Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ tích của cặp vợ chồng mù cưu mang 50 người cùng cảnh ngộ

Chủ nhật, 09:21 31/03/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Họ đến với nhau trong bóng tối. Cuộc sống của đôi vợ chồng này hằng ngày phải vật lộn với muôn ngàn nỗi gian truân, khi cả hai đều mù lòa, đói khổ... Thế nhưng, bằng nghị lực và ước mơ của mình, họ đã dìu nhau đi trên con đường đầy khổ đau để vượt qua nghịch cảnh.

Kỳ tích của cặp vợ chồng mù cưu mang 50 người cùng cảnh ngộ 1

Anh Đến và chị Loan tại mái ấm “Mây Bốn Phương”.

Điều đáng nói, không chỉ tự lo cho mình, đôi vợ chồng mù lòa này còn cưu mang gần 50 người khiếm thị khác chịu chung hoàn cảnh như mình. Câu chuyện “người mù chăm người mù” của đôi vợ chồng này đã dệt nên một “cổ tích tình thương” giữa đời thường.

Bà Nguyễn Thị Thành (57 tuổi, ngụ tại xã Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi là người sống trong xóm, thấy hai vợ chồng anh Đến và chị Loan mù lòa mà lại có tấm lòng nhân hậu. Họ mù mà có thể giúp đỡ nhiều người tật nguyền như vậy thì thật đáng khâm phục, cảm động. Bản thân tôi là người bình thường, việc chăm sóc những người trong gia đình đã rất khó khăn huống hồ họ mù mà lại chăm nom cho mấy chục người khác. Thấy họ vất vả nên tôi đã tình nguyện sang giúp họ dọn dẹp và chăm sóc cho những người khuyết tật này”.

Mối tình vượt qua sóng gió

Tìm đến nhau khi cả hai đều không thể nhìn thấy ánh sáng, sự cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh đã khiến anh Lê Văn Đến (SN 1976, quê Trà Vinh) và chị Bùi Thị Kim Loan (1972, quê Khánh Hòa) gắn bó với nhau. Hằng ngày, hai con người mù lòa ấy dắt díu nhau đi khắp các con đường để bán vé số mưu sinh. Cuộc sống nay đây mai đó, trôi dạt khắp nơi, nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh đói nghèo. Sau nhiều năm lang bạt, họ nhận ra là phải học lấy một cái nghề thì mới có thể nuôi sống mình và xây dựng gia đình.

Từ ý nghĩ ấy, sáng đi bán vé số, tối về họ lại tìm đến các trung tâm của người khuyết tật để học nghề . Bằng nghị lực và tinh thần học hỏi phi thường, không lâu sau đó, anh Đến và chị Loan đã có thể tự kiếm sống. Họ đã vươn lên từ chính nghịch cảnh của cuộc đời mình và còn xây dựng được một mái ấm tình thương dành cho những người có hoàn cảnh như họ. Đôi vợ chồng mù lòa này đã cưu mang, săn sóc cho gần 50 người tật nguyền, cô đơn và đói khổ.

 Dựa trên những dòng thông tin đầy cảm động ấy, chúng tôi lặn lội tìm về mái ấm mang tên “Mây bốn phương” (số 36A, đường Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP.HCM) của đôi vợ chồng đặc biệt này vào lúc xế chiều. Trải qua quãng đường đất đầy bụi và tầm vông phủ kín hai bên đường, ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con hẻm dần hiện ra trước mắt. Tiếp chúng tôi với nụ cười nhân hậu, chị Loan đưa tay quờ quạng dò lối đi ra. Mặc dù không nhìn thấy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn niềm nở trò chuyện một cách thân tình. Nói về mái ấm của mình, chị Loan vui vẻ cho biết: “Hiện tại ở đây tổng cộng tất cả có 48 người, đa số là những người khiếm thị, còn lại là mấy đứa trẻ mồ côi cơ nhỡ và người già neo đơn. Ai tật nguyền cơ nhỡ muốn về đây sống chúng tôi đều chấp nhận và lo cho họ, mặc dù nghèo đói nhưng là có chốn nương thân đỡ phải chịu cảnh nay đây mai đó, màn trời chiếu đất”.

Bản thân mang hoàn cảnh tật nguyền, từ nhỏ chị Loan đã mất đi thị lực nên phải sống trong bóng tối. Năm 14 tuổi, chị rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, nhưng với một thân thể tật nguyền, chị không thể tìm được một công việc nào khác ngoài việc lang thang bán vé số mưu sinh. Đến tuổi đôi mươi, ước mong có một gia đình của người thiếu nữ luôn là niền ao ước của chị. Nghe tin có một người đàn ông mù lòa với cây đàn guitar ngày ngày về bên ngôi miếu cạnh bờ sông (Q8) để trú ngụ và ca hát, chị lấy làm tò mò.

Người đàn ông mù này chính là anh Lê Văn Đến, vốn là người chơi guitar rất hay. Gia đình nghèo, từ nhỏ anh đã rời Trà Vinh lên TP.HCM kiếm sống. Cũng bởi có tiếng đàn du dương mà chị Loan thường hay lui tới chuyện trò và nghe anh đàn hát. Tình cảm của họ ngày một thêm sâu đậm, họ thấu hiểu được hoàn cảnh  mặc dù không nhìn thấy nhau. Rồi hai người quyết định tìm gắn bó để cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc đời. Kể về ngày cưới của mình, chị Loan ngại ngùng cho biết: “Lúc đó mến nhau rồi đến với nhau nhưng phía gia đình hai bên đều rất lo lắng khi thấy cả hai đều mù lòa. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua nhanh bởi sự sắp đặt của một số người trong thôn xóm”, chị Loan tâm sự.

