Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khổ vì quá tải “heo vàng”: Phụ huynh, nhà trường cùng áp lực

Thứ hai, 15:53 12/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Số lượng học sinh vào lớp 1 năm nay tăng ồ ạt ở các thành phố lớn.

Khổ vì quá tải “heo vàng”: Phụ huynh, nhà trường cùng áp lực 1

“Heo vàng” chen chúc chật kín sân Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, TPHCM). Ảnh: Tuấn Vương

Tại TPHCM, tính đến thời điểm hiện tại, số học sinh vào lớp 1 đã tăng 15.700 em so với năm học trước, nâng tổng số học sinh lên hơn 300.000 em. Đây được coi là một con số khổng lồ và tăng đột biến so với mọi năm.

Không đào đâu ra lớp

“Tỷ lệ đầu vào và đầu ra quá chênh lệch, khi thành phố cần có thêm hàng chục ngàn chỗ học mới cho học sinh tiểu học thì trên thực tế mới chỉ có 613 phòng học cho năm học mới 2013-2014. Chắc chắn điều này sẽ gây nên áp lực cho các trường tiểu học trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục”, bà Trần Thị Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM nhận định. Ngành giáo dục TPHCM cho hay, trước mắt, các quận, huyện sẽ phải chủ động sử dụng một số phòng học của khối THCS trong thời gian chờ đợi các công trình xây dựng mới. Ngoài ra có thể dùng những phương án như tăng sĩ số lớp, cắt giảm bán trú, giảm lớp học 2 buổi/ngày…

Hà Nội: Được phép dồn học sinh,  nhưng không quá 55 em

So với năm học trước, năm nay số trẻ vào lớp 1 của Hà Nội tăng gần 11.000 học sinh. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, để đối phó với tình trạng quá tải, Sở GD&ĐT thành phố đã phối hợp với các quận, huyện để có nhiều giải pháp như: Tăng thêm phòng học, phân tuyến tuyển sinh theo phường, trường nào có thể thì được cải tạo một số phòng chức năng nhằm xây mới thêm lớp... để tránh tình trạng phải xếp gạch chờ nộp đơn vào lớp 1 cho con như những năm trước.

Ngoài ra, để hạn chế những lộn xộn trong công tác tuyển sinh đầu cấp, nét mới trong chủ trương tuyển sinh đầu cấp năm nay của Hà Nội là “4 rõ”: Rõ về chỉ tiêu, rõ về phương thức, rõ về phân tuyến và rõ về thời gian. Như vậy, phụ huynh có thể nắm được chỉ tiêu, ngày giờ mà trường tuyển sinh ở địa bàn mình theo tuyến nào để mang đơn đến nộp đúng ngày ấy, không phải tất cả cùng đổ xô nộp đơn cùng lúc như trước. Đặc biệt, theo ông Thống, một số trường do học sinh tăng nhưng trường lớp không thể cải tạo thêm, họ sẽ dồn học sinh ở lớp trên. Chẳng hạn lớp đó trước đây chỉ 40 học sinh, giờ được phép dồn lên đến 55. Tuy nhiên, trường nào dồn học sinh quá 55 em thì phải báo cáo Sở GD&ĐT.   

          Hạnh Nguyên

Cô Đinh Thị Mỹ Hoa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3) than thở: “Trường chúng tôi nhỏ, chỉ 5 lớp 1, sĩ số trên dưới 50 học sinh/lớp là đã quá chật. Theo nguyên tắc, có bao nhiêu lớp 1 thì chỉ có bấy nhiêu lớp 2 cho đến lớp 5. Nhưng năm nay, theo đúng tuyến trường phải nhận thêm khoảng 60 em vào lớp 1 nữa thì chúng tôi “đào” đâu ra lớp, ra phòng học và thầy cô giáo để dạy các em. Không nhận thì áp lực phụ huynh “đè” xuống làm sao chịu nổi, còn nhận thì…”.

