Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người thương binh 20 năm đi tìm đồng đội

Thứ hai, 20:05 27/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Lúc cận kề cái chết, rồi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của đồng đội, ông Nguyễn Văn Chính đã tự hứa với mình rằng, nếu sau này còn sống, đất nước được hòa bình, ông sẽ quay lại chiến trường xưa để đưa hài cốt họ về với quê hương, gia đình… Và 20 năm trôi qua, ông dọc ngang Bắc - Nam, miệt mài với những lá thư, tư liệu để đi tìm đồng đội.

Hội Nghĩa tình đồng đội đến thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007. Ảnh: T.L

Hội Nghĩa tình đồng đội đến thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007. Ảnh: T.L

Băng qua lưng đồng đội để đánh bom cảm tử

Trong căn nhà đang thuê ở số 10B, phố Hàng Giấy (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Chính (75 tuổi) vẫn tất bật với giấy tờ, hàng loạt hồ sơ, tư liệu để chuẩn bị cho chuyến vào Nam tìm hài cốt đồng đội. Công việc đó như một thói quen của ông 20 năm qua.

Tuổi của ông, khi về hưu, nhiều người chọn cho mình cách yên hưởng tuổi già với gia đình, con cháu. Còn ông, mang trong mình hàng loạt căn bệnh, cùng với vết thương thời chiến trên đỉnh đầu vẫn nay đây, mai đó lần dò theo những thông tin trong giấy tờ chỉ mong tìm lại hài cốt đồng đội. Đó là cách mà ông cảm thấy thanh thản nhất khi lời hứa của ông hơn 40 năm trước với đồng đội, những người đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ông bảo, chiến tranh đã trôi qua 40 năm, đất nước đã nhiều đổi thay, nhưng nỗi đau, day dứt của 40 năm qua vẫn còn hiện hữu lắm. “Như tôi đây vẫn còn 7 vết đạn trên đỉnh đầu, cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, vết thương tái phát đau nhức, là lúc tôi lại nhớ về một quá khứ hào hùng, nhưng cũng rất đau thương. Bao nhiêu người ngã xuống, bao nhiêu người mất cha, mất mẹ, mất con và đến nay, bao nhiều người mẹ, người vợ, người con vẫn không biết người thân của mình nằm xuống ở đâu. Hai mươi năm đi tìm hài cốt đồng đội, cùng với thân nhân các liệt sĩ, tôi càng thấy mình phải làm nhiều, phải cố gắng hơn nữa, dù chỉ còn sức lực mong manh cuối cùng”, ông Chính trầm ngâm nói.

Giọng nói ấm áp, ông Chính lần giở lại những ký ức một thời của cuộc đời ông, của những ngày tháng trên bom, dưới đạn, của một thời xác định ra đi là không biết ngày về để bảo vệ Tổ quốc.

Quê gốc của ông Chính ở Yên Phương, Ý Yên, Nam Định. 24 tuổi, ông nhập ngũ khi đang là giáo viên phổ thông. Đơn vị đầu tiên và gắn bó với cuộc đời ông là Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Sau một thời gian huấn luyện, ông nhận lệnh hành quân vào Thành cổ Quảng Trị.

Tham gia hàng chục trận đánh nhưng trong tâm trí ông, trận tấn công Chi khu Cam Lộ vào đêm giao thừa Mậu Thân 1968 mãi là kỷ niệm mà ông không thể quên: “Lúc đó, trung đội do tôi phụ trách được lệnh đặc biệt sẽ đánh vào khu công kiên (đánh địch trong công sự kiên cố), là nơi có nhiều hàng rào và các lớp hàng rào bảo vệ. Đúng giao thừa, sau khi Bác Hồ đọc thơ mừng xuân thì lệnh tiến công khắp các chiến trường bắt đầu. Tôi ra lệnh cho hỏa lực phía sau đánh cấp tập, còn phía trước và hai bên thì chờ lệnh. Lúc đầu, quân địch còn hoảng loạn, nhưng sau thì trả đòn quyết liệt, các vũ khí hạng nặng đánh vào như mưa. Sau 25 phút, tôi ra lệnh ngừng bắn để quan sát tình hình. Sau một vài lần giao tranh, thời cơ đến và sau tôi là 2 cảm tử quân sẽ xông lên trên nhưng lại vướng một bụi thép gai. Không ngại ngần, đồng chí Phạm Đức Xế (quê Hải Dương) và Nguyễn Văn Hiệp (quê Bắc Ninh) đã vội nằm sấp lên hàng thép gai, bảo tôi bước qua người để đánh quả bộc phá 20kg thuốc nổ cuối cùng vào lỗ châu mai. Khi tôi đang ngần ngại thì đồng chí Xế thét như ra lệnh, tôi nhắm mắt, lao về phía trước, một tiếng nổ rung trời, chuyển đất. Bảy ngày sau tôi mới tỉnh lại trong bệnh viện, nhưng đồng đội tôi thì gần như đã hi sinh tất cả. Vì vết thương quá nặng, tôi phải chuyển ra Bắc điều trị, sau đó làm việc ở Nhà máy Dệt Đồng Xuân cho đến khi nghỉ hưu năm 1998”.

Hội nghĩa tình đồng đội

Ông Nguyễn Văn Chính, người thương binh 20 năm đi tìm đồng đội. 	Ảnh: Quang Khánh
Ông Nguyễn Văn Chính, người thương binh 20 năm đi tìm đồng đội. Ảnh: Quang Khánh

Một chút hồi tưởng, những giọt nước mắt của ông Chính như chực trào khi nói về những người đồng đội đã ngã xuống.

