Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ kỳ chuyện chen nhau “đầu đơn”… nhặt rác

Thứ sáu, 07:25 02/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Nắng thu đổ lửa, bãi rác bốc lên một thứ mùi hôi thối nồng nặc, xộc thẳng vào mũi khiến người qua đường cảm giác ngộp thở nhưng có những người phụ nữ vẫn lầm lũi, nhẫn nại bới móc tìm kiếm trên bãi rác. Lạ là để “được” mệt nhọc như thế, họ phải “đầu đơn”, cạnh tranh nhau vô cùng khắc nghiệt.

 

Chị Nguyễn Thị Vân (ngồi giữa) trao đổi với phóng viên. 	Ảnh: N.H
Chị Nguyễn Thị Vân (ngồi giữa) trao đổi với phóng viên. Ảnh: N.H

 

Cơm chan nước mắt

Từ khi Khu liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt TP. Thanh Hóa và các vùng phụ cận chuyển về xã Đông Nam (huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) hoạt động, thì hàng chục hộ dân nghèo của xã này bỗng có thêm một nghề kiếm cơm mới - nghề bới rác. Sáng tinh mơ, hàng chục người đã í ới gọi nhau, chân ủng tay găng, mặt bịt kín chạy thật nhanh đến chỗ xe rác đầu tiên đổ vào bãi. Khi xe rác xả thải, không ai nói chuyện với ai, mỗi người một góc, lầm lũi, cần mẫn cào bới, nhặt thật nhanh những thứ có thể dùng hoặc bán được từ đống rác mới đổ. Sau khi cật lực với đống rác mới, mọi người tỏ ra thấm mệt, uể oải, họ lê những bao tải đựng những gì đã thu nhặt được về các lán nhỏ, phân loại phế liệu rồi cân bán.

Lau vội mồ hôi túa trên khuôn mặt nhem nhuốc, chị Nguyễn Thị Vân (29 tuổi, thôn Hạnh Phúc, xã Đông Nam) tâm sự: “Chồng em đi làm đá, nhà có 2 đứa con nhỏ sống cùng với bố mẹ chồng năm nay đã ngoài 60 tuổi quanh năm ốm đau, cả nhà chỉ có 2 sào ruộng nên khó khăn lắm. Trải qua mấy vòng bình xét, em mới được vào bãi rác. Biết độc hại nhưng vì cơm áo nên tặc lưỡi thôi”.

Mặt trời dần lên cao, cái nắng quái giữa thu gay gắt đổ xuống, bãi rác bốc lên một thứ mùi hôi thối nồng nặc. Một số người sau những giờ phút cật lực vật lộn với đống rác đã trở về dưới những lùm cây để nghỉ. Trong khi một số người khác vẫn cặm cụi “bán mặt cho rác, bán lưng cho trời”, rệu rã, lê những bước chân mệt mỏi cố tìm cho mình những gì còn sót lại. Cật lực mưu sinh đến trưa, không ít chị em vẫn cố ở lại chờ đợi những chuyến xe rác mới… Họ ngả cơm ra ăn ngay trên rác, bên bãi rác. Những cái đầu cúi xuống. Những dòng mồ hôi hay  nước mắt lăn dài trên âu cơm...

Xót xa phận người

 

Bãi rác hôi thối là nơi làm việc của hàng chục chị em có hoàn cảnh khó khăn.
Bãi rác hôi thối là nơi làm việc của hàng chục chị em có hoàn cảnh khó khăn.

 

Ngồi bên cạnh chị Vân, chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Phúc Đoài, là một trong những thành viên có hoàn cảnh éo le. Chồng mất vì bị ung thư gan cách đây gần 1 năm. Một mình chị đang phải gánh trên vai 2 đứa con nhỏ, đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ học mẫu giáo. Suốt 3 năm chồng ốm đau, mọi của cải, đồ đạc trong gia đình lũ lượt đội nón ra đi. Trong khi nhà chỉ có vài sào ruộng không đủ chi tiêu cũng như trả những khoản nợ khổng lồ do trước đó vay mượn điều trị bệnh tật cho chồng. Mỗi khi đến ngày được vào nhặt rác, chị phải dậy từ sáng sớm, lo đồ ăn cho các con đâu ra đấy rồi mới theo các chị em khác đi làm. Mỗi tháng, cứ luân phiên các tổ thì chị có 7 lượt (7 ngày) được nhặt rác. Trung bình mỗi ngày, chị nỗ lực cũng cho thu nhập từ 150 nghìn đến 200 nghìn đồng. Còn những ngày không phải phiên mình thì hễ ai thuê gì thì chị làm nấy, từ cấy hái, cho đến cày bừa vất vả, miễn là có thêm thu nhập lo cho con cái là chị đều không từ.

