Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhói lòng với phút tỉnh – mê của những thương binh tâm thần kinh

Thứ tư, 13:21 09/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi năm khi mùa đông về, hoa đào ra nụ thì những thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Hà Nam) lại kéo nhau ra đầu ngõ trông ngóng người nhà vào thăm. Với những người không còn minh mẫn bởi bom đạn của chiến tranh, họ tâm niệm cuối năm sẽ được sum họp, được xem văn nghệ, được ăn bánh chưng…

 

Bác sĩ Vũ Thế Anh (phải), Trưởng khoa 1 (Khoa Kích động) đi thăm các thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh: Cao Tuân
Bác sĩ Vũ Thế Anh (phải), Trưởng khoa 1 (Khoa Kích động) đi thăm các thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh: Cao Tuân

 

Ngôi nhà thứ 2 của y bác sỹ

Nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 15km, Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng không hề biệt lập với những người dân sống tại thị trấn Ba Sao. Nếu nhìn bề ngoài, không ai có thể nghĩ được rằng, bên trong những dãy nhà kia là nơi sinh sống và chữa bệnh cho 110 bệnh binh, thương binh nặng. Đa số họ đều không có gia đình, con cái, nhiều người không còn ai thân thích.

Bắt chặt tay chúng tôi, bác sĩ Vũ Thế Anh, Trưởng khoa 1 (Khoa Kích động) chia sẻ: “Việc chăm sóc điều dưỡng cho các thương binh nặng ở Trung tâm vô cùng vất vả, đặc biệt với Khoa Kích động bởi hầu hết bệnh nhân đều liên quan đến thần kinh”. Cũng theo bác sĩ Thế Anh thì thời điểm hiện tại, trong khoa có 38 thương bệnh binh có độ tuổi từ 60 đến 65, đa phần đều tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chịu di chứng của chiến tranh. Các y bác sĩ làm việc tại đây gần như phải “gồng” mình gánh vác mọi việc lớn nhỏ. Nói như bác sĩ Thế Anh: “Với những bệnh nhân mắc các bệnh thông thường thì một bác sĩ có thể chăm sóc, thăm khám cùng lúc nhiều ca nhưng với các bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm thần thì điều này không thể. Vậy nên, ở đây 13 y bác sỹ phải chia làm hai kíp để thay nhau chăm sóc, điều trị các thương bệnh binh”.

Chầm chậm nhấp chén nước trà, bác sĩ Thế Anh tâm sự: “Gần 20 năm công tác ở đây, với tôi Trung tâm đã trở thành mái nhà thứ hai. Với các y bác sĩ làm việc trong khoa cũng vậy bởi ngoài cái tâm của người thầy thuốc thì khi vào đây làm việc, ăn ở cùng với họ hàng ngày chúng tôi hiểu được rằng, những người bệnh mà mình chăm sóc đã phải bỏ cả cuộc đời mình vì cuộc chiến đánh đuổi bọn xâm lăng. Cũng vì điều này mà chúng tôi thêm yêu nghề, cố gắng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho những con người không còn minh mẫn”.

Có những lúc bác sĩ phải “tuân lệnh” bệnh binh

 

Y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Khoa Kích động đang khám bệnh cho những người lính mang di chứng của chiến tranh.
Y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Khoa Kích động đang khám bệnh cho những người lính mang di chứng của chiến tranh.

 

Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh, chúng tôi cảm nhận hai từ hạnh phúc thật bình dị. Đó sự hy sinh lớn lao giữa những người “tỉnh” dành cho người “mê”. Trong 38 thương bệnh binh nằm ở Khoa Kích động, “tinh thần” chính là liều thuốc tốt nhất cho họ, còn thuốc điều trị chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời. Đôi khi, những ký ức hiện về, khiến họ trở nên không làm chủ được mình. Có người la hét, hô to như đang chiến đấu, có người ngồi bất động, người thì đột ngột chào cờ và hát Quốc ca... Không ít lần chứng kiến cảnh tượng ấy, những y bác sỹ đã không cầm được nước mắt vội ôm chầm lấy những người vô thức kia…

