Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không còn sợ “con ma rừng” nữa

Thứ tư, 12:16 28/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Gần bốn mươi năm trôi qua, giờ mỗi khi kể về cuộc chạy trốn “con ma rừng” của người Giẻ Triêng từ đỉnh Ping Ôi sang đỉnh Đắk Xuyên, Trưởng thôn A Phương bảo rằng, đó là những kỉ niệm buồn...

 

“Con ma rừng” không còn là nỗi ám ảnh của người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên nữa. Ảnh: P.B
“Con ma rừng” không còn là nỗi ám ảnh của người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên nữa. Ảnh: P.B

 

Ốm đau là đổ lỗi cho…“ma rừng”

Tuy người Giẻ Triêng ở xã Đắk Môn hiện nay vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, nhưng hủ tục khiến họ sợ nhất là “con ma rừng” thì bây giờ không còn nữa. Bà Y Zét, ở thôn Măng Lon (xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) - một trong những nạn nhân của “con ma rừng” tâm sự rằng, khi mới đến tuổi trưởng thành, bà đã được bố mẹ căn dặn không được “mang cái bầu” khi chưa cưới. “Mà nếu có cưới về thì cũng không được sinh con trước một mùa trăng tròn. Nếu chưa đủ một năm mà sinh con thì đó là con của “ma rừng”, phải mang vào cúng cho “ma rừng” để dân làng được bình yên”, bà Y Zét kể lại.

Ngồi cạnh bà Y Zét là người con trai A Hưng. A Hưng năm nay đã 33 tuổi và là một trong những thanh niên “tiến bộ” của làng Măng Lon khi đã tốt nghiệp đại học. Hưng nói: “Câu chuyện “con ma rừng” của ông bà, tổ tiên mình, mình đều được nghe kể lại. Những điều đó cũng do lòng tin vào thần thánh và nỗi lo sợ của dân làng, được truyền từ người này, sang người khác. Nói về “con ma rừng”, mình được biết, ngày xưa, ông bà mình khi bị ốm yếu, bệnh tật đều thuê thầy cúng về đuổi “con ma rừng” ra khỏi nhà. Bất kể chuyện gì trong nhà, từ người đến động vật, khi bị ốm, chết đều đổ lỗi cho “ma rừng” cả. Cũng may đến thế hệ mình, được học hành nên cũng hiểu biết rõ hơn, khi bị ốm đau thì đến bệnh viện chứ không có chuyện “con ma rừng” hay “ma” gì cả”.

Theo những già làng ở làng Măng Lon, ngày xưa ở bên đỉnh Ping Ôi, người Giẻ Triêng còn có những hủ tục rất kinh hoàng như: Chôn con theo mẹ, nếu khi sinh người mẹ bị chết hoặc là nếu sinh đôi thì phải giết đi một đứa.

Người Giẻ Triêng xưa quan niệm, nếu mới sinh ra, người mẹ chết mà không cho đứa bé “đi theo”, hồn người mẹ sẽ không siêu thoát. Hồn ma ấy đeo bám đứa bé và trước sau cũng bắt nó đi theo. Thậm chí, nếu ai nuôi đứa bé này thì sẽ bị hồn ma của người mẹ về quậy phá, bắt tội.

Khi kể về hủ tục “sinh đôi giết một”, ông A Phương bảo, chỉ nghe kể lại chứ ông cũng không được chứng kiến. “Từ thời bên Ping Ôi, bây giờ sang ở Măng Lon này thì tôi chưa thấy trường hợp nào như vậy cả. Nhưng tổ tiên chúng tôi ngày xưa có tục, nếu người mẹ mà sinh đôi thì buộc phải giết bỏ một trong hai đứa trẻ vừa chào đời. Họ cho rằng, một trong hai đứa trẻ là con của “ma rừng” nên phải giết một để cho “ma rừng” không đến quấy phá gia đình, anh em và dân làng”.

Theo bà Y Zét, vì người Giẻ Triêng sống ở núi rừng nên mọi sự từ ốm đau, bệnh tật hay gà lợn bị chết đều do “con ma rừng” nó hãm hại. Ngày xưa không hiểu biết, khi bị mắc bệnh thì gia đình tổ chức giết trâu bò, gà vịt để cúng bái xin thần linh và “con ma rừng” tha tội. Bây giờ có bệnh viện, có thuốc rồi. Khi bị bệnh thì đi khám ở trạm xá hoặc lấy thuốc uống, bệnh nặng thì lên thành phố chứ chúng tôi không tin là có “con ma rừng” nữa.

