Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường 5 kéo dài mất thêm 3.000 tỷ vì cái mốc?

Thứ sáu, 15:33 20/09/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chậm tiến độ 5 năm, đội vốn 3.000 tỷ đồng là các con số đang khiến cơ quan chức năng Hà Nội đau đầu trong dự án đường 5 kéo dài.

Đường 5 kéo dài mất thêm 3.000 tỷ vì cái mốc? 1

Bà Hoàng Thị Chủ và người dân trong diện thu hồi đất kiến nghị UBND quận Long Biên trả lời họ bằng văn bản. Ảnh: C.Tâm.

Theo “tối hậu thư” của UBND TP Hà Nội thì đến quý II/2014 dự án này phải hoàn thành. Mấu chốt khiến ngân sách mất thêm hàng nghìn tỷ đồng cho dự án này ở đâu?

Dân kêu thiệt

Triển khai từ năm 2005, dự kiến hoàn thành năm 2008, nhưng tới nay sau 5 năm, dự án trọng điểm đường 5 kéo dài của TP Hà Nội vẫn chưa hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng. Khúc mắc lớn nhất chính là sự “vênh nhau” giữa người dân trong diện phải di dời và chính quyền sở tại. Theo người dân các phường Đức Giang, Thượng Thanh, Ngọc Thụy, mấu chốt lớn nhất dẫn đến việc chậm giao mặt bằng là những “khuất tất” trong việc công bố mốc giới của cơ quan chức năng. Nhiều hộ dân hồ nghi việc thu hồi đất, nhà của họ không nằm trong dự án này mà cho dự án xây dựng thương mại(!?).

Bà Hoàng Thị Chủ (số 2, ngõ 52, đường Ngô Gia Tự) cho biết: “Năm 2006, gia đình tôi nhận được thông tin về việc thu hồi đất ở để phục vụ cho dự án đường 5 kéo dài của UBND TP Hà Nội. Chúng tôi xác định rõ quan điểm, nếu là công trình nhà nước phục vụ lợi ích của xã hội đúng như nêu trong quyết định của UBND thành phố thì người dân sẵn lòng chấp thuận và hết mình ủng hộ. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, trong quá trình vận động, thông báo, chính quyền cũng như các đơn vị liên quan đều không giải thích được cụ thể, không đưa ra cho chúng tôi bản đồ xác định cụ thể vị trí ranh giới diện tích thu hồi để chứng minh gia đình tôi đang thuộc diện bị thu hồi đất”.

Các hộ còn lại ở khu vực bùng binh gần Cầu Chui - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ thì cho rằng nhà họ bám mặt đường Ngô Gia Tự nên thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường Ngô Gia Tự. Theo sơ đồ nút giao thông đường 5 kéo dài giao đường Ngô Gia Tự thì có đến trên 40 hộ dân bám mặt đường Ngô Gia Tự nhưng được tính vào dự án đường 5 kéo dài.

Rối mù chuyện bản đồ “đá” nhau!

Trong các quyết định của UBND TP Hà Nội đều yêu cầu cơ quan chức năng liên quan công bố công khai bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 để người dân biết, thực hiện. Tuy nhiên, trong buổi đối thoại ngày 15/5/2013, ông Nguyễn Văn Cường (tổ 1, phường Đức Giang) khẳng định bản đồ này không được công khai nhưng cơ quan chức năng lại yêu cầu dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

PV Báo GĐ&XH đã làm việc với UBND quận Long Biên và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận này. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó trưởng ban cho biết, tại khu vực bùng binh Cầu Chui có đến 3 dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Một là, dự án “Cải tạo, chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự được UBND thành phố phê duyệt quyết định thu hồi đất năm 2003” giao cho Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sau đó, HUD chỉ xây dựng khu đô thị còn phần cải tạo, chỉnh trang đường Ngô Gia Tự được giao cho UBND quận làm chủ đầu tư. Năm 2009 mới tiến hành các thủ tục về thu hồi, đền bù. Dự án thứ hai là đường 5 kéo dài, được UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất từ năm 2005. Dự án thứ ba là “Nút giao thông trung tâm quận Long Biên” được UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 vào tháng 10/2012.

