Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân chứng 30/4/1975 và câu chuyện giờ mới kể

Thứ hai, 06:29 02/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Hai người, một nhà văn, một nhà báo, đã có mặt ở Dinh Độc Lập vào đúng thời khắc lịch sử thống nhất đất nước, cùng nhìn lại và trải lòng về nhiều điều chưa nói.

Bất cứ ai đã trải qua năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc sẽ không thể nào quên được giây phút thiêng liêng trong những ngày cuối tháng Tư lịch sử, Bắc - Nam sum họp một nhà. Với nhà văn Trần Kim Thành và nhà báo Đậu Ngọc Đản thì niềm hạnh phúc ấy còn được nhân lên gấp bội khi họ là những người có mặt ở Dinh Độc Lập, chứng kiến những khoảnh khắc đã đi vào lịch sử ấy. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với hai nhân chứng này.

Nhà báo Đậu Ngọc Đản. Ảnh: Hoàng Anh
Nhà báo Đậu Ngọc Đản. Ảnh: Hoàng Anh

Bức ảnh đặc biệt

Thưa nhà báo Đậu Ngọc Đản, là những nhân chứng có mặt ở Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975, ông có cảm xúc gì về những khoảnh khắc thiêng liêng, hào hùng của dân tộc?

- Tháng 2/1975, tôi được lệnh vào Nam, theo bước các binh đoàn trong cuộc Tổng tiến công, nổi dậy. Ngày 26/3/1975, tôi có mặt ở Huế, sau đó đi xe máy vượt Hải Vân và vào đến Đà Nẵng là ngày 29/3. Một tháng sau, tức ngày 29/4, tôi vừa đến Xuân Lộc thì gặp Cục trưởng Cục Văn hóa Hồng Cư và Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 Lê Khả Phiêu. Tôi trực tiếp nhận nhiệm vụ cùng Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 vào Sài Gòn và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Lúc đó là 11h30 ngày 30/4, ngoài tôi thì còn có anh Hoàng Thiểm (quê Hà Giang) cũng có mặt ở đây vào thời khắc này. Khi có mặt ở Dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến và chụp được ảnh ông Phạm Xuân Thệ - bấy giờ là Đại úy, Trung đoàn phó - hùng dũng bước lên nhận sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.

Trong số những bức ảnh chụp trong ngày 30/4/1975 của ông không thể không nhắc đến tác phẩm “Cô Nhíp - Chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho xe tăng tiến vào Sài Gòn”. Hẳn ông cũng có những kỷ niệm đặc biệt với tác phẩm này?

- Trong cuộc đời gần 40 năm làm báo của tôi thì những năm tháng làm phóng viên chiến tranh là thời kỳ ghi dấu ấn sâu đậm nhất. Đến bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được dù chiến tranh đã lùi xa. Về bức ảnh Cô Nhíp, lúc bấy giờ tôi thấy xe tăng của Quân đoàn 3 cắm cờ giải phóng và cạnh đó là một cô gái vừa đẹp, vừa hiền dịu, lại vừa hiên ngang nên bấm máy chụp. Sau này qua tìm hiểu tôi được biết, cô ấy tên là Cao Thị Nhíp, còn tên hoạt động là Nguyễn Trung Kiên.

Cô ấy là con nhà nghèo ở tận Tiền Giang, lên hoạt động cách mạng ở Sài Gòn và tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan. Vốn thông thuộc đường sá nên cô đã dẫn đường cho xe tăng của ta vào đánh Tân Sơn Nhất và các vị trí quân sự khác.

Quả thực, ngay khi vừa nhìn thấy cô Nhíp bên xe tăng, tôi đã bị vẻ đẹp ấy cuốn hút. Tôi có cảm giác rằng đây là một hình tượng đẹp - hình tượng tổng tiến công và nổi dậy. Một hình tượng Việt Nam với nụ cười sáng hiền, kiên cường, gan góc nhưng không kém phần nhân hậu, vị tha.

Cuộc gặp gỡ lịch sử

Nhà văn, nhà biên kịch Trần Kim Thành.
Nhà văn, nhà biên kịch Trần Kim Thành.

Thưa nhà văn Trần Kim Thành, kỷ niệm ngày 30/4/1975 của ông cũng vô cùng đặc biệt?

- Có thể nói, những người làm điện ảnh như chúng tôi có nhiều điều kiện đi khắp dải đất hình chữ S và chiến trường, nhưng chuyến đi vào Sài Gòn là chuyến đi hết sức đặc biệt. Tôi nhớ, giữa tháng 3/1975, Hãng Phim truyện cử 4 đoàn vào Sài Gòn. Trong 4 đoàn đi thì một đoàn đi miền Trung, một đoàn đi Tây Nguyên, còn đoàn của tôi và đoàn của anh Hải Ninh được chỉ thị là chỉ bấm máy khi vào đến Sài Gòn.

Mục tiêu của chúng tôi là làm sao đến được Dinh Độc Lập trước giờ giải phóng, nhưng không đoàn nào vào được mà phải chiều 30/4 chúng tôi mới vào được trong Dinh. Lúc đó trong công viên trước cửa Dinh chật cứng xe tăng của quân ta. Toàn bộ Dinh Độc Lập vắng tanh không có người, vì trước đó chính quyền Sài Gòn cấm mọi người dân đến gần hàng rào Dinh 500m. Trên Dinh Độc Lập các cửa đóng im ỉm. Khi tôi hỏi một đồng chí sĩ quan giải phóng: “Các ông chính phủ ngụy quyền Sài Gòn đang ở đâu?” thì đồng chí ấy chỉ cho tôi trên gác 2 của Dinh.

