Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày tháng hào hùng của Đoàn Thanh niên thành Hoàng Diệu

Thứ tư, 14:13 02/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Gặp lại nhau, ông Hùng ôm lấy từng người bạn của mình, rưng rưng: “Quý quá! Hôm nay, ông đến được, vẫn khỏe, vẫn khỏe!”. Đây là cuộc gặp gần như là thường niên của những người đồng đội Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Họ là những người con đã góp phần làm nên cuộc cách mạng vĩ đại, ký ức ngày cũ lại trở về như mới hôm qua.

 

Đội trưởng Đội Tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Hải Hùng kể lại câu chuyện 70 năm trước.
Đội trưởng Đội Tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Hải Hùng kể lại câu chuyện 70 năm trước.

 

Người còn ở lại bên nhau nhớ về mùa thu lịch sử

Ngôi nhà nhỏ ở 16A Lý Nam Đế của Đại tá Nguyễn Hải Hùng, cựu Đội trưởng Đội Tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội, lại rộn rã tiếng cười nói. Đồng đội chiến đấu năm xưa hội ngộ giữa mùa thu lịch sử. Người cựu Đội trưởng năm xưa nay đã 88 tuổi, chân yếu phải chống gậy nhưng vẫn rất minh mẫn. Bạn chiến đấu của ông cũng đều trên 80 tuổi, có người đã ngoài 90. Người ở Ngõ Trạm, người ở Hồng Mai, người ở Làng Cót… họ đến nhà ông để hỏi thăm sức khỏe của nhau và ôn lại những tháng ngày hào hùng thuở ấy.

Ông Hùng ngậm ngùi nhắc lại một loạt cái tên những bạn chiến đấu: Đỗ Khang, Đỗ Duy Thục, Nguyễn Thiệu Khang, Trần Dũng, Trần Tuấn, Nguyễn Hải Trình… Những cái tên đã hằn trong trí nhớ người chiến sỹ cách mạng này, trong số đó có người là liệt sỹ, có người vừa mới ra đi. Ông Hùng cho biết, lần hội họp cách đây 20 năm, có 500 người tham dự. Lần gặp mặt gần nhất chỉ còn 120 người, trong đó đã có 40 người không còn tự đi lại được nữa. Không chống lại được quy luật của tạo hóa, những chiến sỹ cách mạng năm xưa cứ như những vì sao rơi rụng dần. Tuy nhiên, những người ở lại vẫn vui, lạc quan và tự hào khi đang sống giữa mùa thu lịch sử khi đất nước kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Nhạc sĩ Doãn Nho cao hứng cất tiếng bài hát: “Cùng nhau đi hồng binh” của nhạc sỹ Đinh Nhu, bài hát được coi là mở đầu cho âm nhạc cách mạng Việt Nam. Với giọng đầy hứng khởi, nhạc sĩ Doãn Nho cho biết. “Trước đó, Việt Nam chỉ có quan họ, chèo, cải lương và dân ca các miền, nhưng từ khi cách mạng vùng lên, chúng ta chứng kiến sự ra đời của thể loại nhạc hành khúc”. Tiếng cười nói, tiếng hát, tiếng vỗ theo nhịp, khiến căn phòng nhỏ trở nên rộn rã, hưng khí làm họ quên đi mệt nhọc tuổi già.

 

Ông Trần Văn Nội( đứng) cảm động nắm tay thật chặt người đồng đội của mình. Cuộc gặp sau 70 năm, họ đã ngoài 90 tuổi.
	Ảnh: T.G
Ông Trần Văn Nội( đứng) cảm động nắm tay thật chặt người đồng đội của mình. Cuộc gặp sau 70 năm, họ đã ngoài 90 tuổi. Ảnh: T.G

 

Cho đến bây giờ, dù đã 70 năm qua nhưng nhạc sỹ Doãn Nho vẫn không quên được hình ảnh những người anh Nguyễn Hải Hùng, Lê Đức Vân hùng dũng dẫn đầu đoàn quân đánh chiếm Đại Lý Hoàn Long - cơ quan đầu não của chính phủ Trần Trọng Kim. Theo nhạc sỹ Doãn Nho, đội tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội phải hoạt động trên địa bàn tới 70 xã nhưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đánh chiếm cơ quan đầu não của chính phủ Trần Trọng Kim, bước đệm để cách mạng bùng lên khắp nơi.

