Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS Trần Văn Khê - NS Phạm Duy: Tình bạn vượt không gian, thời gian

Thứ tư, 22:49 24/06/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Trong email trả lời cho GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự: “Rất cảm động khi đọc bản thảo của Khê. Khê đã viết ra những lời giải thích rõ ràng về con người Phạm Duy, kể cả xấu tốt..."

Nhạc sĩ, GS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy gặp mặt nhau lần đầu vào tháng 8/1945. Khi đó, trước khi vào khu kháng chiến, nhạc sĩ Trần Văn Khê đã đưa gia đình về Vĩnh Long. Lúc này, nhạc sĩ Phạm Duy đi theo gánh hát cải lương Đức Huy-Charles Miều, để đêm đêm hát tân nhạc giữa hai màn cải lương. Đêm đêm, hai nhạc sĩ đã gặp nhau, hàn huyên nhiều về âm nhạc. Tình bạn của cả hai gắn bó từ đó.

Từ đầu tháng 12/2011, GS Trần Văn Khê bắt tay vào viết tác phẩm Tính dân tộc trong âm nhạc Phạm Duy và Tình bạn Duy-Khê (NXB Thời Đại-Cty Phương Nam phát hành).

Trong một email gửi cho Phạm Duy để bổ sung tư liệu, GS Trần Văn Khê viết: “Biết Duy không khỏe mà "đòi" nhiều bài Khê cũng xót xa lắm. Nhưng muốn viết về Duy một cách rất nghiêm túc phải có đủ tư liệu. Khê muốn nhìn nhãn quang của một nghệ nhân trong cổ nhạc truyền thống mà xem cách Duy áp dụng thang âm ngũ cung theo quan điểm cổ truyền trong sáng tác mới và cả cách sáng tạo những thang âm ngũ cung mới của Duy…”.

Và người nhạc sĩ tài hoa đã khóc khi đọc những trang bản thảo đầu tiên trong một cuốn sách viết nghiêm túc, khách quan về cuộc đời mình. Trong email trả lời cho GS Trần Văn Khê, NS Phạm Duy tâm sự: “Rất cảm động khi đọc bản thảo của Khê. Khê đã viết ra những lời giải thích rõ ràng về con người Phạm Duy, kể cả xấu tốt… moa vừa đọc vừa khóc đó Khê ơi.”.

"Khi làm cuốn sách này, tôi rất mong muốn nó tới được tay bạn tôi, để ngày xuất bản hai anh em cùng nhau giới thiệu trước báo chí. Nhưng không may Phạm Duy gặp nhiều biến cố trong cuộc đời, tuổi già chồng chất, bịnh tật cũng như sự qua đời của con trai trưởng Duy Quang - người con mà Duy thương yêu nhất. Quá nhiều áp lực và những cơn bịnh từ thể xác tới tinh thần đã làm cho Duy từ bỏ cõi đời trong lúc quyển sách đã thành hình gần như đầy đủ", GS Trần Văn Khê lúc sinh thời đã chia sẻ.

Ông viết khi tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy:

"Dù sao đi nữa tôi cũng rất vui khi có cơ hội nói rõ về một trong những người bạn thân trong lĩnh vực âm nhạc của mình, không phải vì thương bạn hay nể bạn mà là bản thân tôi muốn nói ra để mọi người biết rõ hơn, đầy đủ hơn, chân thực hơn về con người thực sự của bạn mình.

Chỉ tiếc rằng Duy đã về cõi vĩnh hằng mà chưa kịp nhìn thấy quyển sách ra đời, cũng chưa kịp để hai anh em cùng vui một niềm vui chung cuối đời khi cùng hợp tác để làm ra quyển sách bàn sâu về khả năng và công việc sáng tác đậm màu dân tộc trong nhạc của Duy.

Tuy mọi sự không theo sự chờ đợi và mong mỏi của hai anh em, nhưng trước khi ra đi, Duy cũng đã kịp xem toàn bộ bản thảo cuốn sách tôi viết về Duy. Tôi còn nhớ lúc ấy Duy đang bịnh nặng phải vào nhà thương cấp cứu, nhưng sau khi ra viện đã ngồi đọc hết tập bản thảo tôi gởi qua email".

 

Tác phẩm của GS-TS Trần Văn Khê viết về âm nhạc và tình bạn gần 70 năm của hai nhạc sĩ.
Tác phẩm của GS-TS Trần Văn Khê viết về âm nhạc và tình bạn gần 70 năm của hai nhạc sĩ.

 

Thông thường khi nói chuyện với tôi, Duy hay xưng “moa” (moi) và gọi tôi là “toa” (toi). Cách xưng hô này Duy chỉ dùng với một số bạn bè rất thân mà thôi. Nhưng sau khi đọc bản thảo của tôi, Duy xúc động đến nỗi bạn không nói theo cách nói chuyện thường ngày nữa mà xưng tên với nhau: “Khê” với “Phạm Duy”, “moa” với “Khê”, đẹp vô cùng, tình vô cùng! Đọc xong lá thơ hồi âm Duy viết, tôi cũng xúc động mà chảy nước mắt. Vì mình đã nói được những gì mà bản thân Duy khó nói, không muốn nói hoặc không thể nói trên tư cách của Phạm Duy, có cả tốt lẫn xấu mà khi Duy đọc xong, bạn vẫn chấp nhận. Đây cũng có thể xem là sự đồng ý hoàn toàn của Duy về những gì tôi viết về Duy. Còn gì vui hơn?