Sẽ không còn ám ảnh

 

Trưởng làng Măng Lon: “Con ma rừng là do thiếu hiểu biết”. Ảnh: P.B
Trưởng làng Măng Lon: “Con ma rừng là do thiếu hiểu biết”. Ảnh: P.B

 

Những ngày tháng công tác ở vùng đất Tây Nguyên, điều mà chúng tôi dễ nhận thấy là nơi đây vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, kỳ lạ. Đó là một vùng đất với rất nhiều dân tộc thiểu số, từng tồn tại và đang tồn tại những hủ tục kinh hoàng, mê tín và lạc hậu.

Nói về “con ma rừng”, ông A Phương, Trưởng thôn Măng Lon bảo rằng, nếu như không có cuộc chạy trốn ngày ấy, có thể còn nhiều đứa trẻ nữa bị chết bởi hủ tục khủng khiếp của dân tộc mình. “Chắc chắn bây giờ người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên sẽ không còn cặp vợ chồng trẻ nào bị xua đuổi, phải ra sống ở rừng nữa. Cũng chắc rằng, chẳng có đứa trẻ nào bị mang ra cúng cho “con ma rừng”, ông A Phương khẳng định.

Là nhân chứng lịch sử, chứng kiến ngôi làng Măng Lon từ ngày còn rải rác đôi ba người đến ở, ông A Phương bảo, điều khiến ông vui nhất là giờ đây cuộc sống của người dân đã hoàn toàn đổi khác. “Trên đỉnh Đắk Xuyên này, chúng tôi không còn phải lo cái đói, cái khổ như ngày xưa. Những đứa trẻ mới lớn lên đã được đi học, được tiếp cận những phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại nhất. Điều đó, đồng nghĩa rằng, cái hủ tục “con ma rừng” chỉ là do mình mê tín, thiếu hiểu biết thôi”, ông A Phương nói.

Trò chuyện với ông A Phương về “con ma rừng”, lại nhớ đến câu chuyện mới xảy ra cách đây hơn một năm ở làng Nước La, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Vùng đất cách làng Măng Lon đúng 150km. Cũng vì niềm tin mù quáng vào ma quỷ, thần thánh mà cháu Y Nôn, 11 tuổi suýt bị giết chết.

Y Nôn là một cậu bé người Mơ Nâm, con gái của ông bà A Hành - Y Đương. Trước đó, vào giữa tháng 12/2013, Y Nôn bỗng dưng phát bệnh, toàn thân bị mọng nước, bong ra lở loét, hôi hám nên phải nghỉ học. Mặc dù đã được Trung tâm Y tế huyện Kon Plông chẩn đoán và điều trị viêm da nhiễm trùng toàn thân, nhưng gia đình đưa Y Nôn trốn viện. Do tin lời thầy bói nói rằng, Y Nôn bị “ma rừng” bắt tội, ăn hết phủ tạng, nên gia đình đưa Y Nôn ra khỏi làng, bỏ cháu trong một căn chòi dựng tạm.

Điều may mắn là sự việc đã được chính quyền địa phương can thiệp, sau đó kịp thời đưa nạn nhân đến Trung tâm Bệnh xã hội của tỉnh Kon Tum. Khi mới phát hiện, Y Nôn đang trong tình trạng nguy kịch về sức khỏe, toàn thân lở loét bong vảy, viêm giác mạc, loét bộ phận sinh dục và khó có cơ hội sống.

Vì căn bệnh và thể trạng của Y Nôn đã ở giai đoạn có thể nguy hiểm đến tính mạng nên được khẩn cấp chuyển đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định). Sau ba tháng được các y, bác sĩ điều trị, cháu Y Nôn xuất viện và thoát khỏi cái chết của “con ma rừng”.

Nói về hủ tục của người Giẻ Triêng ở xã Đắk Môn, chị Y Viên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, luật tục nặng nề xưa như bây giờ đã hết, chuyện chôn con theo mẹ đã không còn. Tuy nhiên, việc tuyên truyền cho người dân hiểu biết, loại bỏ hủ tục vẫn là điều cực kỳ quan trọng ở vùng đất biên giới này.

C.Tuân - P.Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 3 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 3 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 3 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Top