Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất mùa, nhiều nông dân Bình Thuận phải... bỏ trốn!

Thứ bảy, 10:40 10/09/2016 | Xã hội

GiadinhNet- Đầu tư số tiền lớn, thậm chí vay nợ để sản xuất nhưng sâu bệnh đã khiến hàng ngàn hộ nông dân tại các huyện Tánh Linh, Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) mất trắng. Nhiều người thậm chí đã phải bỏ trốn khỏi địa phương vì nợ nần...

“Méo mặt” vì đầu tư 45 triệu thu về... 1,9 triệu

Các xã Suối Kiết, Suối Sâu (huyện Tánh Linh), xã Tân Phúc (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) nằm dọc theo tỉnh lộ 720, có đến 90% dân số làm nông, diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn. Những năm gần đây, cây cao su mất giá, để cải thiện kinh tế, phần lớn người dân đẩy mạnh trồng cây ngắn ngày.

Một trong những giống cây được bà con ưu tiên canh tác thời gian gần đây là bí đỏ, sắn, bắp… do năng suất cao, không kén đất, có thể trồng xen canh, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí đầu tư thấp và quan trọng hơn là được các nhà đầu tư ứng tiền trước sản xuất.

Con đường liên xã Tân Phúc, Suối Kiết, Suối Sâu
Con đường liên xã Tân Phúc, Suối Kiết, Suối Sâu

Nhưng năm nay, khoảng 70% diện tích bí đỏ mất trắng do dịch bệnh, thời tiết. Diện tích còn lại cũng chỉ thu được 10- 30% số vốn bỏ ra ban đầu. Nhiều người dân thuê đất trồng hoa màu, khi thấy hiện tượng mất mùa đã âm thầm bỏ đi để trốn nợ. Một số gia đình quá khó khăn như nhà ông Hải, bà Mãi… phải tạm thời bỏ nhà xứ khác làm ăn.

Mất giá nên người nông dân không muốn thu hoạch mì dù vụ mới đã bắt đầu
Mất giá nên người nông dân không muốn thu hoạch mì dù vụ mới đã bắt đầu

Nông dân Lê Thanh Chung (thôn 1, xã Ruối Kiết) buồn bã: “Chưa có năm nào người nông dân thảm hại như năm nay, vừa mất mùa vừa mất giá. Bí đỏ thì gần như mất trắng, giá chỉ bằng 1/4 mọi năm, mì (sắn-PV) không mất mùa nhưng chỉ bán được 700đ/kg (bằng 1/2 giá năm trước) mà cũng không có người tới thu mua, bắp… cũng trong tình trạng tương tự.

Nghe đâu, mình mất mùa nhưng nơi khác được mùa nên mới bị sớt giá. Gia đình tôi năm nay trồng 3ha bí đỏ với tổng vốn đầu tư là 45 triệu (chưa kể công) nhưng ba tháng sau chỉ thu được hơn 1,9 triệu đồng”.

Giải thích “khó đỡ” của PCT Hội nông dân

Anh Đạt – một nhà đầu tư - chia sẻ: “Việc sản xuất của nông dân địa phương hầu như dựa vào nhà đầu tư và giữa họ có mối quan hệ “cộng sinh” về quyền lợi. Các nhà đầu tư ứng trước phân, giống, thuốc, thậm chí cả cày bừa… cho nông dân, đến khi thu hoạch mới thu hồi vốn. Khi người dân mất mùa, hoặc nông sản mất giá, nhà đầu tư cũng lao đao.

Điều bất ngờ là khi được hỏi về tình hình sản xuất của bà con nông dân, ông Minh Mang - Phó chủ tịch hội Nông Dân xã Suối Kiết - lại khẳng định: “Năm nay, người dân được mùa nhưng rớt giá”.

Các nhà đầu tư cũng ngập trong nợ nần
Các nhà đầu tư cũng ngập trong nợ nần

Khi phóng viên đưa ra các thông số, ông mới gọi điện cho cấp dưới hỏi tình hình, sau đó nói lại: “Năm nay vừa mất mùa, vừa mất giá”, nhưng chỉ độ 50% hộ mất mùa. Việc mất mùa được ông Mang giải thích ngoài nguyên nhân do sâu bệnh và thời tiết còn do người dân trồng cây tự phát, bỏ qua những đợt tập huấn, khuyến cáo của chính quyền địa phương.

Cũng cho rằng, việc mất giá, mất mùa do sâu bệnh là vì người dân không chịu tin chính quyền, ông Đồng Sĩ Ân – Phó chủ tịch và ông Nguyễn Thanh Sang (cán bộ Nông - Lâm nghiệp xã Tân Phúc) cho biết: Ngoài bệnh đốm nâu trên cây thanh long chưa có thuốc đặc trị, tất cả các loại sâu bệnh trên cây trồng hiện nay đều có thuốc đặc trị.

Bệnh khiến cây bí đỏ mất mùa năm nay là do một loại sâu gây ra vào ban đêm, nên khi bệnh bùng phát phát hiện thì đã muộn. Hàng tháng, xã có tổ chức các lớp dạy, chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền, định hướng liên quan đến vấn đề sản xuất nông nghiệp, mời người dân tham gia nhưng... không ai đi.

Bởi vậy, việc phát hiện sau bệnh và cách phòng ngừa thường không hiệu quả. Thêm vào đó, người nông dân vẫn hay sản xuất nông nghiệp theo xu hướng thị trường, nên chuyện bị rớt giá, ép giá là không tránh khỏi.

“Việc đời sống của người dân bị ảnh hưởng do mất mùa, nông sản rớt giá, UBND xã nắm bắt được tình hình nhưng không đủ thẩm quyền và kinh tế để hỗ trợ. Trước mắt, chúng tôi chỉ lên phương án trích quỹ hỗ trợ đột xuất để giúp các hộ nghèo mất mùa phần nào ổn định cuộc sống”, Phó chủ tịch Ân chia sẽ.

Hương Trà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 20 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 54 phút trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 1 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 1 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 3 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 3 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top