Về ý kiến của người dân mặt đường Ngô Gia Tự cho rằng họ thuộc dự án cải tạo, chỉnh trang đường này được UBND thành phố phê duyệt năm 2003 và không thuộc dự án đường 5 kéo dài được phê duyệt 2005, ông Tuấn cho biết, năm 2003 dự án cải tạo, chỉnh trang được UBND thành phố giao cho HUD làm chủ đầu tư nhưng HUD không thực hiện. Đến cuối năm 2008 đầu 2009, UBND quận làm chủ đầu tư và mới tiến hành thu hồi, lập phương án đền bù. Đơn giá áp dụng thời điểm lập là năm 2009. Các hộ dân bám mặt đường Ngô Gia Tự lúc này đã nằm trong diện thu hồi, đền bù của dự án đường 5 kéo dài được phê duyệt và triển khai từ năm 2005. Ông Tuấn cũng thừa nhận, chính sách cho dự án đường Ngô Gia Tự ra sau nên tiền đền bù cao hơn dự án đường 5 kéo dài.

Người dân phía Đông Nam tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn nằm trong diện thu hồi thực hiện dự án đường 5 kéo dài cho rằng họ không nằm trong quy hoạch trục đường Cầu Chui – Đông Trù. Cơ sở là quyết định 16 và 18 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết hai bên trục đường Cầu Chui – Đông Trù, tỷ lệ 1/500. Theo đó, diện ảnh hưởng là các hộ dân từ đường tàu hất ra cầu Đông Trù.

Khi PV đưa bản đồ quy hoạch chi tiết hai bên trục đường Cầu Chui – Đông Trù tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội xác lập và được Giám đốc Sở QHKT Hà Nội xác nhận để đặt vấn đề thì đại diện Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Long Biên không có câu trả lời xác đáng. Theo bản đồ này thì phần đất của bà Hoàng Thị Chủ và nhiều hộ dân khác lại nằm hoàn toàn trong khu vực “Nút giao thông khác cốt (Cầu Chui) là dự án nút giao thông trung tâm quận Long Biên được UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đỏ ngày 10/10/2012. “Nếu các hộ dân không nằm trong mốc của dự án đường 5 kéo dài mà chúng tôi lại tiến hành cưỡng chế thì giờ lãnh đạo quận và tôi đã không được ngồi đây để tiếp các anh. Việc họ vẽ như thế nào thì các anh nên hỏi Sở Quy hoạch - Kiến trúc…”, ông Tuấn khẳng định.
 
Công Tâm
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kế hoạch lừa tình, tiền khó tin của người phụ nữ 48 tuổi với ‘phi công trẻ’ quen qua mạng xã hội

Kế hoạch lừa tình, tiền khó tin của người phụ nữ 48 tuổi với ‘phi công trẻ’ quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn xảo quyệt, Hà đã "giăng bẫy" để lừa đảo chiếm đoạt hơn 900 triệu đồng của "phi công trẻ" quen qua mạng xã hội.

Miền Bắc có còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc gây mưa rét đậm thời gian tới?

Miền Bắc có còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc gây mưa rét đậm thời gian tới?

Thời sự - 7 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, trong nửa cuối tháng 3/2024, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ. Rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc.

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Lợi dụng trời mưa to và cơ quan đang đi nghỉ mát, Đỗ Ngọc Hà- giảng viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), đã đột nhập phòng kế toán nhà trường trộm gần 130 triệu đồng

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

Thời sự - 1 giờ trước

Những ngày gần đây, tại tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn gần ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. CSGT Hà Nội đã có những lý giải sự việc trên.

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - 17 trường thuộc khối quân đội sẽ tổ chức sơ tuyển từ nay đến hết ngày 20/5.

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi Hà Nội xin việc làm, Yến nói với mẹ khi nào đến nơi sẽ gọi về cho bố mẹ. Từ đó đến nay, gia đình mất tung tích của Yến.

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Giáo dục - 1 giờ trước

Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, em T.H. (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã bị nhóm bạn cùng trường đánh đập hết sức dã man.

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Giáo dục - 2 giờ trước

Một bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến, từ hình học đến hàm số và thậm chí là giải tích.

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về tử vi tháng 2/2024 âm lịch của tuổi Ngọ. Con giáp này sẽ có những sóng gió nên cần chú ý điều dưới đây.

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cứ vào ngày 5, 10, 15... âm lịch hàng tháng, chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán, từ những món đồ cổ có hàng trăm năm tuổi đến những sản phẩm điện tử với giá chỉ vài chục nghìn đồng, tất cả đều có thể tìm thấy tại đây.

Top