Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm chuồng nhốt ngựa gỗ, hàn sắt che “giếng trời”

Thứ ba, 08:00 11/10/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Trong số rất nhiều cổ vật thờ tự quý hiếm ở các ngôi chùa bị mất cắp, rất hiếm trường hợp tìm lại được như bức tượng cổ Phật bà Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên). Sau 10 ngày bị đánh cắp, bức tượng được coi như “bảo vật quốc gia” này đã được người dân tìm thấy và đưa trở về nguyên trạng. Còn lại, phần lớn những vụ mất cắp như thế này đều bặt vô âm tín.

Chùa Đa Sỹ (trái) đã được nâng cấp, trong khi đó miếu Đa Sỹ đã lộ rõ dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: Minh Nhật
Chùa Đa Sỹ (trái) đã được nâng cấp, trong khi đó miếu Đa Sỹ đã lộ rõ dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: Minh Nhật

Chùa càng cổ càng nhiều nguy cơ

Đến các chùa chiền, đình miếu hiện nay mới thấy, có rất nhiều “con đường” dẫn đến việc mất cắp cổ vật, đồ thờ cúng. Ngoài những kẻ cắp chuyên nghiệp, đạo chích có thể là bất cứ ai có lòng tham, vì việc lấy cắp không hề khó như với việc đột nhập vào nhà riêng. Nơi thờ tự vốn là không gian “mở”, ai cũng có thể ra vào. Trong khi đó, khu thờ và khu nghỉ ngơi của sư trụ trì lại biệt lập hoàn toàn nên phần lớn các vụ mất cắp đều diễn ra “nhẹ nhàng”, bất chấp việc lắp đặt các camera giám sát.

Tại quận Hà Đông (Hà Nội), ngôi chùa cổ Đa Sỹ cũng không ít lần trở thành mục tiêu nhòm ngó của những tên đạo chích. Bởi ở những ngôi chùa cổ này, đồ thờ đều có tuổi đời từ một trăm đến vài trăm năm, đúc bằng đồng hoặc mạ vàng. Vài năm trước là 10 pho tượng quý gồm các tượng Phật và tượng Thánh cổ. Hai năm trở lại đây bị mất đỉnh thờ và bốn bát hương cổ, đều là những cổ vật có từ thời nhà Nguyễn.

Đa Sỹ là làng cổ của quận Hà Đông. Trước đây, làng có tên là Huyền Khê, sau này được đổi thành Đa Sỹ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ (theo tài liệu ghi chép lại thì làng có 11 tiến sĩ, trong đó 2 người là Trạng nguyên, 1 người là Lưỡng quốc Trạng nguyên). Nơi đây có đến hai vị tổ nghề là danh y Hoàng Đôn Hào được tôn là thành hoàng làng và vị tổ nghề rèn, nghề thủ công đặc sắc của Đa Sỹ vẫn phát triển đến hôm nay. Điều đặc biệt, chùa, đình, miếu Đa Sỹ đều nằm trong quần thể di tích (bên cạnh đó là đền Thượng và giếng Ngọc) được người dân trong làng coi trọng gìn giữ bao đời nay. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, khu quần thể này trở thành “đích ngắm” của đạo chích, khiến cho nhiều cổ vật, đồ thờ có giá trị cứ lần lượt ra đi.

Sau những vụ mất cắp, chùa Đa Sỹ đã được quận Hà Đông đầu tư kinh phí để chỉnh trang lại kiên cố và có hệ thống camera giám sát. Dù vậy, khi chúng tôi đến, cả ngôi chùa rộng lớn chỉ có chú tiểu trông coi. Có lẽ vì phần lớn các vụ trộm đều diễn ra vào ban đêm nên ban ngày được hiểu là “ai dám lấy”. Nhưng vụ mất trộm tiền công đức vào giữa ban ngày ban mặt thì đã từng xảy ra ở ngôi chùa này hồi đầu năm theo lời của cụ từ trông coi miếu Đa Sỹ, nằm sát cạnh chùa. Miếu thờ thần y Hoàng Đôn Hòa, là ông Tổ thuốc Nam cuối thế kỷ XVI. Trái với khuôn viên chùa, miếu Đa Sỹ được chỉnh trang thiếu quy hoạch. Mở rộng nhưng tuềnh toàng, rất dễ bị “đạo chích” thâm nhập. Miếu có hai lối đi: chính và phụ nhưng việc trông coi chỉ có một người năm nay đã ở tuổi ngoài 70.

