Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Bác sĩ chân chính: Không giàu nhưng chẳng bao giờ túng thiếu (*)

Thứ tư, 15:21 27/03/2013 | Xã hội

GiadinhNet - LTS: Đêm ngày 26/3/2004, trong chuyến đi công tác về tài chính y tế cho người nghèo của đoàn đại biểu Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại các tỉnh miền núi phía Bắc, PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách đã đột ngột từ trần do bị nhồi máu cơ tim. Ngày 25/2 - ngày sinh nhật của cố PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách, trên trang Facebook của con trai ông là Tôn Hiếu Anh có bài viết cảm động về người bố của mình như một lời lúc mừng sinh nhật. Được sự đồng ý của Tôn Hiếu Anh, Báo GĐ&XH xin giới thiệu bài viết đầy trăn trở này đến bạn đọc.

Người Bác sĩ chân chính: Không giàu nhưng chẳng bao giờ túng thiếu (*) 1
Cố PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách được người dân yêu quý gọi là “ông nghị của người nghèo”. Ảnh: TL

Phân biệt “mổ” “chưa mổ”

Cố PGS.Viện sĩ Tôn Thất Bách (1946-2004) là PGS Y học, Viện sỹ Viện Hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Odessa - Ukraina, Nhà giáo nhân dân, thành viên Hội Ngoại khoa quốc tế. Ông là con trai của GS Tôn Thất Tùng, ông cũng là một trong những người vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên.

Cố PGS.Viện sĩ Tôn Thất Bách là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá IX, X và XI, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá XI. Ông qua đời trong một chuyến công tác nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo tại vùng núi phía Bắc nghèo và kém phát triển.

Hồi nhỏ, Bố đã luôn dạy hai chị em cách tiếp người nhà bệnh nhân: Con chỉ mở cổng cho bệnh nhân đã mổ rồi, còn bệnh nhân chưa mổ con không cho vào nhà nhé! Sợ nhất là mỗi lần người nhà bệnh nhân nào vô tình vào được nhà biếu quà Bố mà là bệnh nhân chưa mổ thì y như rằng Bố cáu đến đỉnh điểm. Sau này Bố mới giảng giải: “Người bệnh mình đã mổ xong và họ đến cảm ơn mình sẽ nhận bởi vì đó là cái tình của họ”.

Ngày Tết luôn là ngày phân biệt: Bệnh nhân chưa mổ và mổ rồi của tôi khốc liệt nhất. Có những bệnh nhân Bố đã mổ đến thăm mà thuộc lòng tên và chưa một Tết nào vắng mặt. Bố vui lắm, trà nước với họ cứ đến hơn một tiếng dù Bố bận đến mấy.

Chú Đỏ ở làng Bình Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một ví dụ. Chẳng biết Bố mổ cho từ khi nào, khéo từ lúc tôi chưa sinh ra ấy. Hồi xưa, cứ mỗi dịp Tết đến thì chú lại biếu mấy bánh pháo của Bình Đà. Sau này cấm đốt pháo nên chú qua nhà khi con gà, lúc cân cam. Bố biết chú khó khăn nên nhiều khi còn mừng tuổi cho chú. Rồi người bệnh khác mà Bố mổ từ khi còn bé là chú Bài, cho đến nay chú chưa quên một cái Tết nào với gia đình tôi. Chú khoẻ mạnh lắm! Hiện giờ chú cũng thành đạt và có hẳn trang trại nuôi gà. Đặc sản của chú biếu luôn luôn là gà. Nhiều khi Bố về, nhìn thấy gà là hỏi: Của thằng Bài à!