Trong trận đánh đêm giao thừa năm 1968, cả trung đội của ông có 43 người thì hy sinh gần hết. Bản thân ông, trên đầu vẫn còn những vết đạn và may mắn, ông mới thoát qua được cửa tử. Ông cúi xuống, lấy tay tôi đặt lên trên đỉnh đầu, những vết hằn, méo mó, những vết khâu chi chít. “Tôi bị thương nhưng các đồng đội thì đã mãi mãi nằm lại chiến trường”, ông Chính ngậm ngùi.

Ông nhớ mãi trước lúc lịm người đi, người đồng đội Nguyễn Văn Trân đã ôm chặt ông và nói sẽ “trả thù” cho ông. Nhưng khi ông tỉnh lại trong bệnh viện thì người đồng chí của mình đã là liệt sĩ. Và đến giờ, ông cũng không biết những người đồng đội của mình, người bên cạnh mình lúc xông vào lô cốt địch đang nằm ở đâu giữa chiến trường, giờ khi ông quay lại nơi đây là một khung cảnh yên bình của làng quê?

Những ngày điều trị, rồi sau này, cả chục năm làm việc trong nhà máy dệt, ông luôn ám ảnh về hai người đồng đội đã nằm xuống bụi thép gai để ông băng mình qua đánh vào lô cốt địch. Và khi công việc của người lính đã hoàn thành, con cái đã khôn lớn, ông bắt đầu đi tìm đồng đội của mình đã ngã xuống chiến trường xưa. Tháng 9/1995, ông cùng với một vài người bạn ở Hà Nội thành lập Hội Nghĩa tình đồng đội.

Đến nay, sau gần 20 năm thành lập, ông cùng những thành viên trong hội đã đi tìm, quy tập được hàng trăm hài cốt về với gia đình và trả lại đúng tên, đúng địa chỉ quê nhà. Và trong 20 năm đó, ông và những người bạn cứ miệt mài đi khắp nơi, tự bỏ tiền túi làm công việc mà ông cho là “không làm thì sẽ có tội với người đã khuất”.

Mỗi khi về chiến trường năm xưa để tìm đồng đội, “tôi cảm giác như đồng chí Xế, đồng chí Hiệp và tất cả anh em trong đội cảm tử quân đang xung quanh mình. Hai mươi năm qua, ông cần mẫn đi khắp các cơ quan, ban, ngành để xin giấy tờ, rồi hàng trăm chữ ký, con dấu để có thể đi tìm được hài cốt những người đồng chí đã ngã xuống. Nhưng sau chiến tranh, nhiều địa điểm, vị trí rồi các đơn vị ngày xưa của đồng đội đã thay đổi quá nhiều nên công việc tìm kiếm cũng rất vất vả, phức tạp. “Thậm chí, nhiều thân nhân khi cung cấp thông tin, ngoài tờ giấy báo tử ghi “hy sinh anh dũng ở mặt trận phía Nam, đã an táng tại nghĩa trang mặt trận” thì không có bất kỳ thông tin nào khác. Có nhiều trường hợp, đi tìm mà như mò kim đáy bể. Nhưng có lẽ do các đồng đội hiểu được nỗi lòng nên mọi công việc đều rất trôi chảy. Cứ mỗi trường hợp tìm được hài cốt, chúng tôi đều xét nghiệm ADN để xác định chính xác quan hệ huyết thống”, ông Chính cho biết.

Những tập hồ sơ mà ông Chính đi tìm hài cốt liệt sĩ.
Những tập hồ sơ mà ông Chính đi tìm hài cốt liệt sĩ.

Bước sang tuổi 75, vết thương trên đỉnh đầu ngày xưa của ông Chính vẫn thường xuyên hành hạ mỗi khi thời tiết thay đổi, nhưng trí tuệ của ông, ý chí và nghị lực của ông vẫn không thay đổi. 75 tuổi, ngôi nhà của ông ở số 10 Hàng Giấy ông vẫn phải thuê, nhưng “tích cóp được đồng tiền nào, tôi muốn thực hiện tâm nguyện mà tôi đã từng hứa với đồng đội. Được trở về sống trong thời bình này là hạnh phúc lắm rồi. Chỉ mong những ngày tháng còn lại, mình làm được gì để những người đồng đội được trở về với người thân, dù chỉ là nắm đất đen được phủ lá cờ Tổ quốc thôi”.

Làm việc nghĩa nhưng trong ông vẫn luôn trân trọng tình yêu, tình cảm mà vợ và các con đã động viên cho mình suốt 20 năm qua. Mỗi chuyến đi xa, con cái đều chuẩn bị đầy đủ tư trang, tiền bạc, thuốc men để ông yên tâm với công việc. “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó”, ánh mắt ông Chính rạng ngời xúc động.

Không muốn nói nhiều về công việc nhỏ bé của mình. Nhưng ông cảm thấy tự hào vì việc làm của mình được nhiều người ủng hộ. Trong cuộc đời, ông đã được 5 đời Chủ tịch nước khen ngợi và động viên, trò chuyện. Cũng trong mười mấy năm đi làm việc nghĩa đó, ông được 5 lần đến thăm người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Lần nào vào thăm, anh Giáp cũng bảo tôi và các đồng đội phải cố gắng để tìm lại hài cốt cho những người đã hy sinh anh dũng, cho đất nước được hòa bình. Đó cũng là điều mà vị Đại tướng của nhân dân luôn trăn trở cho đến cuối đời”, ông Chính nói.

Quang Khánh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 49 phút trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top