Chị Lê Thị Mai (38 tuổi, thôn Hạnh Phúc) buồn bã: “Suốt ngày phải hít thứ không khí nồng nặc, ruồi nhặng bu đầy nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải cắn răng chịu đựng chứ biết làm sao. Chồng tôi đi làm phu đá nguy hiểm lắm, tính mạng lúc nào cũng treo lơ lửng trên những vách đá nhưng thu nhập cũng chẳng là bao. Đứa con đầu đang học đại học, đứa thứ hai học lớp 7, nhà chỉ có hơn sào ruộng, được vào đây làm chúng tôi còn may mắn hơn nhiều chị em khác”. Câu chuyện bị cắt ngang vì một chiếc xe chuyên dụng chở rác mới đang tiến vào bãi, các chị ào ra như những con thiêu thân. Bữa trưa đạm bạc coi như kết thúc giữa chừng!

Để được nhặt rác, cũng phải… cạnh tranh

Để vào được bãi rác, họ phải làm đơn và phải là người có hoàn cảnh khó khăn, có bảo hiểm y tế… sau khi được thôn, xã duyệt, Công ty Môi trường duyệt mới được cấp thẻ vào nhặt rác. Theo chị Nguyễn Thị Ngân (32 tuổi, thôn Phúc Đoàn) cho biết: “Để có cái thẻ vào bãi rác này cũng không phải là dễ. Muốn có được thẻ vào bãi, mọi người phải làm đơn. Sau khi gửi đơn, thì những người quản lý bãi rác, chính quyền địa phương phải kiểm duyệt, xác nhận (hoàn cảnh, thu nhập, sức khỏe…) xem có đúng với những gì trong đơn đã trình bày. Ngoài ra, mọi người còn phải cạnh tranh với nhau rất ác liệt, bởi người muốn được vào bãi nhặt rác rất nhiều. Đây có thể coi như một cuộc thi về hoàn cảnh vậy, ai “thắng” thì được vào nhặt rác, được cấp thẻ”.

Ông Phùng Sỹ Hùng - Phó Giám đốc xí nghiệp xử lý môi trường - Công ty THHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho biết: Những người nhặt rác ở đây chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn và có bảo hiểm y tế. Chưa hết, ngoài những yêu cầu bắt buộc về bảo hiểm y tế, có hoàn cảnh khó khăn, không có công việc ổn định thì người dân phải cam kết các quy định của công ty như: Không thu nhặt phế liệu khi các phương tiện máy móc của công ty đang hoạt động; không đi lại lộn xộn; chấp hành sự điều hành của công ty trong quá trình thu nhặt phế liệu; không trộm cắp; không tranh giành, cãi lộn gây mất trật tự. Nếu tai nạn rủi ro trong khu vực bãi chứa và xử lý rác thải của đơn vị (bị điện giật, bị ô tô chở rác, máy ủi, xe máy đâm va hay ốm đau, bệnh tật)… người dân phải chịu mọi hậu quả, công ty không có trách nhiệm bồi thường, thanh toán bất kỳ tổn thất nào…

 

Theo ông Hùng, sau khi người dân gửi đơn lên phía công ty, công ty sẽ gửi lại cho Trưởng thôn sắp xếp và phân tổ. Trung bình mỗi ngày tại bãi rác có khoảng trên dưới 15 người tham gia thu nhặt phế liệu, tương đương với 1 tổ. Ở đây có 4 tổ, khoảng trên dưới 60 người, hoạt động luân phiên. Thành phần thì chủ yếu là phụ nữ, có một vài trường hợp là đàn ông vào hỗ trợ việc bê, vác, mua bán cân hàng...

N.Hưng-T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top