Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bạn tri kỷ của lính đảo Trường Sa

Thứ hai, 08:47 20/06/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Báo chí không chỉ là nguồn thông tin quan trọng mà còn là người bạn tri ân, tri kỷ đối với người lính quần đảo Trường Sa. Ở nơi đầu sóng, ngọn gió, có người từng ví, cầm tờ báo quý gấp vạn đồng tiền...

Báo chí luôn là nguồn tinh thần vô giá đối với các chiến sĩ trên đảo Trường Sa. Ảnh: P.B
Báo chí luôn là nguồn tinh thần vô giá đối với các chiến sĩ trên đảo Trường Sa. Ảnh: P.B

Lấy báo làm “tri kỷ”

Trong cuộc đời làm báo, được đi tác nghiệp tại Trường Sa có lẽ luôn là mong ước của các phóng viên. Cũng như tôi, khi được nghe lãnh đạo thông báo sẽ được đi Trường Sa trong chuyến công tác số 4, tôi đã rất vui mừng và hạnh phúc.

Những ngày lênh đênh trên biển, khi cập bến, giữa cái nắng như cháy da, cháy thịt, giữa tận cùng cơn khát, khi chiếc xuồng vừa cập đảo Đá Lớn A, cánh báo chí vội vã lao nhanh lên đảo. Chúng tôi, ai cũng như ai, vội vàng chẳng kịp cởi áo phao, ai cũng mong có tấm hình đầu tiên và đừng để mất đi bất cứ khoảnh khắc nào. Từ cột mốc chủ quyền, những gương mặt rắn rỏi và đen sạm vì nắng gió của những người lính đảo, đến những thứ bình dị như con ốc, vườn rau đều không “thoát” khỏi khuôn hình của những người làm báo. Một đồng nghiệp đã nói “trên đất liền thì chỉ cần có tiền là đi đâu cũng được, nhưng ra đây thì không phải ai cũng có cơ hội. Tốt nhất là chụp hết, cái gì cũng chụp để sau này còn làm tư liệu và kỷ niệm trong nghề”.

Không như ngày xưa, chủ yếu tác nghiệp bằng “thủ công” thì giờ đây, mỗi phóng viên khi ra khỏi nhà hoặc rời khỏi cơ quan đều có công cụ kỹ thuật số hỗ trợ đến tận… răng. Trong những ngày đi thăm các điểm đảo và nhà dàn DK1, cánh phóng viên chúng tôi ai cũng chụp hàng nghìn tấm ảnh. Và trong chuyến đi đó, đọng lại trong cánh phóng viên chúng tôi vẫn là câu chuyện cảm động, chan chứa tình cảm của những người lính đảo với báo chí.

Tôi nhớ, khi tác nghiệp ở đảo Nam Yết, gặp Thượng úy Nguyễn Đình Thụy tại chùa Nam Huyên, Thụy cùng với một vài lính trẻ nơi đây đã bảo: “Anh chụp giúp em một kiểu ảnh nhé. Mấy năm đi lính ở đây, mong có tấm hình thật đẹp sau về còn lưu giữ kỷ niệm anh ạ”. Sau khi chụp ảnh cho Thụy và anh em lính đảo, chúng tôi ngồi trò chuyện về gia đình, cũng như cuộc sống ở nơi đầu sóng, ngọn gió này. Hỏi thăm về báo chí ở ngoài đảo, Thụy bảo, so với ngày xưa thì bây giờ cũng đỡ “đói” thông tin hơn. Điện thoạt đã có sóng 2G nên chịu khó “chờ” thì vẫn đọc được tin tức qua các trang báo điện tử. Còn báo giấy thì mấy tháng mới có một đợt tàu ra nên đa số thông tin là cũ. Tuy vậy, Thụy tâm sự rằng, cầm tờ báo giấy lên đọc những lúc thư giãn vẫn cảm thấy thích thú.

Ở đảo Sơn Ca, Binh nhất Nguyễn Trọng Tới (SN 1993), quê ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã có thời gian hơn một năm rưỡi đi lính nghĩa vụ trên đảo. Biết tôi làm báo, Tới hỏi han rồi ngỏ lời mượn tờ báo mà tôi đang cầm trên tay. “Có phải báo mới không anh, bọn em ngoài này thích đọc báo lắm, nhưng đa số các tàu mang báo ra đã chậm nên tin tức cũng không còn nóng”.

Tới cho biết, trước khi ra đây, đã có người yêu ở quê. “Xa nhà, xa gia đình, phương tiện liên lạc cũng hạn chế nên nhớ nhà, nhớ người yêu lắm. Xung quanh chỉ là sóng nước nên lúc nào buồn thì lại ra bờ, ngồi ngắm biển cho đỡ buồn anh ạ. Những lúc như vậy, báo chí, sách truyện thành những người bạn tri kỷ. Cũng may bây giờ chúng em sướng hơn, thỉnh thoảng vẫn được gọi điện thoại về nhà nên đỡ phải viết thư từ. Còn sách báo thì các đoàn ra thăm đều tặng sách, tặng báo mặc dù thông tin không còn mang tính thời sự nữa. Nhưng với chúng em, trên đảo này, báo chí quý giá như vàng vậy”, Tới tâm sự.