Đặc biệt, một câu chuyện thú vị đã được GS Trần Văn Khê lần đầu kể lại, mà theo ông, nhạc sĩ Phạm Duy cũng không hề hay biết. Nhạc sĩ Phạm Duy đã học nhạc một cách bài bản từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó có cuốn sách Lavignac (sách dạy nhạc kinh điển của tác giả Albert Lavignac-NV) bằng tiếng Pháp mà ông coi như bảo vật, như người mẹ của mình.

Ấy vậy mà với người bạn Trần Văn Khê, ông sẵn sàng cho mượn cuốn sách đó với lời nhắn nhủ, hãy giữ gìn cuốn sách cẩn thận.

Năm 1947, GS Trần Văn Khê bị bắt ở ngã 7 Hậu Giang, khi đó ông là nhạc trưởng đội quân nhạc Nam Bộ, nên bị đem đi xử bắn. Khi bị xử bắn, trong tay ông vẫn cầm cuốn sách Lavignac khiến một sĩ quan quân đội của địch bất ngờ và đó chính là một phần nguyên nhân ông được cứu mạng vì sĩ quan nọ hiểu rằng "nếu bắn chết người này thì phí quá".

Cuốn sách tiếp tục được GS Trần Văn Khê mang theo đi chiến khu, rồi sang hết nước này đến quốc gia khác. Sau hơn 30 năm, từ Paris, GS Trần Văn Khê gửi trả cho nhạc sĩ Phạm Duy cuốn sách đó vẫn còn nguyên vẹn, không mất một trang nào, những dòng chữ ghi chú của NS Phạm Duy cũng vẫn nguyên.

Trong sự xúc động đó, GS Trần Văn Khê nói, vì yêu quý Phạm Duy nên dù nghiên cứu về cổ nhạc, nhưng ông rất quan tâm đến bạn mình cùng với Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận... "Lần đầu nghe Phạm Duy phổ nhạc cho thơ mà tôi giật mình, Duy rất giỏi phổ nhạc cho thơ, dù thơ 7 chữ hay lục bát đều rất tài tình", ông nói. Theo đánh giá của GS Khê, NS Phạm Duy đã đưa dân ca, ca dao vào huyết quản của mình, chẳng hạn bài: Trèo lên cây bưởi hái hoa, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ theo Hò, Xề, Xang, Xê, Cống, Líu.

Bài Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du cũng đậm màu dân tộc, ông không phải chuyển cung, điệu, âm vực mà chuyển hệ và chuyển hò. “Khi biết Duy phổ nhạc cho Kiều, tôi nói: "Chết rồi, trời ơi, khó vô cùng.", đến khi nghe, có bài thích, có bài không, nhưng tôi phải thừa nhận là Duy quá giỏi, đặc biệt ông dám sửa một lời. Nguyên bản truyện Kiều là "Chàng Vương quen mặt ra chào/ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa", Phạm Duy phổ nhạc, sửa thành: "Khép nép bên hoa, khép nép bên hoa, hai Kiều". Nghe đến đây, tôi ôm Phạm Duy và nói: "Duy phổ nhạc đọc mà hưởng ứng, nghe mà thích thú.", GS Trần Văn Khê kể.

Không chỉ đánh giá tài năng phổ nhạc của bạn là: "Hồn nhạc quyện hồn thơ, phổ như giỡn chơi, nhưng lại rất đẹp, rất văn hóa", GS Khê còn nhận xét Phạm Duy rất sáng tạo và thể hiện sự đa dạng, phong phú.

Trong khi đó, nhạc sĩ Phạm Duy thổ lộ, ông yêu thơ từ bé, khi lớn lên lại có nhiều bạn bè là thi sĩ, bởi vậy, ông rất thích phổ nhạc cho thơ. Thời những năm thập niên 40 của thế kỉ trước, hàng loạt ca khúc phổ nhạc cho thơ ra đời như Cô Tây đen, Cô lái đò, Cô láng giềng... Năm 1942, lần đầu ông viết nhạc mà chưa biết sẽ viết gì, nhưng rồi nhạc phẩm Cô hái mơ đã hình thành từ một kỷ niệm thú vị. Năm đó, NS Nguyễn Đình Phúc và Phạm Duy đi xem sách gần hồ Hoàn Kiếm, hai người đã "nói khó" với chủ hiệu sách cho mượn cuốn thơ Nguyễn Bính và hứa sẽ trả lại sau khi đi hết một vòng bờ hồ. Và ca khúc Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc), Cô hái mơ (Phạm Duy) ra đời như vậy.

Thơ của GS Trần Văn Khê về tình bạn với NS Phạm Duy:

Quen nhau từ thưở đôi mươi

Mà nay đã ngoại chín mươi tuổi rồi

Mặc cho vật đổi sao dời

Đến khi trăm tuổi vẫn ngồi bên nhau.

Thế rồi, ngày 27/1/2013, nhạc sĩ Phạm Duy cũng “bỏ bạn Khê mà đi”. Khóc bạn, GS Trần Văn Khê để lại mấy dòng ngắn ngủi: Một người nhạc sĩ có đầy nội lực, hút hồn người khi ôm đàn saysưa hát những bài ca với chất giọng truyền cảm của một ca sĩ. Chính Duy đã làm được những điều lạ thường đó.

Nguyên Quốc/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 8 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 8 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 11 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top