Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm Cách mạng Tháng 8, Quốc khánh 2/9: Di tích đặc biệt ở làng lụa

Thứ sáu, 07:25 02/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đây chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, làm rung động hàng triệu con tim Việt Nam.

Một ngôi nhà nhỏ nằm giữa Làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông yên bình.

Ngôi nhà đi vào lịch sử

Khu nhà rộng 300m2 nằm giữa làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông- Hà Nội), Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Bác đã từng ở trong thời kỳ kháng chiến nay vẫn còn vẹn nguyên từng khoảng sân, vạt vườn nhỏ, chiếc bàn xưa. Chiếc giường gỗ cũ kỹ, đơn sơ với tấm chiếu cói - nơi Bác nghỉ ngơi những ngày ở Vạn Phúc vẫn còn đó.
 
 Ngôi nhà 2 tầng, căn phòng gác hai là nơi Bác từng ở năm 1946.
Ảnh: LX

Bộ bàn ghế - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ T.Ư Đảng ngồi họp quyết định phát động cuộc kháng chiến trên cả nước năm 1946, được giữ nguyên trạng như vị trí ban đầu. Căn phòng đơn sơ trên gác hai của ngôi nhà mang đầy dấu tích những ngày hoạt động, làm việc của vị lãnh tụ kính yêu từ năm 1946. Kể về những ngày Bác Hồ hoạt động, làm việc tại khu nhà này, chị Đỗ Kim Nhung- Cán bộ Ban Quản lý di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhớ cả từng chi tiết nhỏ khi giới thiệu về di tích theo những tư liệu được ghi lại trong lịch sử.

Đó là thời điểm cuối năm 1946, trong những ngày cả nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các cơ quan đầu não của Trung ương và Hà Nội từng bước bí mật di chuyển ra các vùng ngoại ô. Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch: Địa điểm di chuyển đều phải đảm bảo bí mật tuyệt đối nhưng cũng phải thuận lợi cho công tác điều hành của Trung ương. Bác giao công việc này cho đồng chí Trần Đăng Ninh, lúc đó là Trưởng ban An toàn khu Trung ương. Sau một thời gian tìm hiểu, đồng chí Trần Đăng Ninh đã đề xuất lên Bác ý định chọn làng Vạn Phúc để làm địa điểm đón Bác về với lý giải: Đây là một vùng đất giàu truyền thống Cách mạng, lại cách trung tâm Hà Nội không xa, thuận tiện cho việc đi lại, chỉ đạo chiến dịch. Dù vậy, để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Bác, đồng chí Trần Đăng Ninh vẫn hỏi lại đồng chí Nguyễn Tấn Phúc, người làng Vạn Phúc và là cán bộ an toàn khu Trung ương: Nếu Bác về Vạn Phúc thì ở nhà ai để đảm bảo bí mật? Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Phúc trả lời: Dạ, thưa Bác, ở nhà ông Nguyễn Văn Dương ạ!

 Hồi đó gia đình ông Dương là  chủ một cơ sở dệt ở làng Vạn Phúc, mọi người trong gia đình ông ngay từ những năm 1936-1939 đã giác ngộ Cách mạng. Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, gia đình ông cũng là cơ sở của các đồng chí Hoàng Quốc Việt và Hoàng Văn Thụ. Dinh cơ nhà ông Dương khi ấy có 4 khu nhà: khu nhà ở, khu nhà dệt, nhà bếp và nhà hồ sợi. Ngôi nhà chính có 2 tầng, mỗi tầng có 4 gian. Tầng dưới dành cho mọi người trong gia đình, tầng trên dự kiến sẽ dành để Bác và các cán bộ đi theo ở và làm việc.

Sau khi nghe đồng chí Nguyễn Tấn Phúc báo cáo, đồng chí Trần Đăng Ninh tuy thể hiện sự yên tâm, nhưng ông vẫn cùng đồng chí Tấn Phúc về tận nơi kiểm tra thực tế. Khi gặp ông Dương, đồng chí Trần Đăng Ninh vừa ngỏ ý muốn mượn ông tầng gác trên cho Đội tuyên truyền xung phong làm việc một thời gian, vợ chồng ông Dương đồng ý ngay. Sau khi khảo sát kỹ nơi ăn, chốn ở và phương án bảo vệ, sẩm tối ngày 3/12/1946, Bác Hồ và 4 cán bộ giúp việc đi trên một chiếc xe commăngca về làng Vạn Phúc. Để đảm bảo bí mật, ngoài bộ trang phục giống như những người cùng đi, Bác còn dùng chiếc khăn mùi xoa che cằm để không lộ chòm râu. Khi tới nhà ông Dương, đồng chí Trần Đăng Ninh vào nhà trước. Sau khi nói chuyện với chủ nhà, đồng chí mời Bác lên một căn phòng trên tầng 2 ngôi nhà chính.
 
 Bộ bàn ghế Bác và Ban Thường vụ TƯ thông qua Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến.
 Chiếc giường và bàn làm việc nơi Bác ở và viết Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến.

