được vì xe đang rất nóng.

Lúc này cũng gần sáng, đường vắng nên anh nằm dưới gầm xe ngả lưng và chờ con ốc nguội. Do mệt quá nên anh ngủ quên lúc nào không hay. Sáng ra tỉnh giấc, đập vào mắt anh là chiếc bát hương và đôi dép nhựa ngay trước mặt. “Hóa ra lúc rạng sáng một người dân địa phương đi qua thấy tôi nằm dưới gầm xe, dép văng ra giữa đường nên tưởng mới có tai nạn chết người xảy ra. Theo tâm lý của người dân sống ven đường, họ lấy một bát hương đặt ở đầu xe và chờ công an đến giải quyết”, tài xế trung niên kể lại.

Đói ăn, khát uống và đổ bệnh

Để có một hộp cơm thế này, tài xế phải thuê người dân đi mua ở các quán ăn quanh vùng.
Để có một hộp cơm thế này, tài xế phải thuê người dân đi mua ở các quán ăn quanh vùng.

Trong câu chuyện của cánh tài xế chuyên chở hàng đường dài, nỗi sợ hãi nhất chính là “tắc biên” – Nghĩa là tắc đường qua cửa khẩu sang nước bạn do việc xuất nhập khẩu hàng hóa bị ùn ứ.

Tại Quốc lộ 4A dẫn vào Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 liên tục xảy ra tình trạng ùn ứ. Từng đoàn container hoặc xe tải khổ lớn nối đuôi nhau thành 2 hàng dài gần 4km. Chưa kể rất nhiều chủ hàng khác khi nghe tin, đã chủ động cho xe của mình dừng lại nằm chờ ở các khu vực lân cận.

Đây cũng chính là lúc cánh tài xế, dễ đến cả ngàn người ở khu vực này sẽ lâm phải cảnh không còn quá xa lạ nhưng vẫn cứ là “ác mộng” đối với họ - Ngồi trên xe chờ đợi. Họ cứ chờ như vậy, nhẫn nại, ngày này qua ngày khác, đến khi nào chiếc xe của mình được phép sang bên kia biên giới để trả hàng mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Do đồng cảnh ngộ, nên những chiếc xe thường xếp hàng rất ngay ngắn, thứ tự.

Ở vị trí gần cuối đoàn xe, anh Lê Văn Sáu (SN 1974, Bình Thuận) lái chiếc container chở thanh long từ quê nhà ra cho biết, anh đã có mặt tại khu vực cửa khẩu từ 2 ngày trước. “Đối với chúng tôi, cảnh này quen rồi. Nhưng mà khổ lắm… Thà được lái, đi xa cũng được, đường xấu cũng được, còn hơn ngồi không như này rất mệt mỏi”, anh Sáu tâm sự.

Cũng theo lời người tài xế này, vì cảnh tắc đường triền miên và hàng hóa phập phù nên trung bình một tháng anh chỉ chạy được khoảng 3 chuyến hàng, thù lao một chuyến là 4,5 triệu đồng. Mải chạy theo những chuyến xe xa nhà, khi nhắc đến vợ con, mặt anh Sáu buồn hẳn. Là lái xe đường dài, thường xuyên phải đi xa, thi thoảng nhà có việc anh mới xin nghỉ hoặc khi nào xe có đơn hàng đi qua quê anh mới ghé thăm vợ con được. “Thiệt thòi của lái xe như thế, có phải ai cũng hiểu cho đâu. Tôi may mắn khi vợ ở nhà biết chia sẻ với chồng mọi chuyện. Tôi biết ơn vợ tôi”, anh Sáu nói về người vợ tần tảo nơi quê nhà.

Những lái xe khác cho biết, có những lần “tắc biên” họ phải ở lỳ trên xe đến cả tuần lễ, trong khi đó xe chở hàng tươi nên luôn phải có người trên xe túc trực nổ máy để bảo quản hàng hóa. Lúc cần tắm giặt, các tài xế cắt cử nhau, bắt xe ôm lên gần khu vực bãi đậu cửa khẩu tranh thủ ăn cơm bụi và tắm nhờ.

Dù phải nằm dài chờ thông đường nhưng theo lái xe Phó Đình Thanh (39 tuổi, quê Quảng Trị), đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Điều lo sợ nhất là chở hàng đi mà bị “cấm biên”. Mỗi lần bị “tắc biên”, xe các anh phải chờ rất lâu, có thể nửa tháng, một tháng và hơn một tháng.

Anh Thanh nhớ lại dịp Tết 2016, đoàn xe của anh phải nằm ở Cửa khẩu Bát Xát, Lào Cai gần 10 ngày vì bị phía Trung Quốc “cấm biên”, không cho xuất khẩu hàng sang nước họ. Khi nguồn thực phẩm dự trữ trên xe cạn kiệt, anh em lái xe phải xuống nhà dân mua từng gói mì tôm ăn. Hết mì tôm, các lái xe chuyển sang mua gà của người dân để ăn.

“Ban đầu thì mua gà 1kg hoặc nặng hơn một chút. Về sau tắc đường cả tuần, dân không có nhiều gà bán, anh em phải mua cả con gà 2 lạng của dân để ăn chống đói. Rừng rú mà, đường vắng, có gọi được ai cứu hộ đâu”, anh Thanh nắm tay giơ lên minh họa con gà 2 lạng bé như thế nào.

Theo chia sẻ của những tài xế người miền Nam, khốn khổ nhất với họ là cảnh chờ đợi vào mùa đông. Do sinh ra và lớn lên trong vùng thời tiết nóng, nên nếu “tắc biên” phải ăn nằm trên xe cả tuần lễ trong cái lạnh biên viễn miền Bắc đã khiến rất nhiều tài xế đổ bệnh. Không ít trường hợp sau khi xong nhiệm vụ chuyển hàng sang biên giới, họ phải nhập viện điều trị...

Vì sao thường xuyên xảy ra “tắc biên”?

Qua tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, hiện tượng “tắc biên” xảy ra từ lâu và chủ yếu là với hàng nông sản (xuất khẩu tiểu ngạch - không theo các hợp đồng thương mại). Do vậy, các doanh nghiệp, tư thương làm thủ tục đưa hàng sang Trung Quốc, sau đó mới tìm đối tác để bán nên việc tiêu thụ rất chậm. Mỗi ngày chỉ có một lượng nhất định xe chở hàng xuất khẩu có thể sang Trung Quốc.

Ngày 10/5, trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Tuấn Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Lạng Sơn) cho biết: Do bến bãi chứa hàng phía nước bạn có hạn, trong khi các loại hàng nông sản xuất sang biên giới chủ yếu là nông sản tươi, với số lượng lớn. Vào thời vụ, có ngày hơn nghìn xe chờ làm thủ tục xuất khẩu. Nhưng thực tế, phía Trung Quốc chỉ nhập được từ 250 đến 300 xe mỗi ngày. Vì vậy, việc ùn ứ hàng nông sản tại cửa khẩu là khó tránh khỏi. Hiện tại các cơ quan liên ngành đang bàn tính nhiều phương án để giúp các chủ hàng, lái xe có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 21 phút trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 10 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 10 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Top