Cô Hoa cho biết thêm, trước tình hình này, ngay từ tháng 6 nhà trường đã báo cáo Phòng Giáo dục và Sở GD&ĐT TPHCM nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết, dù cho năm học 2013-2014 chỉ còn khoảng một tuần nữa là tựu trường.

Còn chị Mai Kim Liên, tiểu thương chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khi dẫn con gái “heo vàng” vào nhận lớp tại Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), nhìn sân trường, nhìn cơ sở vật chất cũng ôm mặt than trời: “Cái sân trường bé xíu mà chật kín học sinh. Phụ huynh thì chen nhau xếp hàng mua đồng phục, đóng tiền bán trú. Tui thấy tội cho con tôi quá mà cô giáo chủ nhiệm còn “đế” thêm, sĩ số lớp con tui đã lên gần 60 học sinh rồi. Thế thì học hành, ăn ngủ làm sao? Không lẽ tui cho con mình đi học trường dân lập hay tư thục”.

Bớt lớp bán trú?

Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết thêm, Sở sẽ chỉ đạo các trường tiểu học không chấm điểm học sinh lớp 1 trong những tuần lễ đầu năm học, thay thế vào đó là những lời nhận xét nhẹ nhàng, mang tính động viên, khuyến khích của giáo viên đối với học sinh. Ông Nguyễn Đình Thái Châu - Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, năm nay thành phố dành ưu tiên gần một nửa số phòng học mới cho bậc tiểu học, phụ huynh không lo học sinh thiếu chỗ học. Số phòng học này tập trung ở các quận, huyện vùng ven có tỉ lệ dân nhập cư đông.

Ông Trần Hữu Vĩnh - Trưởng phòng Giáo dục quận Bình Tân thông tin: “Đến thời điểm này, qua điều tra, thống kê số lượng trẻ 6 tuổi của quận đã vào khoảng 10.000 em. Trong khi đó, tổng số học sinh lớp 5 ra trường mới chỉ có khoảng 4.600 em. Tức là trước mắt, chúng tôi phải tính toán làm sao để cho hơn 5.000 học sinh còn lại có chỗ học”. Cũng theo ông Châu, hầu hết lãnh đạo phòng giáo dục các quận, huyện như quận 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 4, Bình Tân, Tân Phú, Hóc Môn… đều lo ngại tình hình sĩ số lớp 1 tăng đột biến (trên 50 học sinh/lớp), dẫn đến tình trạng thiếu phòng học, giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu…

Bà Đỗ Thị Hoa - Phó phòng Giáo dục quận Gò Vấp lo lắng: “Năm học tới, quận Gò Vấp có hơn 10.000 em vào lớp 1, số học sinh lớp 5 ra trường chỉ có hơn 6.000 em và trên địa bàn quận không có trường tiểu học mới nào cả. Qua tính toán, phân bổ… trung bình sĩ số của các lớp có thể phải lên đến 55 học sinh/lớp”.

Trước sự quá tải “heo vàng”, để giải quyết tình trạng trước mắt, Sở và phòng giáo dục các quận, huyện TPHCM đang bàn đến phương án giảm các lớp bán trú của các lớp 2 đến lớp 5 để dành phòng học cho các em… “heo vàng”. Theo đó, các cô giáo chủ nhiệm, bảo mẫu các lớp giảm tải bán trú sẽ được điều động qua giảng dạy, chăm sóc “heo vàng”. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, việc điều động này sẽ phải duy trì cho đến các lớp cấp tiểu học để đảm bảo sĩ số từng lớp học không tăng đột biến.

Chuyên gia dân số từng cảnh báo...

Ngay trong 5 tháng đầu năm năm 2007, năm được dân gian coi là năm đẹp “heo vàng“, hệ thống báo cáo của ngành dân số (khi đó là Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) đã cho biết 42 tỉnh, thành phố có số trẻ mới sinh tăng so với cùng kỳ, lên đến gần 440.000 bé, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2006. Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia về dân số đã lo ngại và đưa ra những cảnh báo về sự quá tải của các bệnh viện khi số các sản phụ tăng lên, số trẻ đến khám chữa bệnh và sự quá tải của trường học khi trẻ vào lớp 1.