Căn phòng 12m2 và chiếc giường gỗ đơn sơ

Phòng làm việc của Bác ở trong khu nhà của ông Dương giữa làng lụa Vạn Phúc rộng chừng 12m2, có chiếc giường gỗ dẻ quạt để Bác nằm, chiếc gối gỗ nhỏ sơn màu huyết dụ. Kề ngay bên giường là bàn làm việc, kế đó là một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện, trên bàn có chiếc đèn dầu hoả và trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Phía ngoài là bộ bàn ghế mà Bác và Ban Thường vụ T.Ư Đảng ngồi họp quyết định phát động cuộc kháng chiến trên cả nước- năm 1946. 

Những ngày ở nhà ông Dương, Bác chỉ thay đổi chi tiết nhỏ đối với các đồ vật trong căn phòng. Chiếc bàn ở góc nhà, Bác kê sát cạnh giường ngủ. Còn chiếc ghế, Bác nhường cho khách, bản thân Bác thì ngồi ngay trên giường và quay ra bàn viết. Đêm đến, Bác thường làm việc rất khuya, mặc dù vậy, như thường lệ, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập thể dục. Trong thời gian ấy, Bác thường căn dặn các cán bộ giúp việc phải coi trọng các nguyên tắc giữ bí mật. Vì thế, ngày ấy dân làng Vạn Phúc, kể cả số cán bộ chủ chốt của xã và tỉnh Hà Đông (cũ)  lúc đó đều không hay biết! Bác thường đi rất sớm và trở về đến làng khi đã lên đèn. Đây là những ngày Hà Nội rất căng thẳng khi thực dân Pháp đã gây ra nhiều vụ thảm sát ở các phố Yên Ninh và Hàng Bún. Chúng còn đưa quân chiếm đóng Sở Tài chính và gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước vũ khí của tự vệ, rồi đòi quyền kiểm soát an ninh thành phố.

Trong 16 ngày làm việc và hoạt động ở làng Vạn Phúc, Bác đã có nhiều cuộc trao đổi với các đồng chí trong Ban Thường vụ T.Ư Đảng, giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Cũng từ đây, nhiều lần Người trở lại Hà Nội gặp gỡ cán bộ, bộ đội và tiếp xúc với các phóng viên nước ngoài.

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” viết trong căn phòng nhỏ
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 2003 dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn về thăm lại khu nhà xưa và viết nên những dòng chữ đầy xúc động “Tôi vô cùng cảm động, 57 năm sau trở lại thăm nơi Bác và chúng tôi đã thông qua lần cuối “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta và mang lại thắng lợi vĩ đại ngày nay”.

Chính tại ngôi nhà này, vào các ngày 18- 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa cuộc họp mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng và quyết định phát động Toàn quốc kháng chiến. Nơi đây, hiện vẫn còn lưu giữ những tài liệu liên quan đến sự kiện ra đời “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vang dội năm xưa. Trong đó, có phần nhật ký mà đồng chí Vũ Kỳ đã ghi lại những khoảnh khắc căng thẳng nhất của Bác khi ngồi soạn thảo lời Hịch kêu gọi đồng bào cả nước vùng lên kháng chiến: “Ngày 19/12, tờ mờ sáng Bác đã dậy,chuẩn bị giấy, bút. Đêm qua chắc Bác ngủ ít nên thấy mắt Bác thâm quầng. Giờ này mùa đông rét lạnh, chắc nhiều người còn đang ngủ. 18 giờ 45 phút tối 19/12, Bác rời Vạn Phúc và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã được lan đi khắp đất nước, làm rung động hàng triệu con tim Việt Nam, như một lời Hịch cứu nước vang dội”.

Trong hai ngày 18- 19/12/1946 ấy, Bác đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) phát động cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Đường lối, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Hội nghị này được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng và Hội nghị đã thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo.

Cụ Dương, người chủ ngôi nhà xưa, nay đã mất. Con cháu cụ còn ở làng Vạn Phúc chỉ còn người con gái tên Hà với tiệm lụa nổi tiếng Hà Thành và người cháu trai của cụ hiện đang sinh sống trong ngôi nhà khang trang ngay cạnh khu di tích. Với truyền thống cách mạng lâu đời, những người dân làng lụa dường như rất đỗi tự hào vì quê hương mình từng được Bác Hồ đến ở, hoạt động. Con cháu cụ Dương cũng đã tự nguyện tặng cả gia tài của mình cho Bảo tàng tỉnh Hà Tây (cũ) từ hơn 20 năm qua để làm Nhà lưu niệm Bác Hồ. Khu nhà bây giờ vẫn nằm ở giữa làng, căn phòng trên gác hai là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc hiện vẫn được giữ nguyên như những ngày Người làm việc ở đây.
 
Cổng vào khu nhà di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vạn Phúc xưa có tên là làng Vạn Bảo, vốn gọi là trang Vạn Bảo, thuộc xã Thượng Thanh Oai, nằm ngay bên dòng sông Nhuệ, nay thuộc TP Hà Nội.
 
Theo sử làng, nghề dệt lụa ở đây đã có từ năm 868, Thành Hoàng làng đang thờ chính là ông tổ của nghề dệt lụa.

Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tại Hà Nội hiện có 292 di tích và địa điểm lưu niệm về Bác Hồ, trong đó, Hà Nội (cũ) có 183 di tích, Hà Tây (cũ) có 109 di tích.
 
Lã Xưa
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Pháp luật - 11 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 15 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 15 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 24 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Top