Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những cái Tết một mình của ông đồ nổi tiếng Sài thành mê thư pháp hơn… vợ

Thứ ba, 13:00 17/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Trong giới thư pháp Việt nam, Viên Ngộ là một trong những cái tên nổi tiếng nhất bởi lối thư pháp độc đáo, mới lạ - họa chữ nên tranh. Để sáng tác và theo đuổi đam mê bộ môn này, ít ai biết rằng ông đã phải đóng cửa “ở ẩn” suốt một thời gian dài, thậm chí phải đánh đổi cả hạnh phúc bản thân.

Đóng cửa phòng luyện chữ suốt 2 năm

Viết thư pháp – bộ môn nghệ thuật tưởng chừng đã cũ kỹ nay lại được “cách tân” sống động qua những nét vẽ tài hoa của nhà “thư pháp họa” Viên Ngộ. Dù đã qua tuổi thất thập nhưng trong ông luôn cháy lên niềm đam mê dùng nét chữ để cảm hóa con người. Mỗi tác phẩm thư pháp Viên Ngộ tạo ra đều buộc người xem phải nghiền ngẫm, suy tưởng để nhận ra ý nghĩa sâu sắc, những giá trị nhân bản tốt đẹp ẩn chứa trong đó. Chính vì thế mà ông được mệnh danh là “ông đồ lạ lùng” nhất trong giới thư pháp hiện nay. Đến thăm nhà thư pháp Viên Ngộ một chiều cuối năm, chúng tôi được nghe ông tâm sự những thăng trầm trong cuộc đời sóng gió của mình. Ít ai biết rằng để tạo nên dấu ấn thành công hôm nay, ông đã phải hy sinh hạnh phúc gia đình.

Những bức thư pháp họa đẹp mắt.

Những bức thư pháp họa đẹp mắt.

Ngôi nhà nhỏ của nhà thư pháp nổi tiếng nằm trong con hẻm thuộc phường Hiệp Bình Phước (Q. Thủ Đức), bên trong tràn ngập các bức vẽ và dụng cụ phục vụ cho công việc này. Trò chuyện với người viết, ông tâm sự: “Thư pháp họa khiến con người ta hướng đến chân thiện mỹ. Trải qua rất nhiều nghề nhưng khi đến với thư pháp, tôi mới cảm thấy thanh thản và mãn nguyện trong tâm hồn. Nó là một cơ duyên vô cùng đặc biệt với tôi, như người bạn tri kỷ vậy”. Ông hồi tưởng về quá khứ cách đây 15 khi bắt đầu đến với con đường này. Ngày đó, Viên Ngộ còn là chủ một xưởng mộc nhỏ với nhiều nhân công. Nhưng rồi không may trong một tai nạn nghề nghiệp, ông bị gãy xương và phải nằm viện một thời gian dài. Bao tiền của đều dồn vào việc chữa trị, xưởng mộc vì thế cũng phải đóng cửa. Chán nản vì bản thân ngày càng xuống dốc, ông đành bất lực ở nhà dưỡng bệnh rồi vùi mình vào đọc sách vở Triết học. Và chính từ đây, ông biết đến bộ môn thư pháp và cất công tìm hiểu, rồi đam mê lúc nào không hay.

Hạnh phúc giản đơn

Ghé chân lại bàn viết thư pháp ngày Tết của Viên Ngộ còn rất nhiều cặp nam nữ thanh tú ngỏ ý muốn ghép tên đôi. Và chính tình yêu và khí trời xuân ấy đã làm cho những nét bút của Viên Ngộ càng thêm bay bổng, thăng hoa. Ông bày tỏ: “Viết tên thư pháp một người đã khó, viết tên hai người yêu nhau càng đòi hỏi cảm xúc và ấn tượng riêng. Ngoài tính cách từng người còn là những nơi hẹn hò, những món quà mà họ đã tặng nhau… Khi tìm hiểu xong những điều đó, tôi mới bắt đầu hình dung về những kiểu lồng ghép để tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi cặp đôi”. Nhắc đến những tình yêu đẹp mình đã từng tạo nên trên mực tàu, giấy đỏ, ông đặc biệt nhớ đến một cặp đôi Mỹ – Việt. “Anh chàng người Mỹ giới thiệu làm nghề trồng cây kiểng, còn cô gái tên Mai, là cán bộ Nhà nước. Lúc đó, tôi đã nảy ra ý tưởng ghép hai tên thành hình tượng cây bon sai với tư thế vươn tới ánh nắng mặt trời. Hôm sau khi nhìn thấy bức thư pháp, họ ôm nhau vui sướng rồi đòi trả tiền gấp đôi nhưng tôi từ chối. Thấy họ hạnh phúc, tôi cũng thấy vui lây”, ông cười tươi kể.