Ông Trần Văn Nội, năm nay đã 90 tuổi, râu tóc bạc phơ, bàn tay run run nắm thật chặt, thật lâu những người đồng đội. Lâu lâu mới có dịp họ gặp nhau, mỗi lần gặp lại vắng thêm một vài thành viên. Ông Nội giọng buồn buồn: “Nhóm của tôi thuộc nhóm anh Lê Sỹ Chuyên, Lê Sỹ Học làm nhiệm vụ phát triển Việt Minh khu vực làng Quan Nhân. Nhóm hoạt động ở Quan Nhân bây giờ còn mình tôi thôi”.

Mùa thu hào hùng 70 năm trước hiện về như mới hôm qua

Trong số những cựu đội viên thành Hoàng Diệu, nhạc sĩ Doãn Nho được biết tới với tư cách là “cha đẻ” của những ca khúc cách mạng nổi tiếng: “Tiến bước dưới quân kỳ”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”… Trong đội cựu thanh niên bảo vệ thành năm ấy, ông được giao chạy công văn giấy tờ và phổ biến các bài hát cách mạng trong thiếu nhi. “Cuối tháng 8/1945, tôi được các anh đảng viên giao nhiệm vụ báo tin cho cho bạn bè, dân làng cùng tham gia chuẩn bị buổi mít tinh mừng ngày Quốc khánh. Các anh dạy tôi hát “Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã để dạy lại cho bạn bè mình, lĩnh xướng hát trong buổi lễ”, nhạc sĩ Doãn Nho nhớ lại.

 

Nhạc sỹ Doãn Nho đã 83 tuổi nhưng trẻ nhất trong cuộc gặp gỡ nhân dịp 70 năm CMT8.
Nhạc sỹ Doãn Nho đã 83 tuổi nhưng trẻ nhất trong cuộc gặp gỡ nhân dịp 70 năm CMT8.

 

Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, ông Lê Đức Vân nhớ lại, ngày đó Hà Nội dày đặc mật thám, quân Nhật, Pháp. Chúng dùng mọi thủ đoạn chui vào tổ chức của ta để phá hoại. Trong khi ngày đó, Mặt trận Việt Minh đã ra đời nhưng còn ít người hiểu về Việt Minh. Tháng 8/1944, tại số 46 Bát Đàn (Hà Nội), Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu với khoảng 60 đoàn viên là học sinh các trường Bưởi, Đồng Khánh, Gia Long, Thăng Long, Văn Lang... đã ra đời với nhiệm vụ vận động, tuyên truyền cho người dân Thủ đô hiểu về Việt Minh, về cách mạng giai đoạn tiền khởi nghĩa.

Ông Nguyễn Hải Hùng thì hình dung lại thời khắc kỳ diệu nhất, chỉ qua một ngày, tất cả những gì của thực dân, phát xít đã thuộc về Việt Minh và cũng chỉ một ngày từ dân nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Thời điểm đó, ông mới 17 tuổi được đưa ra ngoại thành với nhiệm vụ tổ chức cơ sở và phong trào Việt Minh. Đến khi Nhật, Pháp bắn nhau thì ông Hùng kiêm thêm nhiệm vụ Đội trưởng Đội tự vệ xung phong.

Thời điểm dân ta gặp nạn đói, lực lượng tự vệ xung phong ở ngoại thành đã tổ chức phá kho thóc Nhật ở làng Quan Nhân (nay là Nhân Chính, Thanh Xuân) để chia cho từng gia đình. Qua phong trào đó, theo ông Hùng, nhân dân đã tin tưởng và cho rằng, Việt Minh đã lớn mạnh, không có gì là không thể làm được.

