Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người trong nghề nói về đề xuất dời Ga Hà Nội

Thứ năm, 19:00 17/08/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, ai dám đảm bảo nếu di dời Ga Hà Nội sẽ không còn cảnh ách tắc?

Ga Hà Nội là nơi ghi nhiều ký ức với người dân Thủ đô và du khách mỗi khi có việc đi lại bằng tàu hỏa. Ảnh: Cao Tuân
Ga Hà Nội là nơi ghi nhiều ký ức với người dân Thủ đô và du khách mỗi khi có việc đi lại bằng tàu hỏa. Ảnh: Cao Tuân

Di dời ga sẽ làm gì trên đó?

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến đề xuất di dời Ga Hà Nội ra khỏi khu vực nội đô nhằm loại bỏ xung đột giao thông, giảm tải áp lực cho khu vực trung tâm. Cụ thể, tại Hội nghị sơ kết công tác an toàn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội nửa đầu năm 2017, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an TP cho hay, hiện Hà Nội có hơn 10km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm, với rất nhiều đường ngang giao cắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự, an toàn giao thông. Ông Bình cho rằng, việc di dời Ga Hà Nội sẽ hạn chế được tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn Thủ đô.

Dòng giới thiệu lịch sử nhà ga trong “Bách khoa mở” nêu rõ, Ga Hà Nội có quy mô lớn nhất xứ Đông Dương với chiều dài gần 200m, có kiến trúc giống như công sở hơn là kiến trúc công cộng. Ga Hà Nội ngày nay (thời Pháp thuộc và trước đây được gọi là Ga Hàng Cỏ) là công trình hơn 100 tuổi, một trong những biểu tượng gắn bó với người Thủ đô. Mỗi ngày ở Ga Hà Nội có hàng trăm chuyến tàu đi và đến của các tuyến Hà Nội – TP.HCM (đường sắt Thống Nhất), Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn… Với hành khách, Ga Hà Nội là nhà ga trung tâm nhất có thể kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho họ trong việc đi lại…

Theo GS Trần Lâm Biền, Ga Hà Nội là di sản, bỏ ga là chống lại văn hóa.
Theo GS Trần Lâm Biền, Ga Hà Nội là di sản, bỏ ga là chống lại văn hóa.

Trong ký ức của cụ Bùi Liên, người sinh ra và lớn lên cạnh Ga Hà Nội, từ xa xưa, cụ đã chứng kiến bao cuộc chia xa trong nỗi buồn. Nhà ga gắn với đoàn quân đi, thư gửi lại trắng sân ga. Bao lớp trai Thủ đô cũng ra đi theo con tàu lăn bánh gợi nỗi nhớ cho cô gái đứng bên sân ga vẫy khăn từ biệt. Đã bao lần, những người vợ lặng lẽ đến ga nghe miền ký ức tiễn chồng đi xa. Và rồi, có lần cuối người vợ ấy ở lại cả đêm chờ đợi mà người chồng không thể về. Sau bao năm, mỗi lần nhớ cha, nhớ chồng, người mẹ lại dắt dúi đàn con thơ ra nhà ga dõi theo con tàu…

“Hãy hỏi ý kiến người dân, hãy quan tâm đến phản biện của các nhà lịch sử, các nhà văn hóa trước khi quyết định đụng chạm đến những công trình hơn trăm năm tuổi của Thủ đô. Các cơ quan đừng vì sự “tiện quản lý” mà vội vàng quyết định đụng chạm đến những nơi đã thành tâm hồn người Hà Nội”, cụ Liên bày tỏ.

GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa cũng cho rằng: “Phát triển của Thủ đô cần tính đến bài toán giao thông thống nhất và chuyện di dời Ga Hà Nội cũng là một ý tưởng cần bàn tính cụ thể. Tuy nhiên, Ga Hà Nội là kỷ niệm, dấu ấn, khi nói đến chuyện di dời sẽ có nhiều ý kiến trái chiều”.

“Di dời Ga Hà Nội thì sẽ làm gì trên đó?”, ông Biền đặt câu hỏi và đưa ra quan điểm, để hài hòa giữa giao thông và lịch sử, nếu có di dời Ga Hà Nội ra ngoại thành thì nơi đây nên xây dựng bảo tàng đường sắt.