Thời điểm đó, người dân cũng đã nhìn thấy rõ áp lực quá tải của bệnh viện và trường học của lứa “rồng vàng“ năm 2000 và ngay sau đó năm 2003 được coi là “dê vàng“. Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân), điều này sẽ tạo áp lực dân số đến môi trường, tài nguyên, y tế, giáo dục, an sinh xã hội... khi Việt Nam có mật độ dân số cao, đất đai tài nguyên không sinh sôi thêm. Những năm tiếp theo, với hệ quả của việc chạy đua sinh con năm “trâu vàng“ 2009, “rồng vàng” 2012, có lẽ cuộc đua vào lớp 1 của trẻ em và cơ hội tìm kiếm việc làm 15 - 20 năm sau sẽ còn nhiều điều đáng nói.

Nghệ An: Sinh “heo vàng” đã khổ từ... lớp 1
 
Thầy giáo Đặng Quang Canh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, riêng với phường Lê Mao, số học sinh vào lớp 1 năm nay tăng khoảng 300 em so với năm ngoái. Khi trẻ vào lớp 1 tăng đột biến như vậy, bắt buộc phải xét ưu tiên trước hết cho những trẻ có hộ khẩu và sinh sống lâu tại phường.

Để cho con có hồ sơ vào nhập học lớp 1 tại Trường tiểu học Lê Mao, trước đó 2 năm, chị Nguyễn Thị Hiền đã phải nhập hộ khẩu cho con về gia đình ông bà tại phường Lê Mao mà theo chị là trường điểm của thành phố. Chị Hiền cho biết, vợ chồng chị đã lên kế hoạch việc cần làm ngay trong tháng này là lên “ ăng ten” cho mọi mối quan hệ để bằng mọi cách cho con được vào học. “Bây giờ mới biết, đẻ con vào tuổi “heo vàng” sướng đâu chưa thấy mà đã thấy khổ ngay từ khi vào lớp 1”, chị Hiền thổ lộ.

Tại phường Hưng Phúc (một trong những phường của TP Vinh chưa có trường tiểu học) thì vấn đề này càng “nóng” hơn. Nhiều người dân sinh sống ở phường Hưng Phúc cho biết, từ trước đến nay con em họ phải chạy học khắp nơi. Người dân đã kiến nghị nhiều lần tại các cuộc họp HĐND phường và được trả lời là đang có dự án xây dựng trường, thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Phòng GD&ĐT TP Vinh cũng chỉ đưa ra phương án là các cháu sẽ được vào học ở Hưng Bình và Hưng Dũng chứ không phân bổ hay lập danh sách cụ thể khiến các phụ huynh sốt sắng, lo lắng cho chuyện học của con. Có những người từ khi con 1 tuổi đã phải rục rịch lo chuyển gửi khẩu cho con. Và cũng có những phu huynh ngay từ tháng 4-5 đã phải “a lô” đối ngoại xin học cho con khiến nảy sinh nhiều tiêu cực.

Trong khi nhiều trường học ở nội đô có khả năng “vỡ lớp” thì ở ven đô, dù trường học được xây dựng khang trang, phòng học rộng rãi nhưng tuyển sinh vẫn không đạt chỉ tiêu. Thầy giáo Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trường Trường tiểu học Hưng Lộc cho biết, theo kế hoạch tuyển sinh, năm nay nhà trường sẽ bố trí 6 lớp cho 186 em vào lớp 1. Tuy nhiên trên địa bàn Hưng Lộc đã có khoảng hơn 20 trường hợp chuyển khẩu sang phường Hưng Dũng. Điều đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến tuyển sinh.  
 
Hồ Hà   

Quốc Định - Việt Hà

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 12 phút trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 15 phút trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 19 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 1 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 1 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top