Và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Dương Văn Minh ở Dinh Độc Lập hôm ấy hẳn rất đáng nhớ?

- Chiều 1/5, tôi lên phỏng vấn ông Dương Văn Minh. Lúc bấy giờ, ông Minh vừa lên làm Tổng thống được 2 ngày. Lúc tôi bước vào phòng, ngoài ông Dương Văn Minh, tôi còn nhìn thấy Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Thảo. Ấn tượng của tôi khi bước vào là cả ba ông này đều ăn mặc rất bình thường. Trên tường có treo một túi vải lai giống như của dân Sài Gòn hay dùng đi chợ được viết bằng bút chì than to: “Dương Văn Minh - 98 Hồng Thập Tự”. Tôi nghĩ đó có lẽ là cái túi của người nhà gửi vào chứ không phải túi tùy thân của một Tổng thống Sài Gòn lúc đó.

Ông Dương Văn Minh nhìn thấy tôi và anh Bùi Đình Hạc vào quay phim thì nói rằng: “Trời ơi! Các ông cũng cao lớn nhỉ, còn cao lớn hơn chúng tôi nữa”. Nghe điều đó tôi hơi ngạc nhiên, dù trước đây chúng tôi từng nghe người ta tung tin quân giải phóng ốm yếu lắm, 7 người leo không gãy một cành đu đủ… Tôi không ngờ những tin đồn ấy có cả trong suy nghĩ của người đứng đầu chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.

Ngoài những thước phim ý nghĩa về ngày thống nhất, ông còn có một cuốn sách viết về Sài Gòn với những câu chuyện vô cùng ý nghĩa, được nhiều người đánh giá như những tư liệu quý về những ngày đầu giải phóng?

- Khi vào trong Nam, ngoài việc bấm máy quay phim, tôi còn ghi chép hết các sự kiện mắt thấy tai nghe mà phim không nói hết được. Lúc về Hà Nội, ngoài việc hoàn thành cuốn phim tài liệu Sài Gòn tháng 5/1975 thì tôi cũng hoàn thành cuốn ký sự ghi chép những điều mắt thấy tai nghe từ chiều 30/4 đến 7/5/1975. Chỉ vài tháng sau, cuốn sách được Nhà xuất bản Văn học in với số lượng hơn 10.000 cuốn và chỉ phát hành trong mấy ngày là hết.

Hơn 40 năm trôi qua, khoảnh khắc nào khiến ông nhớ nhất?

- Đó là khoảnh khắc để lấy ánh sáng quay phim thì người phụ quay đẩy cánh cửa sổ tầng 2 ra cho ánh sáng vào. Cửa vừa đẩy ra thì tràn ngập tiếng hô vang dội “Cách mạng thành công” từ ngoài vọng vào. Hàng vạn người Sài Gòn tràn ngập Dinh Độc Lập với cờ đỏ sao vàng và xe tăng. Bà con ăn mặc như đi hội, tung hô các chiến sĩ giải phóng. Ông Dương Văn Minh cũng ngỡ ngàng vì trước nay khu vực gần Dinh Độc Lập đều cấm người dân đến gần nên ông ấy có bước tới gần cửa sổ nhìn xuống, ông trầm ngâm một lúc thì quay lại nói với chúng tôi hai lần: “Các anh xứng đáng, bởi ở Sài Gòn từ trước đến nay chỉ có người Mỹ”.

Cảm ơn các nhà văn, nhà báo về cuộc trò chuyện!

Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 46 phút trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Giáo dục - 51 phút trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Thời sự - 2 giờ trước

SKĐS - Trải qua gần 10 năm trở thành cửa khẩu quốc tế, nhưng việc đầu tư vào hạ tầng chưa đúng mức, đồng bộ khiến Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) chưa thực sự khai mở hết tiềm năng.

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh đưa ra thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, kêu gọi người dân góp tiền đầu tư mua đất nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Pháp luật - 2 giờ trước

Liên quan vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải khiến 1 ngưởi tử vong, 24 người bị thương, Công an huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum thông tin đã khởi tố vụ án.

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

Pháp luật - 2 giờ trước

Bị chủ nhà phát hiện hô hoán, "siêu trộm" có 6 tiền án về tội trộm cắp tài sản, sợ bị bắt nên nhảy từ tầng 2 xuống bị gãy chân, không tự đi được và bị bắt.

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự kiến kể từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa từng vùng sẽ thay đổi theo chính sách cải cách tiền lương. Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Chi tiết danh sách gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất tháng 4/2024

Chi tiết danh sách gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất tháng 4/2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH – Tính đến giữa tháng 4/2024 đã có 80 trường công bố xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS. Cập nhật danh sách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Nam thanh niên tử vong trong đêm sau khi va chạm với ô tô đầu kéo

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cú va chạm mạnh giữa ô tô đầu kéo và xe máy khiến anh Q. tử vong tại chỗ, anh K. bị thương được đưa đi cấp cứu, các phương tiện bị hư hỏng.

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Hà Nội: Đã tìm thấy bé gái 11 tuổi mất tích sau khi đi xe buýt

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bé gái khoảng 11 tuổi lên xe buýt số 32 tại điểm bắt xe dưới chân tòa nhà 302 Cầu Giấy. Bé sau đó đi đến điểm cuối là bến xe Nhổn rồi đi bộ ngược về Hồ Tùng Mậu, sau đó mất tích. Đến khoảng 9 giờ sáng 16/4, gia đình đã tìm được cháu.

Top