“Di dời ga không có nghĩa triệt tiêu luôn hình ảnh Ga Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm qua. Nếu di dời để sử dụng khu “đất vàng” đó vào mục đích khác thì khó được người dân chấp nhận. Phát triển đô thị và bảo tồn giá trị văn hóa phải rành mạch. Ga Hà Nội cũng là di sản, bỏ ga là chống lại văn hóa. Quy hoạch xây dựng bảo tàng chẳng hạn, ở phần đất thừa làm sao không ảnh hưởng đến cảnh quan, không gian của Bảo tàng đường sắt. Theo tôi, nên lấy ý kiến của người dân và các nhà khoa học về vấn đề này”, GS.TS Trần Lâm Biền chia sẻ.

Có đảm bảo không còn ách tắc?

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng: “Nếu di dời Ga Hà Nội là sai lầm hết sức”.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng: “Nếu di dời Ga Hà Nội là sai lầm hết sức”.

Theo lãnh đạo ngành đường sắt, trong phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông đường sắt cũng như phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đều xác định Ga Hà Nội là ga trung tâm, đầu mối trung chuyển hành khách cho tuyến đường sắt nội đô và đường sắt liên tỉnh. Một đoàn tàu có thể chuyên chở được từ 700 - 1.000 hành khách, thay vì vận chuyển (đoàn tàu) như hiện nay thì vài trăm phương tiện khác đi vào sẽ vẫn gây áp lực lên giao thông nội đô.

Các bản quy hoạch đã được tính toán kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố và lấy ý kiến của nhiều cơ quan, chuyên gia trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nếu di dời Ga Hà Nội sẽ phá vỡ các quy hoạch này.

Trong khi đó, ông Phạm Thế Minh, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT cho rằng: Bản thân chúng ta không có nhiều quỹ đất cho giao thông nhưng giờ lại có ý tưởng chuyển hóa cầu Long Biên để làm du lịch, vui chơi giải trí, làm mất đi không gian, đất phục vụ cho giao thông. Điều dễ nhận thấy, khi chuyển cầu Long Biên thành khu du lịch, lượng khách đổ về lớn, kéo theo các phương tiện giao thông gia tăng, giao thông sẽ “rối như canh hẹ”. Người ta chỉ nhìn cái lợi trước mắt, khó làm được thì dẹp, không làm được thì cấm.

“Tôi đơn cử một ví dụ, trước đây Pháp xây dựng cầu Long Biên và có thiết kế hầm chui ở hai bên đầu cầu để người dân thuận tiện tham gia giao thông và không có chuyện tắc đường. Sau này do hầm yếu, thiếu kinh phí sửa chữa, chúng ta lại lấp đi và gây ra ách tắc, ùn ứ giao thông. Việc di dời Ga Hà Nội ai dám đảm bảo không còn cảnh ách tắc? Theo quan điểm của tôi giao thông phải có sự kết nối giữa đường sắt với đường bộ và các dạng mới tạo ra mạng lưới thông suốt. Nếu chúng ta không muốn sử dụng Ga Hà Nội cho tuyến đường sắt Thống Nhất thì cũng phải sử dụng cho đường sắt nội đô”, vị chuyên gia chia sẻ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho rằng, với lực lượng công an, mục tiêu của họ là giữ gìn trật tự chứ chưa chắc đã tính đến bài toán giao thông. Ở nước ta đang tồn tại thực trạng, mỗi anh quản lý với mục tiêu khác nhau nên mới xảy ra những câu chuyện “lủng củng” như vậy, mạnh ai người ấy đề xuất.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 18 phút trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 33 phút trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 44 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 49 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS năm 2024 như thế nào?

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 26/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định): UBND xã ra 'tối hậu thư' chấn chỉnh

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định): UBND xã ra 'tối hậu thư' chấn chỉnh

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội về dịch vụ viết sớ thuê sai nội dung ở lễ hội Phủ Dầy năm 2024, UBND xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) và thủ nhang phủ Chính đã ra "tối hậu thư" chấn chỉnh gấp hiện tượng trên.

Top