Bệnh binh Lê Trung Thủy (50 tuổi), quê gốc ở Hải Phòng là một ví dụ điển hình. Anh vốn là lính biển, sau một lần bị tai nạn trong lúc công tác, tinh thần và trí nhớ của anh không còn được như bình thường.  Những lúc thần kinh hoảng loạn, anh không nhớ mình là ai, quê ở đâu. Rồi anh hô hào, hét toáng lên và chạy khắp cả khoa, những nhân viên của Trung tâm chạy đến giữ cũng bị anh đánh, đạp vào người. Đấy là còn chưa kể đến những lúc lên cơn hoang tưởng, anh Thủy luôn cho mình là người không có bệnh và đang ở trên tàu. Anh nói rằng mình là chỉ huy nên tất cả mọi người phải nghe lời. Những lúc ấy, các y bác sỹ đều phải “tuân lệnh” yêu cầu của “vị chỉ huy” kia để từ từ giúp anh trấn tĩnh lại. Rồi mỗi lần cho anh Thủy uống thuốc các y bác sỹ lại khổ sở  bởi chỉ cần mất cảnh giác là anh lại nhả thuốc ra ngoài…

Hay như trường hợp của bác Cao Đăng Hà, một bệnh binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Bác Hà vốn hát rất hay, trong thời chiến bác luôn là “giọng ca vàng” hát cho đồng đội mình nghe mỗi lúc nghỉ ngơi. Nhưng cũng do di chứng của bom đạn nên trí lực, sức khỏe của bác giảm sút. Nhiều lần lên cơn bấn loạn, bác đập phá, hành hung các y bác sỹ.

Thấu hiểu và sẻ chia với hoàn cảnh của thương binh, cán bộ, nhân viên tại trung tâm luôn cố gắng để những thương bệnh binh có cuộc sống tốt hơn. Y sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Kích động tâm sự: “Bố tôi là thương binh, cũng bị bom đạn làm ảnh hưởng đến tâm thần, mẹ tôi là y sỹ từ Phú Thọ về đây chăm sóc bố. Lớn lên theo học ngành y và được giới thiệu về đây làm việc, ban đầu tôi cũng rất sợ. Bởi bình thường chăm sóc một mình bố tôi đã nhiều vất vả rồi, đằng này lại chăm sóc cả một tập thể người bị bệnh nặng. Nhưng sau thời gian làm việc, tôi mới cảm thấy thật tự hào khi được chăm sóc bố và các bác, các chú. Đó không chỉ là tình yêu thương, đó còn là sự kính trọng đối với thế hệ cha ông đã dâng hiến tuổi thanh xuân và cuộc đời mình để giữ được hòa bình, thống nhất đất nước”.

Trong số 38 thương bệnh binh đang điều trị ở khoa Kích động, có người đôi lúc còn tỉnh táo, còn nhớ được gia đình người thân, nhưng nhiều người trong số họ không thể nhớ nổi mình là ai, tại sao lại đến nơi này và đã sống ở đây bao lâu. Có những người tham gia kháng chiến từ lúc trai trẻ chưa kịp có một “mảnh tình vắt vai” và giờ khi đã mang những di chứng của chiến trận họ cũng quên luôn lối về…

Trong chiều muộn, có một điều gì đó nhẹ nhàng, bình yên hơn là cảnh đẹp của vùng quê chiêm trũng Hà Nam. Một thứ cảm xúc yêu thương và trân trọng tràn đầy trong những y bác sỹ tại Trung tâm điều dưỡng thương binh đối với những người lính trở về từ khói lửa…

 

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Hà Nam) hiện đang nuôi dưỡng 110 thương bệnh binh. Trong đó có 41 thương binh nặng tất cả đều thương tật từ 81 – 95%, bị tổn thương về tinh thần (bệnh tâm thần thực tổn) do vết thương chiến tranh và một số người bị tâm thần phân liệt do gặp tai nạn hoặc phát bệnh trong quá trình công tác trong quân ngũ. Năm 1976, Trung tâm điều dưỡng thương binh huyện Kim Bảng được thành lập, Trung tâm được chia ra làm 3 khoa gồm: Kích động, Xã hội và Thuyên giảm. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng đã đón hơn 500 lượt thương bệnh binh nặng vào điều trị.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 56 phút trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 3 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 4 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 6 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Top