“Trong một lần đi xem triển lãm thư pháp tại Thiền Viện Vạn Hạnh, tôi đã cảm thấy vô cùng thích thú và mê mẩn khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật này. Từ đó, tôi bắt đầu cất công tìm hiểu về thư pháp nhưng không thích đi theo lối mòn của thư pháp truyền thống. Viết chữ bằng cọ đơn thuần thì không có gì lạ, viết chữ bằng hình tượng mới biểu đạt được cảm xúc và ý nghĩa mà mình muốn truyền tải. Sau khi ngộ ra điều ấy, tôi bắt đầu đóng cửa phòng suốt 2 năm trời để luyện chữ theo phong cách thư pháp họa”, ông chia sẻ. Quá trình theo đuổi và vươn tới đỉnh cao nghệ thuật thư pháp của Viên Ngộ không hề bình lặng. Thấy chồng suốt ngày đóng kín cửa luyện chữ trong thời gian dài đằng đẵng, người vợ tỏ ý không vừa lòng và cho rằng ông “có vấn đề”. Về sau, ông còn nảy sinh “tật mới” là ăn chay trường khiến mâu thuẫn gia đình càng thêm lục đục.

Nhắc lại chuyện tan vỡ hôn nhân với vẻ đượm buồn, ông bày tỏ: “Lúc ấy, tôi chỉ biết vùi mình vào việc luyện thư pháp mà bỏ ngoài tai lời khuyên bảo của vợ. Vì niềm đam mê này mà vợ chồng tôi không thể nào dung hòa với nhau. Bởi vậy nên tôi đã quyết định dọn ra ở riêng để được tự do sáng tác thư pháp. Dẫu biết đó là hành động vội vàng, khiến hạnh phúc gia đình bị đứt đoạn nhưng tôi không hối hận. Tôi mong sau này bà ấy sẽ hiểu”. Với sự hy sinh vì nghệ thuật đó, Viên Ngộ đã làm nên những điều kỳ diệu và giá trị cho nền thư pháp nước nhà. Năm 2013, ông mở triễn lãm thư pháp họa đầu tiên với chủ đề “Danh nhân và thắng cảnh Quảng Ngãi”. Những danh thắng của quê hương nơi ông sinh ra được thể hiện qua những nét chữ vô cùng mềm mại. Từ đây, một trường phái thư pháp đặc sắc – thư pháp họa Viên Ngộ ra đời, khiến bao người xem phải nức lòng thán phục.

Tết “mua vui” cho người

Đến với thư pháp họa Viên Ngộ, người xem như lạc vào một thế giới sống động của thơ, nhạc, họa, màu sắc và những cung bậc cảm xúc mãnh liệt. Ông tiết lộ: “Thư pháp họa hội tụ 7 môn nghệ thuật: thơ, văn, nhạc, hội họa, thiền, triết, võ thuật. Tôi viết thư pháp không chạy theo một quy chuẩn nào mà theo cảm hứng. Người xem cũng không thưởng thức theo kiểu thông thường mà buộc phải chiêm nghiệm, nghiền ngẫm mới cảm nhận được ý nghĩa của hình tượng đằng sau nét chữ thư pháp”.

