Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người PaKô và những hủ tục hôn nhân lạ kỳ

Thứ ba, 07:00 15/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Thách cưới bằng nhiều “con bốn chân”, nhiều “con hai chân”, bạc nén và các loại đồ cổ.. rồi tục “nối dây” khi chồng chết vợ phải lấy anh em chồng, bắt con cô phải lấy con của cậu… là những tục hôn nhân đã có rất từ lâu đời của người Vân Kiều và PaKô tại các huyện miền núi phía Tây, tỉnh Quảng Trị.

 

Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. 	Ảnh Lê Chung
Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. Ảnh Lê Chung

 

Để lấy vợ phải “gửi của”

Đã vào mùa thu song con đường dẫn đến bản A Máy, xã A Xing của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn ngầu bụi đỏ của nắng và gió. Giáp biên giới Việt - Lào nên phần nào thời tiết ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi cái khô hanh của nước bạn. Đây là địa bàn cư ngụ của bà con dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Ông Ăm Ở - một người PaKô chính hiệu - sống trong ngôi nhà nhỏ nằm cách biên giới chỉ vài chục bước chân, đón chúng tôi bằng những câu chuyện của người dân miệt rừng, nhẹ nhàng nhưng cứ hoang hoải đến lạ kỳ.

Ông Ăm Ở nguyên là Chủ tịch UBMTTQ xã A Xing. Là một “cán bộ nguồn” được đào tạo bài bản và từng có thời gian làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã A Xing nên ông đủ nhận thức để hiểu hết được những vấn đề rắc rối liên quan đến hủ tục cưới hỏi và hôn nhân của dân tộc mình.

Theo như ông Ăm Ở cho biết thì trước đây khi cưới hỏi việc “gửi tiền bỏ của” (thách cưới) cũng là một trong những chuyện rất được người PaKô xem trọng. Nhà trai gửi tiền “bỏ của” càng nhiều thì càng dễ được nhà gái gả con cho. Nhất định không được thiếu 12 nén bạc trắng, 1 con trâu, 2 con heo, 10 con gà, phèng la, chiêng trống cho nhà gái. Phải làm lễ xin với thần làng, phải mở tiệc mời làng trong 3 ngày, 3 đêm.

Ông Ăm Ở kể lại: “Năm 1977 anh trai mình là Hồ Văn Ở lên đường nhập ngũ sau ngày dạm hỏi với bà Hồ Thị Rương ở cùng bản A Máy. Để lấy vợ cho anh, theo yêu cầu thách cưới của nhà gái, gia đình nhà trai phải gửi của với rất nhiều con bốn chân (trâu, bò, dê, heo,.), con hai chân (gà, ngan, ngỗng,.), bạc nén và rất nhiều loại đồ cổ khác nhau (chum, chóe, hộp đồng, bình vôi, phèng la,..). Mọi chuyện cũng bắt đầu từ chuyện thách cưới này mà ra.

Năm 1980, anh trai Hồ Văn Ở hy sinh tại chiến trường Tây Nam cũng là lúc mình vừa hoàn thành khóa bổ túc tại Khe Sanh trở về. Vì tiếc của, nếu trả chị dâu về thì nhà cũng mất đi một người lao động. Khi đó, mình cũng không có tiền để đi lấy vợ nên bố mẹ chuyển luôn chị dâu qua làm vợ mình, rồi mình cũng đi làm giấy hôn thú đàng hoàng”.

Vì là cán bộ nên khoảng thời gian ấy đã có rất nhiều đơn thư gửi về huyện Hướng Hóa tố cáo việc Ăm Ở lấy vợ của anh trai. “Cấp trên cho người về kiểm tra thì thấy đúng là mình lấy vợ của anh trai thật. Họ cũng hiểu cho mình là bị ép phải lấy vợ theo phong tục của bản làng. Nhưng ý thức được mình là người được học hành đầy đủ, có hiểu biết, cho nên mình quyết định ly dị vợ, không ở chung với chị dâu nữa”, ông Ăm Ở chia sẻ.

Sau hơn 20 năm chung sống với nhau và có chung bốn mặt con, năm 2007 ông Ăm Ở viết đơn ly dị vợ và được tòa chấp nhận. Dù không còn chung sống với nhau nhưng hai người làm thêm một một căn nhà cách nhau không xa để con cái tiện bề qua lại và dễ bề quan tâm thăm hỏi.

