Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người vớt xác trên sông Hồng

Thứ tư, 11:37 11/12/2013 | Xã hội

Nhìn thấy một thi thể, ông Hồ tự trấn an rằng họ đang ngủ. Có như vậy, ông mới đủ can đảm buộc dây thừng vào cổ chân người chết rồi kéo vào bờ.

Sông Hồng đoạn từ cầu Thanh Trì đến bến đò Văn Đức (Gia Lâm) dài 5 km chứng kiến nhiều cái chết đau thương về sông nước. Cũng vì thế, dọc các xóm chài nghèo ven sông có hàng chục người làm công việc vớt xác. Ông Nguyễn Văn Hồ (53 tuổi) ngụ trên bến đò nhiều năm cho biết, dòng sông hiền hòa thế nhưng chôn vùi không biết bao nhiêu số phận, tự tử có, chết đuối có và cả bị vứt xác phi tang cũng có.

Từng tham gia vớt hàng trăm thi thể, người đàn ông đen đúa, nhỏ thó cho hay công việc này không dành cho người yếu tim bởi xác chết trên cạn nhìn đã sợ, xác dưới nước thực sự ám ảnh. Ông không muốn gọi đó là nghề bởi chẳng ai làm giàu từ xác chết, mà coi đó là cái duyên, cái nghiệp sông nước phải mang.

Người vớt xác trên sông Hồng 1
  Với ông Hồ, công việc vớt xác như một cái nghiệp sông nước phải mang.

Lần đầu ông Hồ vớt thi thể cách đây gần 20 năm. Hồi ấy có gia đình ở Vĩnh Phúc xuống bến đò, nhờ ông đi tìm xác con trai nhảy sông tự tử. Ông cùng với cháu đi thuyền dọc sông từ cầu Thanh Trì xuôi xuống vài chục km, ròng rã cả tuần trời mới tìm thấy thi thể.

"Khi vớt được, do ngâm nước lâu ngày khuôn mặt cậu ấy hoàn toàn biến dạng, người trương phình, đặc biệt là mùi xác chết khiến tôi ớn lạnh", ông nhớ lại. Hôm đó về nhà, ông phải tắm bằng vài lít rượu để xua tan mùi tử khí. Bữa cơm tối ông không ăn, chỉ ngồi uống rượu suốt đêm mà không nói gì.

Ám ảnh vụ vớt xác đầu tiên, ông định không bao giờ làm việc ấy nữa. Nhưng nhìn khuôn mặt đau khổ của người nhà nạn nhân, ông không đành lòng và lại nhận lời. Khu vực bến đò Văn Đức nước khá tĩnh, không có vụng quẩn nên xác những người nhảy cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì thường trôi về đây.

Người vớt xác trên sông Hồng 2
  Bến đò Văn Đức (Gia Lâm) là nơi dạt về của nhiều xác người.

Nhiều năm vớt xác, đồ bảo hộ của ông chỉ là chiếc khẩu trang, đôi găng tay cao su và sợi dây thừng. "Mỗi lần nhìn thấy thi thể nổi lập lờ trên sông, tôi đều tự trấn an rằng họ đang ngủ mới đủ can đảm buộc dây thừng vào cổ chân nạn nhân rồi kéo vào bờ. Có xác chết bị ngâm nước lâu ngày đang phân hủy mạnh, khi móc dây vào là tan ra ngay. Khi đó tôi vừa ròng dây, vừa dùng tay từ từ đẩy họ vào", ông cho hay.

Người mới chết, xác chưa nổi lên thì những người thợ như ông Hồ sẽ dùng phương pháp rà bằng lưỡi câu. Ông dùng dây câu vài chục mét với hàng trăm lưỡi câu lớn di dọc lòng sông, gặp thi thể sẽ dính câu và chỉ việc kéo lên. Người chết đuối chỉ vài ngày là xác nổi, nhưng nếu bị lấp đất cát dưới lòng sông thì lâu hơn, có khi cả tháng trời ngâm nước, đủ độ trương rồi thi thể mới bật lên.

Nhiều vụ ném xác phi tang trên sông Hồng đều có sự tham gia tìm kiếm của những người dân chài chuyên vớt xác. Hai lần tham gia tìm xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường nhưng chưa thấy, ông Hồ bảo chưa thấy vụ án nào kỳ lạ như thế. Người đàn ông dày dạn kinh nghiệm sông nước cho rằng, thi thể đã bị ném xuống sông chắc chắn sẽ nổi lên, kể cả cái xác bị buộc vật nặng vào chân.

Như để minh chứng cho lời nói, ông kể lại vụ án một thanh niên bị côn đồ chém chết cách đây vài năm. Chúng buộc đá tảng vào chân người xấu số rồi vứt xác xuống sông Hồng. Gần một tuần sau, đội tìm kiếm của ông tìm thấy phần đầu nạn nhân nổi lập lờ trên mặt nước dù chân bị buộc đá. Hay vụ bố chặt xác con rồi vứt xuống sông, người dân vẫn tìm thấy một phần thi thể trôi dạt vào bãi cát gần bến đò Văn Đức.

