Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một kỳ họp, ba điểm nhấn

Thứ hai, 10:15 24/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - 27 ngày làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã khép lại chiều 21/6 với nhiều nội dung lớn được hoàn thành. Kỳ họp đã thu hút sự chú ý đặc biệt của nhân dân và bạn bè quốc tế. Dưới đây là 3 điểm nhấn quan trọng của kỳ họp này theo bình chọn của Báo GĐ&XH.

Một kỳ họp, ba điểm nhấn 1

Quốc hội họp toàn thể tại hội trường. Ảnh: Việt Nguyễn

 
Góp ý sửa Hiến pháp 1992

Với 44 phiên họp toàn thể tại hội trường và 10 phiên tại tổ, Quốc hội dành hẳn 2 ngày ở hội trường để thảo luận về nhiều nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, thu hút sự quan tâm của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục được thể hiện tại nghị trường với những ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm của đại biểu. Đã có 119 đại biểu đăng ký góp ý, trong đó 86 đại biểu được phát biểu trực tiếp, số ý kiến còn lại được gửi về Đoàn thư ký. Nhiều nội dung quan trọng trong bản dự thảo đã được góp ý, đánh giá một cách nghiêm túc, thẳng thắn, như: Vấn đề tên nước; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội; Quyền con người; Sở hữu đất đai; Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp... Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đồng bào và cử tri cả nước theo dõi.

Kết thúc kỳ họp, người dân sẽ tiếp tục đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đến hết ngày 30/9/2013 để Ủy ban dự thảo tổng hợp, hoàn thiện trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 diễn ra trong tháng 10.
 
Lấy phiếu tín nhiệm

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: “Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định. Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận và đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát. Với trách nhiệm của mình, các đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm mức độ tín nhiệm của các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm”.

Kết quả lấy phiếu cũng chỉ ra một vài thực tế, đó là, các trưởng ngành nhánh hành pháp không nhận được nhiều phiếu tín nhiệm cao, thậm chí có người “đứng top” về phiếu tín nhiệm thấp; ở nhánh lập pháp thì đa số có kết quả khả quan. Ngoài ra, các lĩnh vực “nóng bỏng”, đứng mũi chịu sào như giáo dục, xây dựng, ngân hàng… cũng “thiệt” hơn khi “đọ” phiếu bởi các đại biểu Quốc hội đòi hỏi, kỳ vọng ở trưởng các ngành này nhiều hơn.

Người đứng đầu Quốc hội cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước. Đây cũng là một kinh nghiệm tốt để các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở trung ương và địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp cân nhắc, vận dụng khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong thời gian tới.
Chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Đây có lẽ là thông tin gây bất ngờ nhất trong suốt 27 ngày làm việc của Quốc hội. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dù nhận được nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến một số nội dung như quyền sở hữu “thu hồi – trưng mua”, đền bù – hỗ trợ, giá thị trường, thời hạn giao… nhưng chỉ có số ít đại biểu đề nghị “đợi” thông qua Hiến pháp sửa đổi trước. Tuy nhiên, trước phiên làm việc cuối cùng, Văn phòng Quốc hội phát đi thông báo chương trình ngày 21/6 trong đó không có nội dung biểu quyết dự thảo như dự kiến ban đầu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định, phát triển của đất nước và đời sống của mọi người dân. “Từ kỳ họp thứ 4, dự án luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến và được tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Tại kỳ họp này, trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân, thực tiễn thi hành Luật ở các địa phương, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và các định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng về mọi mặt dự án luật này, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dự thảo Hiến pháp và quyết định tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng còn thông tin: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị cho phép thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014”.
 
Việt Nguyễn
nhuquynh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kế hoạch lừa tình, tiền khó tin của người phụ nữ 48 tuổi với ‘phi công trẻ’ quen qua mạng xã hội

Kế hoạch lừa tình, tiền khó tin của người phụ nữ 48 tuổi với ‘phi công trẻ’ quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 7 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn xảo quyệt, Hà đã "giăng bẫy" để lừa đảo chiếm đoạt hơn 900 triệu đồng của "phi công trẻ" quen qua mạng xã hội.

Miền Bắc có còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc gây mưa rét đậm thời gian tới?

Miền Bắc có còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc gây mưa rét đậm thời gian tới?

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, trong nửa cuối tháng 3/2024, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ. Rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc.

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Lợi dụng trời mưa to và cơ quan đang đi nghỉ mát, Đỗ Ngọc Hà- giảng viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), đã đột nhập phòng kế toán nhà trường trộm gần 130 triệu đồng

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

Thời sự - 1 giờ trước

Những ngày gần đây, tại tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn gần ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. CSGT Hà Nội đã có những lý giải sự việc trên.

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - 17 trường thuộc khối quân đội sẽ tổ chức sơ tuyển từ nay đến hết ngày 20/5.

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi Hà Nội xin việc làm, Yến nói với mẹ khi nào đến nơi sẽ gọi về cho bố mẹ. Từ đó đến nay, gia đình mất tung tích của Yến.

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Giáo dục - 2 giờ trước

Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, em T.H. (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã bị nhóm bạn cùng trường đánh đập hết sức dã man.

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Giáo dục - 2 giờ trước

Một bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến, từ hình học đến hàm số và thậm chí là giải tích.

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về tử vi tháng 2/2024 âm lịch của tuổi Ngọ. Con giáp này sẽ có những sóng gió nên cần chú ý điều dưới đây.

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cứ vào ngày 5, 10, 15... âm lịch hàng tháng, chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán, từ những món đồ cổ có hàng trăm năm tuổi đến những sản phẩm điện tử với giá chỉ vài chục nghìn đồng, tất cả đều có thể tìm thấy tại đây.

Top