Tác phẩm đầu tay của Viên Ngộ đến nay vẫn được người xem vô cùng yêu thích. Đó chính là hai chữ “yêu thương”. Trong bức thư pháp này, nét chữ đã hóa thành một chú chim đậu trên một cành hoa. Ông lý giải, yêu thương đơn giản chính là sự gắn bó thân mật như thế. Tuy nhiên, Viên Ngộ tâm sự tác phẩm mà ông tâm đắc nhất là chữ “Nhẫn” trong bộ môn Thiền học đang theo đuổi. Ông chia sẻ: “Chữ Nhẫn được tạo nên từ 4 giọt nước rơi vào lòng hồ chờ đến khi đầy. Ngụ ý dù có trở ngại bao nhiêu, chỉ cần có sự kiên nhẫn sẽ làm nên thành công ”. Nhìn vào gia tài thư pháp đồ sộ của Viên Ngộ, không ai không khỏi trầm trồ. Những bức tranh muôn hình vạn trạng với đủ cung bậc cảm xúc. Kìa bức tranh dòng thác chảy về cội nguồn diễn tả công lao sinh thành vô bờ bến của bà mẹ Việt Nam. Hình ảnh tạo nên chữ “Mẹ” đẹp đẽ. Rồi kia, khung cảnh hữu tình cùng với trăng, mây, thuyền, nước để minh họa cho chữ “Quê hương” da diết…

Ông đồ Viên Ngộ đang viết thư pháp.

Ông đồ Viên Ngộ đang viết thư pháp.

Điều làm nên sự “khác người” trong thư pháp Viên Ngộ là dùng chữ để khắc họa tính cách con người. Ông bảo khi viết tên một người nào đó phải có thời gian tìm hiểu tính cách thông qua trò chuyện, ánh mắt, cử chỉ… Từ đó mới nảy ra ý tưởng hình tượng phù hợp nhất để minh họa cho tên nhân vật. Và ông cũng phải nhanh chóng bắt lấy được thần thái, nét đẹp tâm hồn để gửi gắm vào tác phẩm ấy. Cũng chính vì sự công phu này mà mỗi năm Tết đến xuân về, xung quanh gian hàng thư pháp của Viên Ngộ lại nườm nượp khách. Ông cho biết ngoài viết những câu đối xuân, câu thơ hay chúc tết, khách hàng còn yêu cầu ông viết tên cho họ. Thông thường, ông hẹn khách hàng ngày hôm sau đến lấy tác phẩm hoàn thiện vì những ý tưởng thường đến nhanh hay chậm tùy theo cảm xúc đối với mỗi khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng người nước ngoài. Ông chia sẻ: “Nhiều người Mỹ, Anh, Pháp… đến bảo tôi viết thư pháp tên của họ. Tôi thường phải suy nghĩ nhiều hơn và lâu hơn để hình thành ý tưởng cho những cái tên nước ngoài như thế này. Chữ La tinh được hình tượng hóa theo chữ Việt đòi hỏi sự tập trung và kỳ công rất lớn”.

Năm hết, Tết đến là thời điểm mọi người sum họp, quây quần bên gia đình nhưng riêng ông đồ Viên Ngộ lại không có được điều ấy. Ông thay đó bằng việc “mua vui”, mang lại sự may mắn cho khách du xuân. Cứ tầm ngày 20 đến 28 giáp Tết, ông lại chuẩn bị mực tàu, giấy vẽ đến Cung Văn hóa Lao động để viết những câu chúc, đối xuân theo yêu cầu của khách. Sáng mùng 1 Tết thì theo lời mời của các chùa ở khắp nơi, ông lại gói ghém bút lông đi viết chữ cho khách du xuân thưởng ngoạn. Hỏi về những cái Tết một mình, ông tâm sự: “Có thể nói bây giờ, viết thư pháp là niềm đam mê lớn nhất của tôi. Ngày Tết cũng vậy, được làm điều mình thích và chứng kiến cảnh người ta nô nức du xuân là tôi cũng cảm thấy ấm lòng. Thỉnh thoảng, tôi cũng ghé qua thăm các cháu nhưng rồi lại đi ngay. Hơn chục năm rồi, tôi đã quen dần với những cái Tết một mình như vậy”.

Linh Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 7 phút trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 10 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 10 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Top