Còn rất nhiều người quen mặt khác nữa mà tôi không biết tên. Tôi sợ việc tiếp khách này lắm nên trốn biệt mỗi khi Tết đến Xuân về là giải pháp tốt nhất. Nỗi sợ thứ nhất vì không phân biệt được bệnh nhân mổ rồi và chưa mổ thì tôi gánh hậu quả là Bố mắng. Nhiều người nhà bệnh nhân rất hay nói dối là mổ rồi để tôi mở cửa. Ngay sau đó họ ra về với trận cáu kỉnh của Bố và bão tố sẽ giáng lên đầu tôi vì can tội mở cửa sai. Nỗi sợ thứ hai là người bệnh đến nhà đông quá, pha nước chè nhiều mỏi cả tay...

“Bà ơi mang tiền về  lo cho con mai mổ đi”

Tôi sợ việc phải từ chối người nhà bệnh nhân chưa mổ còn hơn cả cơn cáu giận của Bố. Bởi vì ánh mắt, lời nói, sự thành khẩn của họ. Khi nhỏ, nhòm qua cửa thấy khách thì tôi líu lo về vài câu Bố dạy để họ đi về nhưng ít ăn thua. Nhiều lúc tôi đi vào rồi mà họ vẫn đứng ngoài hàng rào chờ và kiên nhẫn chờ tới vài tiếng quyết tâm gặp Bố tôi bằng được. Tôi vẫn thường xuyên nhòm ra nhìn xem họ đã về chưa vì nếu họ còn đứng đợi thì tôi còn áy náy.

Nhớ không bao giờ quên nổi về một trường hợp người nhà bệnh nhân chưa mổ đến quà cáp. Khi đó tôi học lớp 2 hay 3 gì đó thôi, lúc sắp ăn cơm tối có một bà cụ dáng vẻ nông dân lam lũ bấm chuông. Sau khi đưa nguyên tắc thì bà vẫn cứ xin vào: “Cháu ơi, mai con bà mổ rồi, thương bà cho bà vào gặp Bố một lát thôi”. Tôi sợ - sợ vì mình sẽ mềm lòng. Tuy nhiên nguyên tắc vẫn thắng: “Bà ơi, bà cứ về đi, bệnh nhân của Bố thì lúc nào Bố cũng hết lòng nên bà đừng lo. Tiền ấy bà để dành mà lo cho con của bà còn hơn”. Bà vẫn cứ đứng đợi ở đó cho đến tận sau giờ ăn cơm vẫn thấy nên tôi lại nhòm qua lỗ khoá lần nữa: “Bà ơi bà về đi, cháu mà mở cửa thì Bố cáu rồi bà cũng buồn - rồi cháu bị mắng đấy. Bà tin cháu đi, bà về lo cho con mình đi, bà ở đây lâu rồi còn gì”. May mà sau câu đó bà đã đi về nhưng hình ảnh này lưu giữ trong ký ức tôi không bao giờ quên. Hình ảnh bà mẹ nghèo cố gắng tìm cách biếu quà bác sỹ cho con mình trước khi mổ, mà tôi hiểu món quà họ biếu chắc chắn họ phải bán rất nhiều thứ mới có được.

Bệnh nhân “lừa” để vào nhà

Còn khi lớn lên tôi nghĩ ra mưu, nói Bố đi vắng là xong! Nhưng người nhà bệnh nhân cũng không vừa, họ “lừa” chúng tôi là bệnh nhân đã mổ để chúng tôi mở cửa hoặc nhận quà khi Bố đi vắng. Khổ nhất là Bố nhớ tên, nhớ trường hợp của từng bệnh nhân mà Bố đã mổ, cho nên muốn gian dối cũng không xong. Có lần Mẹ còn bị người nhà bệnh nhân “lừa” là đã mổ để gửi quà cho Bố. Trước giờ ăn cơm Bố phát hiện ra đó là tên người bệnh nhân sắp mổ và lập tức Bố đùng đùng nổi giận, lầm lì suốt bữa cơm rồi sau đó bảo Mẹ mai cầm gói quà vào viện trả người ta. Còn nếu do chúng tôi nhận vì bị “lừa” thì chính tay Bố cầm đi trả bệnh nhân vào hôm sau.