Cụ từ Nguyễn Bá Khẩn.
Cụ từ Nguyễn Bá Khẩn.

Cụ từ Nguyễn Bá Khẩn nói rằng, ông mới được phân công trông coi độ 2 năm nay. Ông bảo: “Tôi không nhớ miếu được xây dựng năm bao nhiêu, nhưng cứ nhìn cây đề ở đầu cổng thì phải đến dăm người ôm không xuể. Rễ cây bò khắp nơi, dài cả chục mét, lan cả vào nơi ở của tôi đây. Lâu lâu lại thấy rễ cây trồi lên nền nhà, mặt đất. Chúng tôi cũng có trình phương án để nâng cấp miếu nhưng chưa thấy được duyệt”.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng, cụ từ Nguyễn Bá Khẩn chỉ vào khu giếng Ngọc mới được nới rộng, ốp đá xanh khá đẹp: “Đây vốn là giếng cổ của miếu, mới được tu sửa nên cũng có tên mới là “Giếng Ngọc”. Giá như miếu cũng được nâng cấp, xây dựng lại thì nơi đây sẽ là một khu quần thể tâm linh đẹp và hài hòa với các khu xung quanh. Còn bây giờ, như thể làm “may được cái áo mà tiếc cái khuy”. Giếng đẹp nhưng bên cạnh là bãi rác rất mất mỹ quan”.

Muôn kiểu chống trộm

Con ngựa gỗ được làm “chuồng”, chỉ được ra ngoài khi có hội.
Con ngựa gỗ được làm “chuồng”, chỉ được ra ngoài khi có hội.

Nói về thực trạng mất cắp cổ vật, cụ từ cho biết: “Đó là lúc trước thôi, chứ 2 năm nay thì không thấy mất. Ngày nhỏ, tôi thấy ở đây có nhiều tượng cổ lắm, giờ thì toàn đồ mới do người dân cúng tiến sau mỗi đợt trộm”. Nói rồi, ông đưa chúng tôi đi xem “biện pháp chống trộm” của miếu. Vừa đi, ông vừa kể lại các vụ mất cắp nhiều năm trước: “Trước miếu có đôi sắc phong cổ mạ vàng, đẹp và quý lắm, treo ở nhà vuông. Để cao như thế cứ ngỡ là an toàn, nhưng trộm đẩy cả con ngựa thờ để làm bàn đạp trèo lên lấy. Giờ hai con ngựa gỗ này đã được làm “chuồng” sắt, có khóa hẳn hoi rồi. Phía khu nhà vuông nối liền với khu hậu cung có một khoảng hở để lấy ánh sáng kiểu “giếng trời”, ai dè lại trở thành nơi để đạo chích đột nhập từ mái nhà trèo xuống lấy đi đỉnh đồng và lư hương bằng đồng. Nay đã được làm “mắt cáo” rào lại. Cửa gỗ xếp tấm, chỉ có ở trong mới mở được chứ ở ngoài có mà tài thánh cũng không cậy được. Giá mà được làm sớm thì chắc không xảy ra nạn mất cắp nhiều như vậy”. Cụ từ Khẩn cũng tính nuôi chó để canh giữ nhưng lại thôi, vì “bao nhiêu vụ mất trộm, bọn trộm toàn “câu” cả chó. Mình ở ngoài sáng, chúng ở bóng tối biết thế nào mà giữ. Chùa chiền lại là chốn mở, ai muốn vào cũng được nên mọi ngóc ngách trộm đạo đều tường tận hết”.

Đề phòng được đạo chích thì lại sơ sểnh với người quen. Như đợt năm 2014, miếu Đa Sỹ chỉnh sửa ở phía ngoài, có bộ sập gụ được người dân cung tiến, giá cả tỷ bạc thì bị chính thợ thuyền “thuổng” mất. Cụ từ Nguyễn Bá Khẩn trầm ngâm nói: “Ngày xưa tôi còn nhỏ, người ta không đụng đến đồ của đình đền miếu mạo bao giờ, vì sợ là sợ “báo ứng”. Các tượng đúc đồng dựng ngoài sân , chả cửa giả gì cũng có ai dám lấy. Vậy mà giờ người ta đâu biết sợ. Cứ cái gì bán được tiền là họ lấy. Đến mấy đồng giọt dầu người ta cũng chẳng từ nữa là đồ thờ bằng đồng có tuổi đời cả trăm năm”.

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top