Hai năm sau khi cưới, chị sinh đứa con trai đầu lòng. Cũng thời gian này, cuộc sống của gia đình chị trở nên gian nan và vất vả hơn rất nhiều. Nỗi bất hạnh mù lòa đã khiến họ trở nên khó khăn hơn khi phải kiếm sống lay lắt trong bóng tối mịt mù… Sau nhiều đêm bàn tính, anh chị quyết định phải tự mày mò học lấy một nghề. Anh Đến thì đã biết đàn nên với kiến thức ấy anh theo học đàn organ, còn chị Loan thì theo học nghề massage… Bằng những nỗ lực hết mình, họ đã cố gắng học với niềm đam mê và ước mơ của mình. Không lâu sau đó, họ đã hoàn thành khóa học và có thể sống với nghề.

Hằng ngày, anh Đến tìm đến các quán café, quán hát để đàn kiếm sống còn chị Loan thì xin làm trong một tiệm massge dành cho người mù ở Q.10. Từ đó, cuộc sống dần khấm khá hơn, không phải lo lắng, chật vật như hồi trước nữa. Thế nhưng, với tâm nguyện giúp đỡ những người tật nguyền, anh Đến và chị Loan luôn ấp ủ một mong ước là làm sao để có thể  truyền dạy nghề của mình cho những người khiếm thị khác để họ có thể sống tốt hơn…

Kỳ tích của cặp vợ chồng mù cưu mang 50 người cùng cảnh ngộ 2

Hình ảnh một số người mù tại mái ấm của đôi vợ chồng mù.

Ước mơ một mái ấm cho người khiếm thị

Nhớ lại những ngày đầu tiếp nhận một số người có cùng hoàn cảnh bất hạnh như mình, chị Loan kể: “Lúc mới về xã Phú Hòa Đông sống,  hai vợ chồng tôi mướn đất và dựng lều ở tạm. Rồi thấy đất rộng nên cất chòi bán café hát với nhau. Nhờ anh Đến đã có ngón đàn, lại thêm người “bỏ mối” tốt bụng cho mượn tiền, việc mở quán diễn ra thuận lợi. Thời gian này có nhiều người mù thường hay qua lại bán vé số, thấy họ không nơi nương tựa nên chúng tôi đã cho họ ở nhờ lại nhà mình và dạy nghề cho họ”.

Tiếng lành đồn xa, những người khiếm thị tìm đến nhờ cậy anh chị ngày một đông. Hết lớp này lại đến lớp khác, đôi vợ chồng mù cứ truyền dạy nghề cho họ để sau đó họ có thể tìm một công việc phù hợp. Nói về nghĩa cử này, chị Loan bày tỏ: “Mình cũng trải qua những tháng ngày lang thang, không nơi nương tựa nên mình thấu hiểu hết cái khổ của họ. Bởi vậy, dù đói nghèo hai, vợ chồng chúng tôi cũng cố gắng hết sức để có thể lo cho những người có hoàn cảnh như mình, dù đó là điều tưởng chừng như không thể làm được”.

Mọi chuyện diễn ra thuận lợi chừng nửa năm thì khó khăn ập đến. Quán café hát của anh chị tan hoang, sau khi hứng chịu cơn bão quét qua. Chủ đất sau đó cũng thu hồi lại, không cho thuê nữa. Không còn chốn nương thân, anh chị buộc rời về ấp Phú Hòa mướn đất sinh sống. Từ nơi đây, đôi vợ chồng mù đã lập nên một mái ấm mang tên “Mây bốn phương”, để những người mù khắp nơi có thể về đây trú ngụ và học nghề. “Tuy ở đây thiếu thốn và khổ cực, nhưng chúng tôi mong đây là một chốn dừng chân, là nhà của những người khiếm thị như chúng tôi”, chị Loan bày tỏ.

Giờ đây, mái ấm của đôi vợ chồng mù lòa này tổng cộng đã có gần 50 người trú ngụ. Mọi sinh hoạt, ăn uống, anh chị đều đứng ra gánh vác. Việc đi đánh đàn thuê cho các đám cưới và đi massge dạo của chị Loan không thể nào lo đủ cho cuộc sống của chừng ấy con người. Anh chị cũng mong sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để cuộc sống của những người mù được cải thiện và tốt hơn. Mở ra mái ấm này, chị Loan và anh Đến cũng chỉ mong ước là được giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn trong xã hội, nhưng với sức của hai con người mù ấy thì quả thực là điều rất khó khăn…
 
Phù Vân
hatrangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hôm nay (19/4), học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10

Hôm nay (19/4), học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10

Giáo dục - 32 phút trước

GĐXH - Hôm nay, tất cả học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Sau khi nộp phiếu dự tuyển các em học sinh không được thay đổi nguyện vọng.

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Giáo dục - 56 phút trước

Để có thời gian dự đám cưới nhà hiệu trưởng, Trường Tiểu học và THCS Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình đã tổ chức dạy học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương khiến phụ huynh bức xúc.

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, trường Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành mới nhất là Luật Kinh doanh và Quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần visa (thị thực) nếu đến những nơi này.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 6 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 6 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Top