Với việc tuân theo hủ tục cứ sau khi chồng chết, em chồng lấy chị dâu hoặc anh chồng lấy em dâu nên chuyện đa thê một chồng hai vợ như những trường hợp hai chị em dâu cùng làm vợ cả và lẽ của anh hoặc em là điều không phải hiếm gặp. Đặc biệt, còn có trường hợp cháu lấy chú, con trai lấy mẹ kế sau khi bố chết,..

Trường hợp của hai chị em Kăn Nan và Kăn Ne nằm sâu trong bản Tăng Kô, xã A Túc là một ví dụ. Ngày trước, chồng của bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan là Vỗ Thẳm lấy luôn em dâu về làm vợ lẽ. Đến nay khi người chồng chung là Vỗ Thẳm qua đời, hai người vợ vẫn nương tựa với nhau chung sống cho đến bây giờ.

Gian nan loại bỏ hủ tục

Ông Hồ Xuân Long, Bí thư Đảng uỷ xã A Túc cho biết ngoài tục “nối dây”, trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào còn có tục bắt con gái của cô lấy con trai của cậu. Người dân ở đây quan niệm rằng, việc làm này sẽ giúp xây dựng họ tộc của mình trong bản càng thêm vững mạnh hơn, “đông con thì đông của” càng nhiều người thì càng có thêm sức lao động. Tuy nhiên, nhờ sự vận động và tuyên truyền tích cực, cộng với việc các lớp trẻ được cho đi học, mở mang hiểu biết, dần biết được việc làm này là không đúng nên phần lớn đều không tuân theo tục lệ khi bị bắt ép. Hiện tại chỉ còn sót lại một vài trường hợp đã lấy nhau từ trước đó rất lâu.

Đồn trưởng Đồn biên phòng Thuận, Trung tá Tạ Quang Hậu cũng chia sẻ với chúng tôi: “Tuy mới chuyển lên đây công tác được hơn ba năm nhưng tôi cũng đã thấy rõ được sự chuyển biến thay đổi tích cực trong hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới nơi đây. Phải mất rất nhiều thời gian tuyên truyền vận động giúp bà con hiểu được cái đúng, cái sai thì họ mới chịu từ bỏ dần những hủ tục của dân tộc mình.

Đến nhà dân nào chúng tôi cũng phải giải thích cặn kẽ việc không nên thách cưới nhiều, rằng con trai cũng như con gái, thách cưới nhiều thì sau này về nhà chồng bắt con mình lao động nhiều để làm ra, trả lại của cải thì cực khổ cho con mình. Sau này, còn có thể có những hệ lụy xấu khác”.

Đến nay, nhờ việc vận động, tuyên truyền và can thiệp quyết liệt nên đến những hủ tục hôn nhân không đúng với pháp luật đều được đồng bào Vân Kiều PaKô từ bỏ. “Ngày nay thanh niên người dân tộc PaKô cũng dựng rạp, thuê người nấu ăn, gửi thiệp mời đám cưới và vui chơi ca hát giống như người Kinh vậy. Thách cưới thì vẫn còn nhưng chỉ làm lấy lệ cho có phong tục. Chủ yếu là quy ra tiền khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng coi như là hỗ trợ cho gia đình nhà gái tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai không có thì nhà gái cũng có thể hỗ trợ ngược lại”, ông Côn Giới, người PaKô, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã A Túc cho biết thêm.

 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) và nghị định số 126/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/2/2015) đã chính thức quy định rõ danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng, trong đó có nội dung cấm: Chế độ hôn nhân đa thê; Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới); Phong tục “nối dây” (Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố);..

Như vậy, hiện nay luật pháp đã có quy định rõ cấm những hủ tục hôn nhân. Rất cần các kênh truyền thông hữu hiệu để người dân nắm rõ các quy định này. Mặc dù, việc tuyên truyền vận động người dân đang được thực hiện rất tốt nhưng vẫn cần hơn nữa các hoạt động nâng cao dân trí và tầm hiểu biết cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số như vùng biên giới Việt – Lào, Quảng Trị để những hủ tục hôn nhân này sẽ biến mất vĩnh viễn.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top