“Đoàn tự vệ xung phong cầm lá cờ đỏ sao vàng đi đầu, hàng vạn quần chúng nhân dân từ thanh niên, trẻ nhỏ đến cụ già đi sau, vừa đi chúng tôi vừa hô vang các khẩu hiệu giành chính quyền ngắn gọn: “Ủng hộ Việt Minh”. Trên đường đi, chúng tôi gặp quân Nhật ngồi trên xe ô tô chở đầy vũ khí lên Sơn Tây nhưng chúng không dám manh động gì”, ông Hùng nhớ lại.

Câu chuyện xưa của ông Hùng khiến nhạc sỹ Doãn Nho chất chứa cảm xúc. “Những người như chúng ta đây kinh qua thời điểm lịch sử của đất nước. Đặc biệt như anh Nguyễn Hải Hùng là người biết nhiều, thế nhưng chưa ai viết lại những câu chuyện…”, nhạc sỹ tỏ vẻ luyến tiếc. 70 năm sau cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại ấy, bao dấu tích vẫn còn nguyên; Quảng trường Nhà hát Lớn, Phủ Khâm Sai (nay là Nhà khách Chính phủ), thành Hoàng Diệu... những ngày mùa thu này đi trên đường phố Hà Nội chúng tôi như vẫn còn nghe tiếng bước chân, tiếng hô hào của quần chúng nhân dân tham gia mít - tinh giành chính quyền sáng 19/8/1945.

Những cựu thanh niên đã góp phần tạo nên giây phút lịch sử hào hùng ấy qua thời gian đã thưa vắng dần nhưng người dân đất Việt vẫn nhớ mãi về hào khí sục sôi của Mùa thu tháng Tám của 70 năm trước. Họ là những pho sử sống quý báu của một giai đoạn lịch sử hào hùng, của cả dân tộc anh hùng.

Nguyễn Quang Thành/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

'Nữ quái' lừa chốt đơn hàng trăm triệu đồng

Xã hội - 27 phút trước

GĐXH - Với "chiêu" lừa chốt đơn quần áo qua mạng xã hội, Liễu lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Quy định bắt buộc với tài xế có giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Đời sống - 33 phút trước

GĐXH - Theo quy định tại Thông tư 29/2015 của Bộ GTVT, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Lộ diện nhiều tiệm vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu lớn trên thế giới

Xã hội - 38 phút trước

GĐXH - Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trang sức có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Hình ảnh Bác Hồ ở Đền Hùng

Xã hội - 1 giờ trước

Sinh thời, trong 9 lần về thăm Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về với Đền Hùng.

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Hàng nghìn người đổ về Cố đô Hoa Lư kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh

Thời sự - 1 giờ trước

Tối 17/4, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Bắt được nghi phạm đi ô tô cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Pháp luật - 1 giờ trước

4 giờ sau khi gây ra vụ cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh, nghi phạm đã bị bắt giữ khi đang trên đường trốn chạy tới thành phố Vinh, Nghệ An.

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị hiếp dâm: Công an lấy mẫu ADN điều tra

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an lấy mẫu ADN để phục vụ điều tra vụ án bé gái 12 tuổi bị hiếp dâm dẫn đến mang thai, sinh con.

Pháo hoa rực sáng trên đất Tổ

Pháo hoa rực sáng trên đất Tổ

Xã hội - 2 giờ trước

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Công viên Văn Lang diễn ra tối 17/4 (ngày 9/3 âm lịch), đã mang đến cho hàng vạn du khách thập phương và người dân Phú Thọ cảm xúc khó quên.

Duy Mạnh truyền cảm hứng đến các cầu thủ nhí tham dự Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024

Duy Mạnh truyền cảm hứng đến các cầu thủ nhí tham dự Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024

Xã hội - 3 giờ trước

Sáng 16/4 tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Thời tiết miền Bắc thay đổi bất ngờ sau chuỗi ngày nắng nóng

Thời tiết miền Bắc thay đổi bất ngờ sau chuỗi ngày nắng nóng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau chuỗi ngày nắng nóng mưa dông lan rộng khắp Bắc Bộ, nền nhiệt giảm so với những ngày trước đó. Trong khi Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng.

Top