Mỗi lần vớt xác lại lưu giữ trong đầu người đàn ông vốn có thần kinh thép ký ức đau buồn về cuộc sống. Nhiều khi những hình hài biến dạng không làm ông ám ảnh bằng sự đau khổ của người còn sống khóc lóc vật vã bên bến sông. Có lần vớt được xác cô gái nhảy cầu Thanh Trì, ông Hồ không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người cha kêu gào thảm thiết, ôm lấy thi thể lạnh ngắt và luôn miệng nói "tỉnh dậy, về với bố đi con".

Bà Vũ Thị Đường, vợ ông, nhiều lần phát hoảng khi thấy chồng đi vớt xác về chỉ ngồi uống rượu rồi khóc. Lúc đầu, bà sợ chồng bị ma ám hay bị bệnh nhưng không phải. Nhiều lần uống rượu vào, ông chỉ lẩm bẩm trong miệng câu hỏi "Cũng một kiếp người, sinh ra đẹp đẽ mà chết sao không còn được vẹn nguyên hình hài?". "Đau lòng nhất là tìm xác những người tự tử. Không hiểu họ nghĩ gì mà tự mình tước đi mạng sống trong khi nhiều người khác ham sống mà không được", ông Hồ bỏ lửng câu nói.

Nửa đời gắn bó với việc vớt xác, ông Hồ cho hay những người làm công việc này phần lớn không đòi hỏi tiền bạc mà do gia đình tùy tâm. Đôi khi họ chỉ lấy tiền xăng dầu hoặc làm không công để phúc cho đời. Nhiều vụ xác biến dạng, gia đình chỉ còn nhận ra qua quần áo, đồ trang sức. Trường hợp đó, nếu người vớt xác tham lam, có lấy tiền, vàng giấu đi cũng chẳng ai biết, nhưng không ai làm việc có tội đó với người chết cả.

Mỗi khi vớt được xác người, ông Hồ lại làm mâm cơm cúng thủy thần như để tạ lỗi. Về mặt tâm linh, dân sông nước cho rằng cứu người chết đuối hay vớt được xác người cũng là tranh cướp miếng ăn của hà bá, phải cúng trả lễ nếu không người trong gia đình phải thế mạng thay.

Ông Hồ chia sẻ, vợ chồng ông đã dành dụm mua được một miếng đất nhỏ. Sắp tới, họ sẽ cất một căn nhà nhỏ và chuyển cả gia đình lên đó ở, để cho ba đứa con đi học. “Cả cuộc đời làm bạn với thuyền chài cơ cực quá rồi, thêm ám ảnh về những lần vớt xác khiến tôi muốn lên bờ ổn định cuộc sống hơn là mãi lênh đênh”, ông nói.
 
Theo VnExpress
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Giang: Đối tượng dùng dao chém mẹ đẻ và cháu ruột tại nhà riêng

Bắc Giang: Đối tượng dùng dao chém mẹ đẻ và cháu ruột tại nhà riêng

Pháp luật - 2 phút trước

GĐXH - Tại nhà riêng, L. đã dùng dao chém mẹ đẻ và con của anh trai thương tích.

Ninh Bình đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Ninh Bình đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình, tổ trưởng, tổ phó, tổ viên thuộc Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng lần lượt là 0,7; 0,6 và 0,5 lần mức lương cơ sở.

Bí ẩn đằng sau tin nhắn nhờ chuyển tiền 10 triệu đồng sẽ được nhận thêm 1 triệu đồng

Bí ẩn đằng sau tin nhắn nhờ chuyển tiền 10 triệu đồng sẽ được nhận thêm 1 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Thấy người đàn ông đến ngân hàng giao dịch có thái độ bất thường, nhân viên nghi vấn có dấu hiệu bị lừa đảo nên thông báo cho công an kịp thời ngăn chặn.

Lý do Vĩnh Phúc xem xét bãi bỏ quyết định về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Lý do Vĩnh Phúc xem xét bãi bỏ quyết định về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Tổng hợp ý kiến của các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và qua rà soát các quy định của pháp luật hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã dự thảo tờ trình xin ý kiến đề nghị bãi bỏ quyết định của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp diễn ra ở miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp diễn ra ở miền Bắc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Từ chiều tối và đêm nay (11/5), các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ lại có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.

Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Pháp luật - 2 giờ trước

Hôm 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chuyển toàn bộ hồ sơ đối tượng Lầu Vũ Nhật Đăng lên Phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều tra, xử lý đối tượng về hành vi giết người.

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

Kết thúc thời gian đăng ký, có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống trực tuyến về đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, số thí sinh tự do đăng ký dự thi là 45.344.

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng. Sau cải cách tiền lương, bảng lương theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức và viên chức có điểm gì mới?

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Giá vàng SJC tăng phi mã, người mua vàng có thể lãi hơn 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần; Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch bãi giữa và bãi bồi ven sông Hồng.

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Thời sự - 3 giờ trước

“Mẹ cháu đang túc trực trong phòng với cháu suốt ngày đêm tại khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức. Lúc tỉnh cháu đã nhận biết được mẹ mình”, bà G. cho hay.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top