Báo cũ vẫn đọc đi, đọc lại

Tổng Biên tập Báo GĐ&XH, TS Lê Cảnh Nhạc (thứ 4 từ trái qua) tặng sách, báo cho các chiến sĩ trên đảo Đá Tây B. Ảnh: P.V
Tổng Biên tập Báo GĐ&XH, TS Lê Cảnh Nhạc (thứ 4 từ trái qua) tặng sách, báo cho các chiến sĩ trên đảo Đá Tây B. Ảnh: P.V

Thiếu tá Vũ Quang Tiệp, giáo viên Trường trung cấp nghề số 10-Bộ Quốc phòng, từng công tác tại đảo Nam Yết từ năm 1994-1997, sau đó công tác tại đảo Trường Sa lớn từ 1997-2003 tâm sự: “Những năm đấy tàu ra ít lắm, thường từ 3 đến 5 tháng mới có một chuyến tàu. Đón tàu cập bến, đầu tiên anh em háo hức nhất là thư gia đình, sau đó là báo chí, báo nào anh em cũng chia nhau đọc đi đọc lại. Thời đó báo chí ít chứ không nhiều như bây giờ nên cầm tờ báo trên tay là quý lắm. Có những tờ báo cũ nát vẫn được đọc đi đọc lại”.

Thiếu tá Tiệp chia sẻ, lính đảo ngày xưa tiếp cận báo chí chỉ trông chờ vào những con tàu từ đất liền ra thăm hoặc tiếp tế nước, thực phẩm. Truyền hình thì cũng thỉnh thoảng mới được xem thời sự chứ không phải như bây giờ, lên đảo nào anh em cũng được xem đầy đủ các chương trình trên tivi hoặc đã có mạng 2G để có thể truy cập mạng Internet và đọc báo điện tử. “Cứ cầm tờ báo là đọc từ đầu đến cuối. Mục nào cũng đọc, báo nào cũng đọc, vì ngày trước không có nhiều báo như bây giờ”, Thiếu tá Tiệp nhớ lại.

Ở Nhà giàn DK1/19, Trung tá Lê Quang Ninh, Chỉ huy trưởng cho biết, anh ra đây công tác từ năm 2001. “Nhưng điện thoại thì đến năm 2010 mới có sóng và việc liên lạc mới thường xuyên được. Anh em công tác ngoài này thì nguồn tinh thần lớn nhất vẫn là sách báo. Do điều kiện xa đất liên nên chúng tôi chỉ có được một số đầu báo do các chuyến tàu mang ra. Đối với những thông tin thời sự, anh em nhà giàn chủ yếu xem trên tivi còn báo chí, mỗi khi cầm tờ báo, tôi thích đọc những bài viết thuộc thể loại phóng sự hoặc những bài viết, câu chuyện gia đình. Với chúng tôi, những người lính đảo thì báo chí luôn là người bạn gần gũi với đời sống tinh thần hàng ngày”, anh Ninh chia sẻ.

Trong chuyến công tác ở Trường Sa, điều mà chúng tôi ghi nhận được là hầu hết trên các điểm đảo đều có phòng đọc sách báo, với đa dạng thể loại. Với báo chí, tuy không nhiều nhưng sách, truyện thì khá nhiều, số lượng có thể lên tới hàng ngàn cuốn. Chia sẻ với chúng tôi, Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông Lê Ngọc Dũng chia sẻ, với các thông tin mang tính thời sự quan trọng trong nước và thế giới, đảo sẽ chia sẻ thông tin ngay trên bảng tin của đảo. Còn báo chí thì được để trong phòng đọc sách của đảo và được bảo quản, giữ gìn rất cẩn thận.

Ở huyện đảo Trường Sa, ngoài lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì một số điểm đảo cũng có người dân sinh sống. Như ở trên đảo Trường Sa Lớn, chị Phạm Thị Như Trinh, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Trường Sa cho biết, là phụ nữ, lại làm trong công tác hội nên với chị báo chí không thể thiếu được. “Mình yêu thích đọc các tờ báo về câu chuyện về gia đình, về phụ nữ, tình yêu. Trước mình ở trong đất liền, đó là những tờ báo mình yêu quý. Ngoài này vì điều kiện xa xôi nên báo chí cũng hơi hiếm. Tuy nhiên, mỗi chuyến tàu ra, chúng tôi nhận được nhiều sách báo do các đoàn trao tặng. Cũng như tất cả mọi người trên đảo, với chúng tôi, báo chí, truyền hình luôn là nguồn động viên tinh thần rất lớn”.

Trong chuyến công tác 10 ngày từ 4-14/4, tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng Biên tập Báo Gia đình & Xã hội - TS Lê Cảnh Nhạc đã thăm hỏi và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Trong chuyến đi này, TS Lê Cảnh Nhạc đã tặng hơn 400 kg các ấn phẩm báo Xuân của Hội Nhà báo Việt Nam; gần 1000 kg sách của Nhà xuất bản Dân Trí và các NXB khác cho các 12 điểm đảo và nhà dàn DK1.

Lê Nhung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 25 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 27 phút trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 2 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Top