Quà biếu của bệnh nhân hay học trò của Bố là một nguồn kinh tế với gia đình tôi.Thu nhập của Bố và Mẹ không đủ dư dả. Tuy không biết cụ thể nhưng nhìn Mẹ tính toán tiền chợ hay Bố chắt chiu dành dụm là hiểu. Ấy vậy mà nguyên tắc bệnh nhân chưa mổ vẫn luôn áp dụng cho dù món quà có to đến đâu.

Tôi nhớ mãi là mổ một ca dù có 5 tiếng hay 8 tiếng thì bồi dưỡng của bệnh viện cũng chỉ là năm mươi ngàn, định mức này kéo dài suốt những năm đại học của tôi. Bởi vậy việc bác sỹ nghèo là việc chắc chắn. Khi bắt đầu ý thức được nhiều việc, tôi hiểu lý do mà Bố không tiếp bệnh nhân chưa mổ cũng giống câu ngạn ngữ “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”.

Bố thích ân tình hơn là nợ nần!

Sau này vào bệnh viện làm một thời gian tôi mới hiểu được sự quá tải của viện. Chỗ nào cũng bệnh nhân, chỗ nào cũng cấp cứu. Tuy nhiên ít ai hiểu được các bác sỹ cấp cứu luôn phân loại bệnh nhân nên hiểu được ai cần làm trước và ai cần làm sau. Nhiều người nhà cứ thấy chờ lâu hay vào bệnh viện bao lâu chưa tới lượt, trong khi người kia đến sau mà được vào trước. Họ đâu có biết một ê-kip trực cấp cứu khá mỏng, phải lo cho những ca nặng trước. Một phần là do ít hiểu biết, một phần là do y tá không biết cách giải thích hay giải thích họ cũng không hiểu và suy luận ra là cần biếu quà hay phong bì.

Chẳng ai tin là gia đình tôi không giàu. Nếu mà Bố nhận quà biếu và phong bì thì chắc chắn giàu to bởi vì số bệnh nhân sau khi mổ đến cảm ơn Bố chỉ khoảng một phần nhỏ với số bệnh nhân Bố đã mổ. Tuy nhiên Bố đồng ý với cuộc sống hiện tại và tư duy này cũng là do Ông nội giáo dục Bố.

Tôi nhận thấy có thể bác sỹ chân chính không giàu có được nhưng không bao giờ túng thiếu. Cái ân tình của người Việt Nam thật là vĩ đại, Bố đã cứu sống họ và họ mang ơn cả đời là điều tôi chứng kiến.

Quà biếu của mỗi người không nhiều nhưng với nhiều người gộp lại thì cũng không ít. Thú thực là nhiều năm nay tôi không kiếm ra tiền để đóng cho Mẹ nhưng Tết đến thì không phải lo lắng nhờ ân đức Bố để lại. Bố đã mất rồi mà nhà tôi vẫn đầy đủ bánh chưng, con gà hay thậm chí cành đào, cây quất do bệnh nhân và học trò cũ của Bố đến biếu. Tuy không nhiều như trước nhưng cũng là đủ cho cả nhà mấy Mẹ con dùng hết Tết.

Làm bác sỹ như Bố tuy không giàu có nhưng không bao giờ sợ đói. Nhưng thời buổi này hiếm người có thể từ chối được việc làm giàu, đồng tiền nó thật ma lực, khó có thể cưỡng nổi sự hấp dẫn của nó.

Người như Bố khéo nhiều người bảo là điên! Nhưng Bố thanh thản trong sạch và vợ con không bao giờ sợ đói. Thậm chí nhiều việc trong cuộc sống rất hay được những người vô danh giúp đỡ. Chúng tôi không giàu lắm về vật chất nhưng giàu ở cái tình người mà do Bố để lại bằng ân đức và sự chân thành!

Cảm ơn Bố và chúc mừng sinh nhật Bố yêu! (25/2/1946)

* Tựa bài do Báo  GĐ&XH đặt
Tôn Hiếu Anh
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 7 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 10 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top